Làm thế nào để điều hướng cuộc sống phức tạp khi cố gắng trở lại "bình thường mới"?

Trở lại cuộc sống "bình thường mới" có thể khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng.

Từ đầu năm 2020 cho đến nay, chúng ta đã lần lượt trải qua các đợt bùng dịch mà khiến chúng ta bị mắc kẹt trong chính ngôi nhà hay phòng trọ của mình. Từ việc trò chuyện đến học tập và làm việc, mọi thứ chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến

lam the nao de dieu huong cuoc song phuc tap khi co gang tro lai binh thuong moi - anh 0
Trở lại cuộc sống "bình thường mới" có thể khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng (Nguồn ảnh: Verywell/Bailey Mariner)

Không phải là ngày một ngày hai, khi mà chúng ta sống trong bất an, lo sợ về việc nhiễm bệnh và bị giãn cách trong hàng tháng trời, trở lại cuộc sống "bình thường mới" có thể mang đến cho chúng ta những bỡ ngỡ và khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng. 

Dưới đây là một số mẹo về cách tốt nhất để mọi người có thể hướng về phía trước trong khi vẫn cân bằng được nhu cầu sức khỏe tâm thần cá nhân và lòng trắc ẩn dành cho người khác.

1. Ưu tiên sức khỏe tinh thần

Dựa trên dữ liệu từ những trận đại dịch trước đó, có thể thấy rằng những vấn đề về sức khỏe tâm thần vẫn sẽ tiếp tục kéo dài rất lâu sau khi bệnh tật về thể chất giảm bớt.

lam the nao de dieu huong cuoc song phuc tap khi co gang tro lai binh thuong moi - anh 0
Vấn đề sức khỏe tâm thần của chúng ta có thể sẽ tiếp tục kéo dài, đến rất lâu sau khi chúng ta đạt đến mức độ miễn dịch cộng đồng (Nguồn ảnh: Holaillustrations/Getty Images)

Tiến sĩ Cortland Dahl, một học giả Phật giáo và nhà khoa học nghiên cứu của Center for Healthy Minds, cho biết: "Ngay cả trước khi có đại dịch, trầm cảm, lo âu và các hội chứng rối loạn đáng chú ý khác đã đạt đến mức độ dịch bệnh - chưa kể đến căng thẳng mãn tính và kiệt sức. Những tổn hại mà đại dịch đã gây ra đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta có thể sẽ tiếp tục kéo dài, đến rất lâu sau khi chúng ta đạt đến mức độ miễn dịch cộng đồng và được an toàn về mặt thể chất".

Tuy nhiên, tình huống xấu là vậy vẫn tồn tại những điểm tích cực đáng chú ý. Thứ nhất, trải nghiệm này mang tính tập thể, tức là bạn không đơn độc trong suy nghĩ và cảm xúc của mình. Ngoài ra, Tiến sĩ Dahl nói rằng mọi người đã nhận thức được cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần hơn bao giờ hết và rằng ngày càng có nhiều các biện pháp đối phó mà chúng ta có thể tiếp cận dễ dàng hơn.

lam the nao de dieu huong cuoc song phuc tap khi co gang tro lai binh thuong moi - anh 0
Trò chuyện với những người mà rất có thể họ cũng đang trải qua những suy nghĩ và cảm xúc tương tự có thể khiến bạn thấy khá hơn (Nguồn ảnh: Adobe)

Ngay cả khi bạn không cảm thấy rõ ràng rằng bản thân bị đánh gục hoặc kiệt sức thì việc tận dụng những biện pháp này và ưu tiên sức khỏe tinh thần của bạn cũng có thể mang đến tác động tích cực.

Hãy thử khám phá các ứng dụng thiền, tập yoga, khám phá liệu pháp trực tiếp hoặc trực tuyến và trò chuyện với những người mà rất có thể họ cũng đang trải qua những suy nghĩ và cảm xúc tương tự như bạn.

2. Thừa nhận rằng mỗi chúng ta có một tốc độ khác nhau

Trong những tháng này và có lẽ thậm chí là trong nhiều năm tới, chắc chắn bạn sẽ tương tác với những người có mức độ thoải mái khác với bạn. Một số người có thể cảm thấy thận trọng hơn khi quay trở lại cuộc sống bình thường mới, trong khi những người khác dường như lại sống thoải mái và nhanh hơn.

lam the nao de dieu huong cuoc song phuc tap khi co gang tro lai binh thuong moi - anh 0
Cần thực hiện từ các bước nhỏ để tái hòa nhập với cuộc sống xã hội và công việc trước đây (Nguồn ảnh: Advisory 21)

Tiến sĩ Tâm lý học Sanam Hafeez, một nhà tâm lý học thần kinh, đồng thời là giảng viên tại Đại học Columbia, cho biết: "Một số người sẽ cảm thấy khó khăn hơn những người khác khi chuyển từ 'chế độ giãn cách' sang trạng thái bình thường trong nhiều tuần sau khi được tiêm chủng đầy đủ. Đối với những người thuộc nhóm còn lại, điều quan trọng là họ cần thực hiện từ các bước nhỏ để tái hòa nhập với cuộc sống xã hội và công việc trước đây".

Để đạt được điều đó, Tiến sĩ Dahl nhấn mạnh rằng sự chuyển đổi này - bất kể nó trông như thế nào - sẽ đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, sự nhạy cảm và hiểu biết.  

"Không ai trong chúng ta từng trải qua điều này trước đây, vì vậy không ai trong chúng ta thực sự biết bữa tiệc đầu tiên hay lần đầu tiên chúng ta đến một không gian công cộng đông đúc sẽ như thế nào cho đến khi chúng ta thực sự tiến vào nó.

lam the nao de dieu huong cuoc song phuc tap khi co gang tro lai binh thuong moi - anh 0
Bạn nên nhận ra rằng con đường tốt nhất để đi về phía trước là con đường mà phù hợp với bạn - chứ không phải là con đường của những người xung quanh (Nguồn ảnh: Mix Interiors)

Để điều hướng quá trình chuyển đổi này một cách khéo léo, tất cả chúng ta cần có sự hiểu biết cao về sự nhận thức và lòng trắc ẩn với bản thân. Chúng ta sẽ cần nhận ra các tín hiệu cảnh báo khi phản ứng đe dọa của chúng ta được kích hoạt và cho bản thân thời gian và không gian cần thiết", Tiến sĩ Cortland Dahl.

Tiến sĩ Dahl khuyên bạn nên chú ý khi so sánh bản thân với người khác và nhận ra rằng con đường tốt nhất để đi về phía trước là con đường mà phù hợp với bạn - chứ không phải là con đường của những người xung quanh. Hãy coi giai đoạn này là cơ hội để tạo dựng lòng đồng cảm và nhận thức về bản thân cũng như củng cố kết nối của bạn với các giá trị cốt lõi của bạn.

3. Không để bản thân dễ dàng bị cuốn vào những tình huống gây lo lắng

Thử làm một điều khó khăn và thách thức mà không cần sự hỗ trợ hay giúp đỡ của người khác sau khi được tiêm chủng có thể hiệu ổn với một số người, nhưng nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc quay trở lại trạng thái "bình thường mới" thì hãy hành động một cách chậm rãi, cẩn thận và có tính toán kỹ lưỡng.

lam the nao de dieu huong cuoc song phuc tap khi co gang tro lai binh thuong moi - anh 0
Thử làm một điều gì đó thách thức sau khi được tiêm chủng có thể hiệu ổn với một số người (Nguồn ảnh: Mix Interiors)

Điều này bao gồm các sự kiện xã hội, du lịch, mua sắm và ăn uống ở bên ngoài. Thay vì đi đến một quán chật cứng người hoặc một chuyến đi đến địa điểm xa cho lần ra ngoài đầu tiên sau khoảng thời gian dài ở trong nhà, bạn nên bắt đầu với một nhà hàng, quán ăn ngoài trời vào những khung giờ không phải giờ cao điểm.  

Tiến sĩ Hafeez nói: "Vấn đề là bạn phải dần dần tiếp xúc với tình huống mà bạn nghĩ rằng bạn sợ (hoặc bạn biết là bạn sợ) để thấy rằng không có chuyện gì 'xấu' sẽ xảy ra. Bạn có thể chuyển sang một tình huống lớn hơn một khi bạn có tự tin từ những tình huống nhỏ như vậy".

Đối với việc xử lý những lời mời từ mang tính xã hội, đây sẽ là nơi mà sự đồng cảm, thấu hiểu và lòng trắc ẩn sẽ phát huy tác dụng. Nếu bạn không hoàn toàn thoải mái khi chấp nhận lời mời, Tiến sĩ Hafeez khuyên bạn nên từ chối một cách khéo léo và thẳng thắn về điều đó.  

lam the nao de dieu huong cuoc song phuc tap khi co gang tro lai binh thuong moi - anh 0
"Hãy trung thực và cởi mở nhất có thể về việc bạn đang cảm thấy như thế nào về cảm xúc và lý do tại sao bạn phải từ chối một tình huống nào đó vào lúc này" (Nguồn ảnh: Marion Fayolle)

"Hãy trung thực và cởi mở nhất có thể về việc bạn đang cảm thấy như thế nào về cảm xúc và lý do tại sao bạn phải từ chối một tình huống nào đó vào lúc này. Nếu bạn nói chuyện với người tổ chức buổi tụ họp đó, ít nhất họ sẽ cảm thấy rằng bạn đang cố gắng tham dự và bạn đang giải thích lý do tại sao những tình huống trong không gian kín khiến bạn thấy không thoải mái", bà nói.

4. Tránh việc tự khiến bản thân "ngột ngạt"

Mặc dù mọi người đều di chuyển theo tốc độ riêng và cách tiếp cận tốt nhất đối với tình huống gây lo lắng là hành động một cách chậm rãi, nhưng cũng cần có một số sự cân bằng. Hãy luôn ghi nhớ các khuyến nghị về khoa học và y tế, nhưng điều quan trọng là bạn phải hòa nhập lại với thế giới. 

lam the nao de dieu huong cuoc song phuc tap khi co gang tro lai binh thuong moi - anh 0
Hãy luôn ghi nhớ các khuyến nghị về khoa học và y tế, nhưng điều quan trọng là bạn phải hòa nhập lại với thế giới (Nguồn ảnh: Nadia Hafid)

"Có một số chiến lược hiệu quả, dựa trên những bằng chứng khoa học để quản lý sự lo lắng, bao gồm cả nỗi sợ hãi và hoảng sợ mà chúng ta có thể cảm thấy chúng ta một lần nữa xuất hiện ở nơi công cộng, đông người. Một phương pháp rất hiệu quả được gọi là 'de-centering' (tách khỏi trung tâm, mở rộng cái nhìn), là một yếu tố quan trọng trong chánh niệm", Tiến sĩ Dahl nói.

Ông giải thích thêm: "Nghịch lý thay, điểm mấu chốt là chúng ta cần chấp nhận những lo lắng của bản thân và khám phá chúng, thay vì cố gắng loại bỏ chúng. Ví dụ, chúng ta có thể nhận thấy cảm giác trong cơ thể mình khi phản ứng đe dọa được kích hoạt hoặc có một loạt suy nghĩ sợ hãi đang bùng lên trong tâm trí chúng ta".  

lam the nao de dieu huong cuoc song phuc tap khi co gang tro lai binh thuong moi - anh 0
"Khi chúng ta quay trở lại các mối quan hệ và tương tác xã hội của mình, điều quan trọng là phải biết giới hạn và ranh giới của chúng ta" (Nguồn ảnh: Michael Parkin/Wellcome)

Tiến sĩ Dahl nói: "Khi chúng ta quay trở lại các mối quan hệ và tương tác xã hội của mình, điều quan trọng là phải biết giới hạn và ranh giới của chúng ta. Nếu chúng ta đẩy chúng đi quá xa, quá nhanh thì ngược lại, chúng có thể khiến chúng ta bị đẩy lùi lại sau. Mặt khác, một số mức độ khó chịu cũng lành mạnh và bình thường. Điềm mấu chốt là chúng ta nên tin tưởng vào bản thân và biết khi nào cần tiến lên và khi nào nên lùi lại". 

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục. 

"Nỗi sợ trong hang động" - đi ra ngoài sau giãn cách xã hội, trùng bước không dám?

Podcast: Công cụ chữa lành tổn thương và minh chứng cho tiếng nói của Gen Z

#YouAreNotAlone: Cách vượt qua nỗi đau là hãy chia sẻ!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ