"Mệnh lệnh hạnh phúc": Nếu tôi muốn trải qua một ngày tồi tệ thì sao?

Tôi cũng muốn trải qua một ngày tồi tệ và lan tỏa năng lượng ấy đến tất cả mọi người.

Thật quá vô lý khi tồn tại một “mệnh lệnh hạnh phúc” ép chúng ta không được buồn mà phải luôn mỉm cười hạnh phúc? Liệu trải qua một ngày tồi tệ có phải là một việc sai trái? Tâm trạng không vui có nghĩa là chúng ta bị bệnh? Việc nổi giận vì mọi chuyện không diễn ra theo ý muốn của mình có nghĩa là chúng ta cần sự giúp đỡ của các chuyên gia về việc quản lý cuộc sống ư? Câu trả lời cho những câu hỏi này là "Không".

menh lenh hanh phuc neu toi muon trai qua mot ngay toi te thi sao - anh 0

Việc biến cảm xúc bình thường thành bệnh lý thực tế có thể khiến chúng ta bị bệnh truyền nhiễm bất hạnh. Trớ trêu thay, nếu cảm thấy hạnh phúc của bản thân không được như định nghĩa có sẵn, chúng ta sẽ cảm thấy khổ sở hơn.

"Mệnh lệnh hạnh phúc" (Happycracy) là gì?

Liệu người khác có thể dạy chúng ta cách trở nên hạnh phúc không? Giới tâm lý học tích cực khẳng định là "Có". Tuy nhiên, nếu điều đó là thật thì tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm và tỷ lệ tự tử đã chẳng tăng nhanh như vậy. 

Thông điệp của "Mệnh lệnh hạnh phúc" là nếu chúng ta không hạnh phúc thì đó là lỗi của chúng ta. Mệnh lệnh này phê phán lối suy nghĩ, khả năng đối phó trong nhiều tình huống và cả sự bất lực đối với những cảm xúc tiêu cực của chúng ta.

Có lẽ vì thế mà ngày nay, chúng ta có tất cả các tài nguyên giúp chúng ta hạnh phúc. Chẳng hạn có thể kể đến như huấn luyện cuộc sống (life coach), phát triển bản thân, phòng tắm, sticker dán gương nhà tắm giúp nhắc nhở chúng ta mỉm cười mỗi khi đánh răng...

menh lenh hanh phuc neu toi muon trai qua mot ngay toi te thi sao - anh 0

Những điều này dường như trái ngược với Học thuyết James-Lange về cảm xúc (James-Lange theory of emotion). Học thuyết này đã đề cập sai lầm rằng cảm xúc xuất phát từ biểu hiện, giống như việc nói rằng "chúng ta buồn vì khóc" thay vì nói "chúng ta khóc vì buồn" vậy.

Vì vậy, ngay cả khi cuộc sống có như địa ngục đi chăng nữa, việc chúng ta phải làm để hạnh phúc trở lại chính là mỉm cười? Hay là khi chúng ta trải qua giai đoạn khó khăn trong cuộc sống thì thông điệp được in trên chiếc cốc cầm tay sẽ khiến mọi thứ tốt đẹp hơn?

Hệ quả của gượng ép hạnh phúc là gì?

Chúng ta ghét nỗi buồn vì nó làm chúng ta mềm yếu. Đã mấy lần bạn nói với người đang khóc rằng "Đừng khóc nữa"? Hay bạn đã từng nghe người khác nói điều này bao nhiêu lần rồi? Cơ thể chúng ta nói rằng chúng ta phải khóc nhưng đã bao lần bạn tự nói với chính mình rằng "Tôi không muốn khóc"? Cảm xúc thích nghi với từng hoàn cảnh và có mục đích riêng của nó. Vì vậy, việc khóc đôi khi cũng rất cần thiết và hoàn toàn khỏe mạnh.

menh lenh hanh phuc neu toi muon trai qua mot ngay toi te thi sao - anh 0

Nếu cố gắng kìm nén cảm xúc, tâm trạng chúng ta có thể trở nên tồi tệ hơn so với lúc đầu, cũng có thể dẫn đến chứng rối loạn cảm xúc nghiêm trọng. Hệ quả của gượng ép hạnh phúc có thể kể đến hai điều tiêu biểu sau:

Cảm giác tội lỗi

Chúng ta có thể cảm thấy tội lỗi và áp lực ở nhiều mức độ khác nhau. Vì "Mệnh lệnh hạnh phúc" ép chúng ta phải ổn ngay lập tức. Cuộc sống rất tươi đẹp và nếu khóc, chúng ta sẽ lãng phí cuộc sống. Và cảm giác tội lỗi không phải là vì tâm trạng đã không vui trong một khoảnh khắc nào đó mà là vì đã không làm những việc cần thiết để khiến tâm trạng vui lên.

Có thể chúng ta sẽ phải buồn trong suốt một tuần, nhưng đối với xã hội, họ lại thấy rằng khoảng thời gian đó quá dài. Với họ, cảm xúc của chúng ta không bình thường. Thay vào đó, chúng ta lại phóng đại và cố gắng lôi kéo hết mọi thứ từ trong lòng ra. Và rồi, mọi người có thể sẽ tin rằng chúng ta thích sự u uất. "Mệnh lệnh hạnh phúc" khiến chúng ta bớt đồng cảm và có thể chỉ trích sự bất hạnh của người khác. Nhưng liệu có tồn tại điều kém nhân văn hơn những việc đó?

menh lenh hanh phuc neu toi muon trai qua mot ngay toi te thi sao - anh 0

Cô đơn và thiếu thốn hỗ trợ xã hội

Chúng ta cảm thấy rằng những người xung quanh sẽ không thể chấp nhận trạng thái cảm xúc của chúng ta. Bởi chúng ta không biết nên phản ứng như nào đối với nỗi buồn và sự khó chịu của người khác, giống như việc chúng ta không thể tiếp nhận nỗi buồn và sự khó chịu của bản thân vậy.

Chúng ta là động vật mang tính xã hội. Trên thực tế, mạng lưới hỗ trợ tốt thường là chìa khóa để vượt qua khoảng thời gian khó khăn hoặc hồi phục sau những trải nghiệm tồi tệ. Điều đó khiến chúng ta cảm thấy chúng ta đang được yêu thương, được công nhận và được tiếp nhận. Vì thế mà nếu không có nó thì mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp, dẫn đến việc nỗi bất an và áp lực cũng lớn hơn. 

menh lenh hanh phuc neu toi muon trai qua mot ngay toi te thi sao - anh 0

Kháng cự lại "Mệnh lệnh hạnh phúc"

Dù bạn có kiên cường đến đâu thì việc trải qua những ngày tồi tệ là điều hoàn toàn bình thường.

Việc trải qua một ngày tồi tệ và cảm thấy buồn bã không có nghĩa là chúng ta trở thành người xấu. Điều đó ngược lại khiến chúng ta trở thành những con người thực sự. Bạn phải luôn cẩn thận với những người luôn hạnh phúc vì trên đời không tồn tại cuộc sống nào hạnh phúc một cách hoàn hảo. Có lẽ cách đối phó của họ là sự né tránh lành mạnh và hữu dụng, thay vì trải nghiệm và chấp nhận những cảm xúc tồi tệ.

Khi trái tim vỡ vụn, việc cố gắng mỉm cười trái lại là một trong những việc gây hại đến tâm trạng nhất. Những cảm xúc tích cực và tiêu cực có mục đích khác nhau nhưng cả hai đều cần thiết. Vì vậy, việc luôn che giấu những cảm xúc này chỉ khiến tình hình xấu đi.

menh lenh hanh phuc neu toi muon trai qua mot ngay toi te thi sao - anh 0

Tôn trọng cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác, bình thường hóa nó và khuyến khích biểu hiện cảm xúc không chỉ đơn thuần là khiến cho chúng ta trở nên "con người" hơn. Chúng ta hãy nhớ rằng bản thân chúng ta còn quan trọng hơn một cảm xúc tiêu cực. 

Làm gì khi đối diện với cuộc sống không thể nhìn thấy câu trả lời?

21 tuổi mới cố gắng chăm chỉ, liệu có còn kịp không ?

Điểm chung của những người quá để ý đến ánh nhìn của người khác

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ