Johnny Depp và Amber Heard kiện nhau: Mối quan hệ ‘lạm dụng song phương’ là gì?

Một tình yêu độc hại đôi khi không đến từ một cá nhân trong mối quan hệ, mà nó có thể đến từ cả hai với những sự tác động lẫn nhau.

Sự kiện tại phiên tòa ly hôn của Johnny Depp và Amber Heard hiện tại đang là chủ đề đang nóng lên từng ngày trên mạng xã hội khi những tình tiết mới và góc khuất dần được hé lộ bởi các cá nhân trong sự việc. Hơn hết vẫn là những cáo buộc giữa cả hai về việc bản thân là nạn nhân bị đối phương lạm dụng và bạo hành?

Depp phủ nhận việc lạm dụng Heard, nhưng các luật sư cho rằng nam diễn viên thiếu uy tín vì anh thường xuyên uống rượu và sử dụng ma túy. Lời khai video từ James - Người đã làm việc cho Heard từ năm 2012 đến 2015 đưa ra một cái nhìn ngược lại: Depp là người ôn hòa, trong khi Heard thường xuyên say xỉn và lăng mạ bằng lời nói, kể cả với mẹ và chị gái của cô.

johnny depp va amber heard kien nhau moi quan he lam dung song phuong la gi - anh 0
Cuộc chiến pháp lý giữa Johnny Depp và Amber Heard chắc chắn còn rất lâu mới đến hồi kết 

Vậy, đây là bảo vệ quyền lợi chính đáng hay "vạch áo cho người xem lưng"?

Hiểu đúng về mối quan hệ độc hại - "Lạm dụng song phương"

Cuộc chiến pháp lý giữa Johnny Depp và Amber Heard vẫn chưa thể đi đến hồi kết khi cả hai lần lượt đưa ra những chứng cứ bản thân đã bị đối phương hành hạ về thể xác lẫn tinh thần. Từ đây, mà định nghĩa về "mutual abuse" (lạm dụng song phương) cũng được đề cập đến trong mối quan hệ này và nhanh chóng lan truyền.

Định nghĩa về sự "lạm dụng song phương" được biết đến rộng rãi sau lùm xùm của Johnny Depp và Amber Heard

Một nhân viên tư vấn hôn nhân từng làm việc với Johnny Depp và Amber Heard trong cuộc hôn nhân đầy sóng gió cho rằng mối quan hệ của họ bị đánh dấu bởi "sự lạm dụng lẫn nhau". Nhà trị liệu, Laurel Anderson, cho biết cả hai nạn nhân đều từng là nạn nhân của lạm dụng gia đình trong thời thơ ấu nhưng đến với mối quan hệ của họ thì tính khí mới bộc lộ ra.

Trong khi đó, Ruth Glenn, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Liên minh quốc gia chống bạo lực gia đình của Mỹ (NCADV) lại cho rằng không nên sử dụng quá khứ bị đã từng bạo hành, lạm hoặc các điều kiện sống xung quanh để biện minh cho việc ngược đãi người khác ở hiện tại.

Có vô số những thuật ngữ được định nghĩa hay hình thành trong vụ kiện này. "Lạm dụng song phương" có thể đến từ tâm lý từ khi còn nhỏ chứng kiến những điều tiêu cực khiến chúng phát triển vào mối quan hệ, kẻ tổn thương thường sẽ tìm đến việc gây tổn thương cho người khác nhưng vô tình nó đến từ cả hai bên nên có sự tác động lẫn nhau.

johnny depp va amber heard kien nhau moi quan he lam dung song phuong la gi - anh 0
Nguyên nhân cho hành vi tâm lý này được nhiều chuyên gia đánh giá đến từ quá khứ bị bạo hành và lạm dụng

Đây còn chính là sự đổ lỗi cho bên còn lại, mong muốn bản thân không bị xem là hung thủ và được bảo vệ với tư cách một nạn nhân. Bên cạnh đó, cũng có thể đến từ tâm lý kiểm soát và thao túng về quyền lực, cho rằng hành vi lạm dụng, bạo hành là để chứng tỏ địa vị và vai trò trong mối quan hệ.

Dấu hiệu nhận biết sự "toxic" từ chính tình yêu của bản thân

Một thống kê đáng báo động cho thấy bạo lực gia đình ngày càng phổ biến, hơn nữa là ghi nhận các trường hợp đang trong mối quan hệ "lạm dụng song phương". Chúng đi ngược lại động lực quyền lực của việc chỉ một người ngược đãi người kia, chúng là việc cả hai đều là người gây tổn thương cho người khác.

johnny depp va amber heard kien nhau moi quan he lam dung song phuong la gi - anh 0
Thực chất ai cũng là nạn nhân và ai cũng là đối tượng làm tổn thương người khác trong mối quan hệ

Dưới đây là một số dấu hiệu bản thân đang trong mối quan hệ độc hại của sự lạm dụng lẫn nhau (Theo Hiệp hội Công nhân Xã hội Quốc gia):

  • Đổ lỗi cho đối phương về cách họ đối xử;
  • Đổ lỗi cho đối phương về mọi thứ tồi tệ xảy ra;
  • Nói xấu gia đình, bạn bè hoặc con cái;
  • Cố gắng kiểm soát những người bạn hay việc sẽ đi đâu;
  • Ép buộc hoặc thao túng vào những việc không muốn làm;
  • Nói dối hoặc không chung thủy;
  •  Làm cho đối phương cảm thấy sợ hãi, bất an hoặc không tự do;
  • Về mặt thể xác thô bạo với người bạn đời;
  • Không vui khi đối phương không làm theo cách của họ;
  • Tỏ ra ít quan tâm đến ý kiến ​​hoặc cảm xúc đối phương;
  • Im lặng trong mọi tình huống;
  • Thường xuyên so sánh với người khác;
  • Đe dọa làm tổn hại thân thể cho bản thân hoặc người khác;
  • Tâm trạng thất thường theo mỗi thời gian;
  • Sử dụng từ ngữ lăng mạ, xúc phạm;
  • Có hành vi ngược đãi tồi tệ hơn theo thời gian.

Ẩn sau cuộc chia tay của Miwan - Naki là một cộng đồng mạng vô tâm và đầy ‘toxic’

Từ vụ Châu Bùi bị bạo hành: Chúng ta sợ chia tay trong một mối quan hệ toxic vì...

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ