Tôi sẽ cho đi bất cứ gì để được năm tay họ một lần nữa.
Giữa lúc nỗi đau vì dịch bệnh vẫn còn bao trùm trong tâm trí của mỗi người, thì có lẽ "đọc" là hành động chữa lành hữu hiệu nhất mà người ta tìm đến sau những tổn thương.
Bằng cách đọc những câu chuyện về tổn thương, mất mát hay vỡ vụn đến cùng kiệt mà một con người bình thường có thể trải qua, người đọc có thể nhận thấy sự tương đồng. Rằng nếu không phải đối mặt với hoàn cảnh này ở thời điểm này, rất có thể họ đang trải qua hoàn cảnh khác ở một thời điểm khác. Rằng không có ranh giới giữa những đớn đau tinh thần một khi bạn là một cá thể trong xã hội.
mang đến cho độc giả một câu chuyện có thật được lược dịch từ The New York Times về thông điệp hãy học cách chia sẻ để vượt qua nỗi đau của mình:
Tokyo những ngày cuối năm với không khí trong lành, bầu trời quang đãng, tôi thức dậy với một cảm xúc hệt như cái thời điểm gặp chồng tôi gần 8 năm trước – Andy. Đánh thức hai cậu con trai sinh đôi 4 tuổi, mở một hộp bút màu và nói với chúng rằng chúng ta sẽ làm cho bố một tấm thiệp với tất cả sự ấm áp và tình cảm. Tôi viết lớn dòng chữ "We Love You".
Trở về nhà sau khi đi chạy bộ, Andy đón nhận "tác phẩm" của chúng tôi: "Cảm ơn các con, nhưng cái này để làm gì vậy?". Một tấm thiệp hay đúng hơn là một gì đó để tưởng niệm - ngày mà người vợ cũ cùng hai con trai của anh ấy đã chết trong trận động đất ở Haiti 10 năm trước.
Tất nhiên, anh ấy không bao giờ quên. Anh ấy nói với tôi rằng họ ở bên anh ấy mỗi ngày. Tôi tưởng tượng ký ức ấy giống như một chiếc khăn quấn quanh trái tim anh, là chỗ dựa cũng là để giữ cho anh ấm áp. Ký ức khiến anh trượt dài và tôi thì không muốn anh vẫn khóc khi nghe tiếng cười của trẻ con, vẫn còn trống rỗng giữa những nỗi buồn và sự tự trách. "Quên" là khi anh ấy thức dậy mà không sợ hãi, chạy bộ mỗi sáng một cách vô tư và ngồi ăn bánh mì nướng với gia đình.
Anh ấy và tôi gặp nhau 2 năm sau trận động đất rồi chúng tôi yêu nhau, kết hôn và có hai con trai sinh đôi. Khi các cậu bé lên 3, lên 4 tôi đã bắt đầu lo lắng và tìm kiếm: "Độ tuổi thích hợp để nói chuyện với bọn trẻ về cái chết?".
Tôi tự hỏi khi nào các con sẽ hỏi về hai cậu bé khác trong những bức ảnh đóng khung trên giá sách của bố mẹ chúng hoặc nhận ra chúng trên chiếc tủ lạnh của bà chúng - những bức ảnh không thay đổi với hai khuôn mặt không bao giờ lớn lên.
Khi tôi nhìn 2 đứa con trai của mình với chiếc má búng sữa và cổ tay vẫn còn mập mạp, tôi tưởng tượng ra dáng hình chúng trong tương lai. Andy thường tự hỏi điều tương tự về những đứa con trai đầu tiên của mình - Bước sang tuổi 18, liệu thằng bé có chuẩn bị đi học đại học không? Giọng của thằng bé sẽ như thế nào?... Chúng tôi vừa ăn xong bữa trưa bên một hồ nước gần nhà thì Andy quay sang tôi và nói: "Anh sẽ nói với các con".
Tôi lo lắng vì không biết các con sẽ tiếp nhận nó như thế nào, nhưng cũng yên tâm trước sự bình tĩnh của Andy. Chúng tôi đứng dậy và bắt đầu đi bộ dọc theo bờ hồ rồi Andy dừng lại và nói: "Các con à, bố có chuyện muốn nói". Chúng luôn yêu thích những câu chuyện của anh và chạy đến bên anh, mỗi người nắm lấy một tay.
"Nhiều năm trước, khi bố làm việc ở một đất nước tên là Haiti, bố sống với 2 con trai và mẹ của chúng. Trạc tuổi các con bây giờ, Baptiste gần 5 tuổi và Evan 7 tuổi. Hôm nay là sinh nhật của Evan và anh ấy bây giờ sẽ 18 tuổi. Nhưng một trận động đất lớn, bố đang ở nơi làm việc còn họ thì ở nhà. Khi mặt đất rung chuyển, họ không thể thoát ra khỏi tòa nhà trước khi nó sụp đổ và 3 người đã nằm lại đó".
Tôi căng thẳng chờ xem phản ứng của tụi nhỏ nhưng ngoài những câu hỏi ngây ngô và tâm hồn thì mải mê với cảnh vật xung quanh, có lẽ còn quá nhỏ và chúng chưa cảm nhận được đau thương và sự mất mát trong câu chuyện của bố.
Andy bắt đầu đưa những ký ức về gia đình đầu tiên của mình vào cuộc sống hàng ngày của chúng tôi nào là Evan và Baptiste yêu thích cuốn sách này hoặc khi chúng tôi ngồi lại trên ghế dài để xem phim, anh ấy sẽ nói món ăn vặt yêu thích của Evan và Baptiste.
Một buổi tối mùa hè khi chúng tôi đi bộ về nhà từ công viên, 2 thằng bé thích thú kéo tay bố mẹ, Andy đã vô thức rụt tay lại nhưng anh ấy ngay lập tức bối rối và đưa tay ra lần nữa, sau đó nói với tôi: "Anh rất tức giận với bản thân, anh muốn làm bất cứ điều gì để nắm tay họ một lần nữa". Chắc hẳn anh ấy đã hối hận rất nhiều.
Lần đầu tiên thay chiếc răng sữa đầu tiên, thằng bé đã hỏi: "Baptiste có bao giờ bị mất một chiếc răng không ạ?". Khi bước sang tuổi thứ 5, chúng muốn biết liệu Baptiste đã bao giờ tổ chức sinh nhật lần thứ 5 hay chưa và bắt đầu hỏi thường xuyên hơn để biết chi tiết về những gì đã xảy ra, chúng dường như đang cố gắng tìm hiểu.
"Tại sao ngôi nhà của bạn bị phá vỡ, daddy?"
"Tại sao họ ở nhà còn bố thì không?"
"Tại sao văn phòng của bố lại không bị sập?"
Những câu hỏi gợi lại nhiều nỗi đau cho Andy nhưng anh ấy nói với tôi rằng anh ấy có thể đối mặt với chúng dễ dàng hơn, khiến anh bớt cảm giác tội lỗi. Rồi khi chúng đủ lớn, đủ sâu sắc để có thể hỏi về nỗi tuyệt vọng thực sự có lẽ Andy sẽ phải giải thích theo một cách khác còn bây giờ chỉ cần vượt qua cảm xúc hiện tại là đủ.
Bạn của 2 thằng bé đến ngủ lại và vui chơi cùng nhau, tất cả chúng tôi ngồi ăn bánh kếp cậu bé thấy một bức tranh được đóng khung của Evan và Baptiste đang chơi một chiếc bập bênh ngây ngô hỏi: "Các cậu đến đó chơi khi nào thế?".
"Đó không phải là chúng tớ. Đó là những người con trai khác của bố, là Evan và Baptiste. Họ đã mất trong trận động đất ở Haiti khi ngôi nhà bị sập".
"Ồ, giống như khi con gấu bị tảng đá đè lên trong phim hoạt hình?" – cậu bé liên tưởng hồn nhiên.
"Đó không phải là phim hoạt hình. Và nó không hề vui chút nào" – con trai tôi lên tiếng.
Năm nay, vào đêm trước ngày tưởng niệm đó, Andy vẫn cảm giác đó, thấp thỏm và buồn rầu.
"Có chuyện gì vậy, bố?".
"Ngày mai là… bố đang nghĩ đến Baptiste, Evan và Laurence".
"Ngày mai sẽ có một trận động đất ư?"
"Không con yêu, ngày mai chỉ là ngày để nhớ lại".
"Ồ, nhưng cũng may quá, bố ạ".
"Sao, may ư?"
"Thật may mắn vì bố đã có chúng con" - thằng bé nghiêng đầu với giọng cao vút.
Andy ôm thằng bé vào lòng: "Vâng, cậu bé của tôi. Tôi là người may mắn nhất".
Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.
Nguồn: TH&PL