Hội chứng Burnout: Khi công việc đốt cháy sức lực của chúng ta

Khi "cháy" hết mình cùng công việc nhưng "đốt" không đúng cách khiến bạn mất hứng thú, giảm năng lượng và cạn sức sáng tạo.

WHO giải thích rằng Burnout là một "hiện tượng mang tính nghề nghiệp" do môi trường làm việc hiện đại quá nhiều áp lực và căng thẳng mà khi không quản lý tốt quỹ năng lượng của mình sẽ khiến con người mệt mỏi và "kiệt sức".

hoi chung burnout khi cong viec dot chay suc luc cua chung ta - anh 0

Thuật ngữ "burnout" được đặt ra vào những năm 1970 bởi nhà tâm lý học người Mỹ Herbert Freudenberger. Ông sử dụng nó để mô tả hậu quả của căng thẳng nghiêm trọng và lý tưởng cao trong nghề "giúp đỡ" ví dụ như bác sĩ và y tá, những cống hiến vì người khác thường sẽ bị "kiệt sức" – chính xác là kiệt sức, bơ phờ và mệt mỏi vực dậy.

Ngày nay, thuật ngữ được sử dụng rộng rãi hơn, vì "kiệt sức" trong công việc có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, là những người nổi tiếng, những nhân viên tăng ca đến tận khuya hay thậm chí là những bà nội trợ…

hoi chung burnout khi cong viec dot chay suc luc cua chung ta - anh 0

Liệu bạn có đang rơi vào những tình trạng như thế này không?

Bạn cảm thấy xuống dốc và kiệt quệ về mặt cảm xúc, không đủ sức để giải quyết một vấn đề gì, mệt mỏi và tụt tinh thần vì không có đủ năng lượng… Những cơn đau thể chất có thể kéo theo như đau đầu, mất ngủ, những bệnh liên quan đến đường tiêu hoá đặc biệt là dạ dày.

Bạn có xu hướng nhận thấy rằng công việc của mình ngày càng căng thẳng, bế tắc và khiến mình bực bội. Bạn bắt đầu hoài nghi về điều kiện làm việc của mình và nhìn đồng nghiệp làm việc hào hứng một cách hời hợt, đăm chiêu, và rồi dần mất đi mối liên hệ, liên kết với công việc.

Hiệu suất làm việc của bạn bị ảnh hưởng bởi những công việc khác trong cuộc sống cá nhân. Chất lượng làm việc giảm do thiếu sự tập trung, thiếu sáng tạo, bơ phờ và mông lung trước hàng tá công việc cần bạn giải quyết.

hoi chung burnout khi cong viec dot chay suc luc cua chung ta - anh 0

Theo Mayo Clinic, burnout không đơn giản chỉ gây cảm giác chán chường và mệt mỏi. Nếu bị xem nhẹ, hội chứng này có thể dẫn đến những hậu quả đáng kể như căng thẳng quá mức, suy nhược, mất ngủ, dễ buồn bã, tức giận hoặc cáu kỉnh. Tệ hơn, người kiệt sức vì công việc có thể sẽ lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện và dễ mắc bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 hay huyết áp cao.

Bạn đang đi theo lối mòn là hoàn thành số lượng công việc thay vì chất lượng cùng với đó là hao tốn sức khoẻ, thời gian và nhiều loại chi phí khác. "Nếu cho tôi 6 tiếng để chặt cây tôi sẽ dành ra 4 tiếng đầu để mài rìu" - đã đến lúc cần chuẩn bị những cách thức làm việc tối ưu hơn thay vì xăm xăm đạt được nhiều công việc nhất có thể.

hoi chung burnout khi cong viec dot chay suc luc cua chung ta - anh 0

Burn out là khi bạn phải chịu một lượng lớn quá tải các công việc, khiến bạn không biết bắt đầu từ đâu, phức tạp hoá mọi thứ lên và thời gian thì bị phí phạm. Thời gian thực quá ngắn ngủi để bạn có thể hoàn thành hoàn hảo mọi thứ, vì thế thay vì cố làm hết mọi việc để nhận lại một kết quả trung bình thì hãy đầu tư và ưu tiên những công việc quan trọng, cấp bách. Nghệ thuật từ chối nên được phát huy nhiều hơn để loại bỏ những công việc thừa thãi thậm chí là "vô bổ" mà lâu nay ta vẫn hay làm.

hoi chung burnout khi cong viec dot chay suc luc cua chung ta - anh 0

Một điều quan trọng là cần "mài rìu trước khi chặt cây" giống như phát triển và nâng cấp bản thân để tăng hiệu suất cũng như chất lượng công việc. Bạn nghĩ con đường nào nhanh và tối ưu hơn? Cùng là một công việc đó, anh ta có nền tảng, có kiến thức, có năng lực chắc chắn anh ta sẽ giải quyết được nhanh hơn bạn, một người chỉ biết quay cuồng với công việc suốt cả ngày mà không đoái hoài đến việc "trùng tu" bản thân.

Thành công luôn đến từ sự chuẩn bị tốt. Vậy nên hãy dành nhiều thời gian hơn để "mài dũa" năng lực cho bản thân mình. Một lối sống căng thẳng có thể khiến mọi người bị áp lực cực độ, đến mức khiến chúng ta cảm thấy kiệt sức, trống rỗng và bất lực. Căng thẳng trong công việc cũng có thể gây ra các triệu chứng về thể chất và tinh thần nghiêm trọng mà chúng ta không thể chủ quan.

Cần làm gì khi bạn "cháy" hết mình với công việc nhưng lại nhận ra mình đã "đốt" sai cách. Đừng để burnout khiến cuộc sống bạn đảo lộn.

"Vitamin giảm stress" những ngày ở nhà chống dịch Covid-19

Căng thẳng bùng lên giữa "vaxxed và unvaxxed" khi nhiều người quay trở lại văn phòng ở Mỹ

Làm việc từ xa thời Covid có thay đổi suy nghĩ của bạn về công việc?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ