Hiểu biết tiền bạc và độc lập tài chính, từ bỏ công việc để về hưu sớm là xu hướng của người trẻ, tuy có thể là quyết định dễ dàng nhưng lại là một thách thức lớn.
Lựa chọn nghỉ hưu sớm hơn đã khiến một số người trẻ rơi vào cảnh khủng hoảng hiện thực và kết thúc mọi thứ với những khó khăn, bất ổn trong cuộc sống.
Trung bình khoảng 40 - 60 người nghỉ hưu mỗi năm, những người đối mặt với những khó khăn trong việc điều chỉnh, cũng như các triệu chứng trầm cảm và lo lắng. Trong khi đó có khoảng 80% cho biết họ cảm thấy "cô đơn và bế tắc", đôi khi cũng phải vật lộn để có thể lấp đầy cuộc sống của mình bằng các hoạt động có mục đích.
Chưa hiểu biết trong việc chuẩn bị tâm lý khi nghỉ hưu sớm
Đối với hầu hết mọi người, trở nên tự chủ về tài chính trước khi nghỉ hưu theo đội tuổi có vẻ như một giấc mơ trở thành hiện thực, nhưng mọi thứ đôi khi còn phức tạp hơn nhiều. Các chuyên gia cho rằng thực tế cuộc sống sau khi nghỉ hưu sớm có thể không phải lúc nào cũng đạt được kỳ vọng, đặc biệt đối với những người háo hức dự đoán về việc nghỉ hưu của mình.
Tiến sĩ John Lim, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Singapore, cho biết việc nghỉ hưu này được mô tả là trạng thái cảm thấy chán nản, u sầu, sa sút tinh thần hoặc bơ phờ sau khi nghỉ hưu… Chúng có thể xảy ra nếu cá nhân không chuẩn bị tâm lý.
Nhiều người về hưu mong muốn cuối cùng có thể tập trung vào những việc mang lại cho họ niềm vui. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Viện Kinh tế tại London, khả năng bị trầm cảm lâm sàng thực sự tăng lên khoảng 40% sau khi nghỉ hưu.
Một trong những lý do chính là vì hầu hết mọi người đều đo lường giá trị bản thân và bản sắc của họ bằng công việc. Cho dù chúng ta có nhận ra hay không, công việc cung cấp nhiều yếu tố thúc đẩy hạnh phúc như kết nối xã hội, thói quen ổn định và ý thức về mục đích, khả năng dự đoán. Nhiều người mô tả một sự mất mát đặc biệt khi nghỉ hưu sớm, cũng như cảm giác bị cô lập, chuyển chỗ ở và lo lắng về những gì họ nên làm để tiến lên phía trước.
Tiến sĩ Lim cho biết mọi người thường mong muốn cảm thấy rằng họ quan trọng đối với mọi người và xã hội. Cảm giác liên quan này có thể đóng góp tích cực vào sức khỏe tinh thần. Nhưng khi nghỉ việc, không hiếm người về hưu cảm thấy mình không phù hợp và tầm thường, đôi khi khó khăn khi thiết lập một thói quen mới, đặc biệt đối với những người đã làm việc hết công suất để sớm có được sự độc lập về tài chính.
Tích lũy của cải nhiều, không đồng nghĩa có được hạnh phúc
Đã có một thói quen cố định và bây giờ thấy bản thân có nhiều thời gian không được lấp đầy có thể là điều quá sức đối với một số người. Họ nỗ lực trong công việc để ổn định thu nhập và tích lũy của cải, song đó thì khi bước vào giai đoạn thực sự nghỉ hưu họ cũng sẽ bắt đầu sinh ra rất nhiều loại cảm giác khác nhau, nhất là sự hụt hẫng khi buộc phải có nhiều sự thay đổi.
Trong một nghiên cứu đã cho thấy rằng việc tích lũy được nhiều của cải không nhất thiết phải đồng nghĩa với hạnh phúc. Điều đó có thể giải thích tại sao một số người có thể vật lộn với các khoản tiền hưu trí ngay cả khi đã sớm đạt được tự do tài chính. Hai yếu tố trên trong vấn đề nghỉ hưu dường như đối lập và chẳng liên quan gì đến nhau.
Trên tạp chí Nature Human Behavior năm 2018, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tiền chỉ mua được hạnh phúc ở một thời điểm nhất định và số tiền đó thay đổi trên toàn thế giới. Những người càng giàu thì càng ít hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống. Tức có nghĩa trong việc tích lũy nghỉ hưu sớm để tận hưởng vẫn chưa thể quyết định sự hạnh phúc và hài lòng của con người.
Lý thuyết cho rằng sự giàu có có thể bị cô lập vì cả lý do tâm lý, thể chất và có tác động xấu đến hạnh phúc. Nhà tâm lý học lâm sàng Vyda Chai giải thích: "Về mặt tâm lý, việc có được của cải có thể khiến người ta tạo khoảng cách với người khác. Về mặt thể chất, chúng ta càng trở nên giàu có, thì càng có nhiều khả năng thiết lập ranh giới giữa mình và người khác, ví như bằng cách sống trong một ngôi nhà lớn hơn với hàng rào xung quanh".
Cần xác định nhu cầu về tài chính và có kế hoạch phù hợp
Cũng giống như việc tính toán để xác định nhu cầu tài chính của mình, các chuyên gia tin rằng chuẩn bị tâm lý cho việc nghỉ hưu sớm cũng rất quan trọng. "Hãy tưởng tượng rằng bạn được đưa cho một bức tranh trống để lấp đầy, có thể cần một mức độ suy ngẫm và lập kế hoạch trước khi người ta có thể vẽ một bức tranh mà họ thực sự hài lòng. Để đạt được sự hài lòng đầy đủ, cũng có thể có một khoảng thời gian thử và sai", Chai nói.
Tiến sĩ Lim gợi ý rằng những người dự định nghỉ hưu nên suy nghĩ về việc áp dụng một thói quen mới, hoặc thực hiện các hoạt động và sở thích có ý nghĩa đối với mục đích và niềm đam mê của họ. Điều này cũng mở ra cơ hội giao tiếp xã hội để chống lại sự cô lập sau khi nghỉ hưu. Ông nói: "Sẽ hữu ích nhất cho cá nhân nếu có một nhóm hỗ trợ, chẳng hạn như gia đình hoặc bạn bè, những người mà họ có thể tìm kiếm sự đồng hành và hỗ trợ".
Chai khuyên mọi người nên nhắc nhở bản thân rằng có thể mất thời gian để thiết lập một "trạng thái bình thường" mới sau khi nghỉ hưu. Nói chung, những người về hưu có thể mất khoảng bốn đến sáu tháng để thiết lập một thói quen mới mang lại cho họ cảm giác có mục đích và sự hài lòng.
Tiến sĩ Lim nói: "Cuối cùng, chúng ta nên nhận ra rằng không có một giải pháp phù hợp với mọi quy mô cho việc nghỉ hưu của một cá nhân sẽ như thế nào".
Trước khi suy nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm hãy chắc chắn bản thân sẽ có thể ổn định và cân bằng được mọi thứ, từ tài chính đến trạng thái cảm xúc của bản thân. Thực tế sẽ luôn luôn phũ phàng, cũng như không như chúng ta mong đợi, nên hãy chủ động để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và có những giải pháp phù hợp.
Nguồn: TH&PL