Sự nổi lên của Podcast đang giúp những người trẻ khám phá các vấn đề xã hội gây tranh cãi, những thông điệp tích cực hay kể cả những câu chuyện truyền cảm hứng.
Podcast là một một xu hướng không còn quá xa lạ với nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới, nhưng trên thực tế mô hình này đã được phủ rộng để có thể tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Trong những năm gần đây, podcast trở nên thu hút ngày càng nhiều người tham gia, thậm chí còn bắt đầu sản xuất các chương trình của riêng họ, bị thu hút như những con thiêu thân trước sự gần gũi, tức thời và tự do biểu đạt của phương tiện này.
Podcast hình thành trong bối cảnh xấu của truyền thông xã hội
Theo Fang Kecheng, một trợ lý giáo sư tại Đại học Hồng Kông, người nghiên cứu về kỹ thuật số, các podcast đã vô tình nhận được sự thúc đẩy từ bối cảnh xấu đi của các nền tảng mạng xã hội, một trong số đó đã trở nên tràn ngập lời nói căm thù, chủ nghĩa giật gân và nội dung quảng cáo. "Trong giới trẻ, ngày càng có nhiều lo lắng và ác cảm với mạng xã hội", Fang nói.
Ông Fang cũng nói thêm: "Khi bạn cảm thấy mệt mỏi với tất cả sự căm ghét và phi lý đang lan truyền trên mạng và muốn lắng nghe cuộc thảo luận vui vẻ và văn minh, bạn hãy theo dõi một podcast". Lý giải cho điều này cũng đến từ những giá trị tinh thần cốt lõi được hình thành nên, nhưng đang vô tình bị nhiều người bỏ quên.
Chúng ta hằng ngày vẫn luôn phải sống cùng muôn vàn những thị phi, kể cả những điều tiêu cực từ chính những sự thật cuộc sống và mạng xã hội trở thành nơi để ta tiếp nhận những điều này. Với podcast đó là một không gian hoàn toàn mới, khi âm thanh và lời nói trở thành công cụ để chữa lành mọi vết thương và mang đến nguồn cảm hứng tích cực.
Dần dần nhiều người dùng đã nhận ra những ưu điểm của podcast, chúng được dẫn dắt bởi những câu chuyện ở góc nhìn đa dạng. Có nhiều chi tiết trong âm thanh không thể truyền qua các phương tiện khác, những trọng âm, khoảng cách, khoảng dừng và phần ngắt quãng… tất cả đều là những yếu tố quan trọng đối với một câu chuyện.
Tiếng nói người trẻ trong thời đại công nghệ số
Với những chủ đề đa dạng khác nhau, đôi lúc lại rất tiệm cận với đời sống giới trẻ và tình hình thời sự, những người thực hiện podcast có cơ hội được thể hiện bản thân mình, cùng những kỳ vọng về những quan điểm bản thân. Kou Aizhe, người sáng lập và người dẫn chương trình podcast nói: "Những trí thức mà tôi ngưỡng mộ đã dạy tôi rất nhiều lý thuyết và giá trị, nhưng họ chưa bao giờ dạy tôi cách sống cuộc sống của chính mình".
Trong những podcast còn chứa đựng những câu chuyện thực tế hay chính sự kỳ vọng của một thế hệ con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn, đó có thể là những quan điểm về những nhóm đối tượng yếu thế, góc nhìn về sự bất bình đẳng, mâu thuẫn các thế hệ… Những điều vốn vẫn luôn vận hành bên trong xã hội nhưng bị chúng ta quên lãng.
Podcast như một "biên giới mới" cho cuộc thảo luận công khai và rời bỏ các tổ chức truyền thống, theo một cuộc khảo sát của PodFest, hầu hết người nghe podcast là giới trẻ thành thị: Khoảng 86% có bằng đại học và 89% dưới 35 tuổi. Hiện tại, họ đang cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng của toàn ngành, nhiều người sáng tạo đang xác nhận quyền sở hữu của riêng họ, với hy vọng tạo ra những không gian thay thế cho sự đoàn kết và kết nối.
Thậm chí, podcast còn là không gian cho những tin tức thời sự đang nóng trong xã hội, nói lên tiếng nói của bản thân hay kể về những trải nghiệm để từ đó mang đến những giá trị nhất định cho cộng đồng. Giúp nhiều người có thể thay đổi được bản thân mình, theo đuổi hành động pháp lý và kêu gọi sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau.
Cơ hội nào cho nền kinh tế "đáng chú ý"?
Với sự phổ biến và thu hút như hiện nay nhưng những người sáng lập podcast vẫn phải đối diện với một thực tế rằng chúng vẫn chưa phải là một ngành kinh doanh sinh lợi. Hầu hết những người làm podcast đều có công việc hàng ngày và vẫn dựa vào sự đóng góp từ người nghe để giữ cho đèn và micrô luôn ở trạng thái được bật.
Fang, giáo sư truyền thông cho biết: "Khi nói đến việc kiếm tiền từ ngành công nghiệp podcast, có một nghịch lý. Một mặt, chúng tôi muốn những người sáng tạo trở nên tốt hơn về mặt tài chính. Nhưng mặt khác, các mô hình kinh doanh truyền thống có thể biến chúng chỉ thành một sự lặp lại khác của 'nền kinh tế chú ý', khiến nó mất đi sức hấp dẫn".
Để khiến chúng trở thành một nghề chính, có thể có được thu nhập hiện vẫn đang là một ẩn số, có chăng thì cũng chỉ được xem là một nguồn hỗ trợ chứ không thật sự ổn định. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, podcast không thật sự đơn độc khi nhiều người dần đã nhận ra được nhiều giá trị tích cực mà chúng mang lại, cũng như rất đông bộ phận cũng tìm thấy được đam mê của mình trong lĩnh vực này.
Xã hội và nhu cầu sẽ vẫn luôn biến đổi nên podcast vẫn sẽ có những cơ hội của riêng nó nếu vẫn tiếp tục duy trì được những thính giả và những trải nghiệm về cuộc sống vẫn được nhiều người kể ra. Giống như việc đọc sách, báo hay chuyện thì podcast cũng chính là một sự lựa chọn khá hoàn hảo cho việc đảm bảo sức khỏe tinh thần của con người.
Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.
Nguồn: TH&PL