Lần "nghèo" nhất của những sinh viên ở Sài Gòn lúc trước dịch như thế nào?

Thời gian này ta thường ngồi nhớ về và tiếc rẻ Sài Gòn hối hả trước dịch.

Sài Gòn trước dịch sôi động, náo nhiệt. Sài Gòn trước dịch là Sài Gòn hằng đêm không ngủ, những con phố sáng đèn vời những dòng người nườm nượp ngược xuôi, hối hả, tất bật. Sài Gòn cũng lắm câu chuyện dở khóc dở cười mà bi hài nhất chắc là những câu chuyện về "chiếc túi cháy tiền".

Sài Gòn đang lặng lẽ, chìm xuống êm ả hơn trong mùa dịch này. Sài Gòn buồn bao nhiêu lại khiến chúng ta nhớ về Sài Gòn trước dịch bấy nhiêu.

lan ngheo nhat cua nhung sinh vien o sai gon luc truoc dich nhu the nao - anh 0

Sài Gòn hoa lệ nhưng "khốn khó" vẫn đeo bám theo nhiều cách "đặc biệt"

Sinh viên những giây phút cuối tháng

Ai rồi cũng phải trải qua cái tình cảnh này, sinh viên cuối tháng. Cuối tháng tài chính eo hẹp dần và mọi thứ từ mắm muối dưa cà đến xà bông tắm giặt, mỹ phẩm skincare thi nhau chạm đáy.

Thế là hình ảnh cô cậu sinh viên tay xách nách mang những thùng mì tôm "chữa cháy túi" cuối tháng trở thành một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời mỗi người. Mà cái cảnh cả phòng cháy túi đồng loạt mới thú vị làm sao: " Đứa giàu nhất lúc ấy còn đúng 72K, đại gia thứ hai sở hữu đâu đó 50k, tui cũng còn đúng 37k, thế là chung nhau lại mua thùng mì tôm cầm cự với nhau khoảng 4-5 ngày gì đó, ăn mì tôm riết não thiếu điều muốn xoắn hết cả vào với nhau.

Nhưng nghĩ lại cũng vui, đúng mấy ngày mưa, úp tô mì thêm mấy trái ớt và vắt chanh, trong khi đợi thì đứa đàn đứa ca, vui là phụ mà để quên đi cái "nghèo " là chính, cũng hề hước lắm" – một bạn sinh viên chia sẻ.

lan ngheo nhat cua nhung sinh vien o sai gon luc truoc dich nhu the nao - anh 0

"Nhớ cái ngày cùng với 3 đứa bạn chia nhau ăn mì tôm vét hết tiền trong nhà mua gạo với cá hộp ăn nghĩ lại thấy thương gì đâu. Đi làm phục vụ có tiền tối đó 3 đứa mua 3 hộp cơm chia nhau ăn. Hồi đó không có tiền nhưng mà vui. Giờ cũng tạm gọi là đầy đủ nhưng mà để tìm lại cái khoảnh khắc đó thì chắc không có nữa rồi" – mỗi đứa ra riêng, Sài Gòn dãn cách.

lan ngheo nhat cua nhung sinh vien o sai gon luc truoc dich nhu the nao - anh 0

Sau một lần "vung tay quá trán" tậu đôi sneaker hàng hiệu

Một đôi sneaker chính hãng hay thậm chí là super fake có giá bằng cả tháng chi tiêu chứ chẳng vừa. Mạnh tay chi thì xác định nguyên tháng uống nước lọc ăn mì tôm luôn. Có nhiều bạn chủ động tích lũy, xén bớt tiêu vặt hàng tháng để chờ thời cơ hốt thôi thế mà không gì cay cú hơn khi:

"Tháng đầu tiên đi học đại học dành dụm cuối tháng dư được 1 triệu  6 tính đi mua đôi giày Converse, mà xui quỷ khiến gì kêu đi mua chai nước mắm, bước từ cầu thang đi xuống rớt bể màn hình điện thoại liệt cảm ứng sửa hết 1 triệu 4 " – một câu chuyện buồn nhưng nhận nhiều icon haha trên mạng xã hội.

lan ngheo nhat cua nhung sinh vien o sai gon luc truoc dich nhu the nao - anh 0
Hình ảnh "bữa cơm cuối tháng"

Là khi mới ra ở riêng, nhặt được mấy bé mèo hoang và tận tình chăm sóc cho nó

"Cái hồi mới ra ở riêng, nhặt được bé mèo con từ bệnh viện về nuôi, được vài tuần con bé bị giảm bạch cầu. Lúc đó mình chỉ là sinh viên năm 2, đi làm lương tháng không có bao nhiêu. Chữa trị cho bé mèo thì tiền mỗi ngày mấy trăm. Mình lo cho bé được gần đâu 10 ngày. Tiền thì hết sạch còn phải đi mượn bạn bè để lo cho nó. Mình thương con bé lắm.

Cố gắng bằng mọi cách tìm đường sống cho nó. Đã vậy còn phải đem 3 con mèo còn lại ở nhà đi chích vì sợ bé kia lây virus nữa. Lúc đấy vừa buồn vừa lo vì vừa hết tiền vừa ôm một đống nợ. Đến ngày thứ 10 thì bên thú y báo mèo nhà mình không qua khỏi. Kiểu cảm giác cố hết sức mà ông trời không thương thấy bất lực lắm mà vẫn phải cố. Đến giờ mấy năm trôi qua rồi mà nghĩ lại vẫn thấy muốn khóc á" – cô bạn Minh Hạ rất yêu mèo và thú cưng.

lan ngheo nhat cua nhung sinh vien o sai gon luc truoc dich nhu the nao - anh 0

Lúc xa nhà, không ai bên cạnh, nhiều khi có những con vật tinh nghịch quanh quẩn trong nhà sau khi đi học, đi làm mệt mỏi trở về nhà, thật thoải mái, yên bình hơn đúng không?

Những tình cảnh "nghèo đột xuất"...vì quên mang ví tiền

Nào là lúc ngồi chễm chệ yên vị trên ghế xe buýt thì mới ngớ người ra là để bóp ở nhà, đi mua cơm mà không đem tiền, xe thủng lốp mà trong người không còn "một cắc" nào,…Nhưng nếu bạn may mắn ai đó trên xe buýt có lòng tốt sẽ trả giúp bạn 3 nghìn vé xe, cô bán cơm có thể cho bạn mua chịu hay khi thủng lốp xe ở Làng Đại học bạn sẽ được chú "Minh cô đơn" sửa xe miễn phí cho,…

lan ngheo nhat cua nhung sinh vien o sai gon luc truoc dich nhu the nao - anh 0

Sài Gòn ấm tình người lắm: "Mùa đông năm ngoái, tui đi chơi ở Sài Gòn nhưng xe hết xăng phải đổ xăng nhưng trong người còn đúng 10k, chú đổ xăng đổ luôn cho mình 40k, chú nói: 'Nhớ lần sau đi chơi, chừa tiền về, để phòng hờ nha con" - câu chuyện của ban Xuân Trúc.

Xui xẻo nhất là lúc mất đồ, mất xe, mất ví, mất giấy tờ….

Sài Gòn thực tế đôi khi cũng xô bồ lắm, vẫn còn đó trộm cắp và nhiều tệ nạn xã hội.

"Mất xe, mất cả tiền, nhịn cơm 1 tuần liên tục, phải mì tôm uống nước cầm hơi để đợi lãnh lương. Lãnh ra cũng chỉ còn được 300k trong túi mà đi làm phải chạy bộ hơn 1 tiếng đồng hồ" - Phương Thư nhớ lại.

lan ngheo nhat cua nhung sinh vien o sai gon luc truoc dich nhu the nao - anh 0

Thế đấy, đâu phải cứ ở Sài Gòn là nhất thiết phải lung linh, xa hoa. Đôi khi những cái "nghèo" bi hài ấy lại tô điểm thêm cho cuộc sống chúng ta thêm sắc, thêm màu. Đọc lại cái "nghèo" đấy lại thêm nhớ Sài Gòn đúng không? Vậy cái "nghèo" khi ở Sài Gòn, lúc trước dịch của bạn là khi nào thế?

''Chờ ngày Sài Gòn… kẹt xe trở lại'' là mong muốn của nhiều người trẻ ở TP.HCM lúc này, cũng là tên tuyến bài được khởi xướng. Trong tuyến bài này, ghi nhận những chia sẻ, những câu chuyện và kỷ niệm về Sài Gòn. Có thể là của một người nổi tiếng, cũng có thể đến từ một bạn trẻ bình thường. Nhưng tất cả cùng gặp nhau ở tình yêu dành cho Sài Gòn và niềm tin thành phố sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh để đường phố đông vui trở lại!

Sài Gòn và những điều "đã từng" đầy tiếc nuối!

Sài Gòn Chia Nhau Thở: Những điều ấm áp giữa dịch bệnh qua nét vẽ của sinh viên trường Kiến Trúc

Nhật ký chống dịch: "Thất nghiệp, không kiếm ra tiền thì mình góp sức cho Sài Gòn"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ