Liệu ai mới có quyền định nghĩa những câu chuyện của người da đen?
Những năm gần đây, từ khóa "chiếm dụng văn hóa" ngày càng trở nên quen thuộc với mỗi chúng ta khi mà hành vi này dần xảy ra quá nhiều trong cuộc sống. Và những việc làm gây tranh cãi thường gắn mác chiếm dụng văn hóa có thể kể đến như "blackface, blackfishing, blaccent".
Nhiều người cho rằng những hành động này là sự xúc phạm đến văn hóa và người da màu.
Blackface, Blackfishing, Blaccent là gì?
"Blackface" là kiểu trang điểm làm cho cho da màu tối, màu đen nhằm bắt chước ngoại hình của người da đen và đặc biệt là để chế giễu hay coi thường người da đen.
Trong khi đó, "blackfishing" là từ dùng để chỉ việc các cá nhân không phải người da đen thay đổi ngoại hình để cố gắng trông đen, trông giống người da đen hơn nhằm kiếm lợi nhuận. Và những lợi nhuận đó thường đến từ sự trở lại của những định kiến về người da đen.
Những người da trắng hay có màu da khác màu đen đội những bộ tóc giả sặc sỡ, để tóc dreads (còn được gọi là tóc "dây thừng" hay "tóc tết châu Phi" - kiểu tóc bện đặc trưng của người da đen), răng vàng và đeo khuyên tai tròn... đó có thể là những hành động tạo nên luồng tranh cãi dữ dội.
Còn "blaccent" là từ kết hợp giữa "black" và "accent", nghĩa là sự bắt chước tiếng Anh của người da đen bởi những người không phải người da đen.
Miley Cyrus, Awkwafina, Olivia Rodrigo và Jesy Nelson... từng bị chỉ trích khi "cố giống người da đen"
Năm 2013, cựu ngôi sao Disney Miley Cyrus đã tìm cách đổi mới thương hiệu. Cô ấy đã phát hành album hip-hop mang tên "Bangerz" và gọi những lựa chọn phong cách của mình trong thời kỳ đó là "phong cách miền Nam Hoa Kỳ, pha một chút Atlanta" (những nơi có dân số và văn hóa người da đen chiếm đa số). "Bangerz" đã bán được triệu bản, nhưng Miley Cyrus sau đó rời khỏi sân khấu hip-hop, đổ lỗi cho định kiến phân biệt chủng tộc về nhạc rap là quá kỳ thị và duy vật.
Một ví dụ khác là Awkwafina, một rapper, đồng thời là nữ diễn viên xuất hiện trong những bộ phim ăn khách như bộ phim "Shang-Chi and the Legend of the Ten Rings" của Marvel. Cô đã sử dụng "blaccent" (tiếng bản xứ của người Mỹ gốc Phi) cho các vai diễn hài hước như vai diễn của cô trong bộ phim nổi tiếng năm 2018 "Crazy Rich Asians".
Hay ngôi sao Gen Z đang nổi Olivia Rodrigo, cô từng livestream trên Instagram và sử dụng "blaccent". Người hâm mộ nhanh chóng nhận ra giọng cô thực chất không phải như vậy khi cô gặp Tổng thống Joe Biden để khuyến khích người trẻ đi tiêm vaccine Covid-19.
Và sự việc gây tranh cãi gần nhất là MV "Boyz" của Jesy Nelson. Nhiều người chỉ trích rằng cô không chỉ cố trang điểm làm cho da trở nên đen hơn mà còn chọn thể hiện thẩm mỹ của người da đen để củng cố niềm tin tiêu cực, bị thời gian bào mòn.
Trong MV, cô ấy thích những "chàng trai hư", "gangster" và "một chút cấm kỵ". Bản thân cô ấy cũng đeo vòng cổ to và khăn quấn đầu. Thực chất, không có lý do gì để phải sử dụng đến những phong cách này để truyền tải chủ đề của bài hát, nhưng đó là những gì Jesy Nelson chọn để minh họa những chàng trai hư trong mắt cô.
Có thể thấy, nhiều người nổi tiếng từ lâu đã coi những đặc điểm của da đen là có vẻ hài hước và thú vị chỉ để chuyển sang làm một thứ gì đó khác khi họ muốn được tung hô là "đáng nể".
Nhưng… từ khi nào mà những nét đẹp văn hóa của một chủng tộc lại trở thành trò vui?
Cuộc tranh cãi xung quanh MV của Nelson còn làm nổi bật lên một vấn đề lớn hơn nhiều so với sự khác biệt đơn thuần về quan điểm. Đó chính là câu hỏi: Ai có quyền định nghĩa những câu chuyện của người da đen?
Thông thường, những người nổi tiếng không phải người da đen "chơi đùa" với những hình ảnh về người da đen cho đến khi họ không còn thấy thú vị nữa và chính họ là người kéo dài định kiến tiêu cực về người da đen.
"Blackfishing" và "blaccent" chỉ là những hiện thân gần đây nhất của chương trình minstrel và cả việc sử dụng "blackface" - chúng khiến người da đen cảm thấy không thỏa đáng. Những đứa trẻ da đen ở khắp nơi lên tiếng rằng: "Tại sao cách mẹ tôi nói chuyện lại là một trò đùa? Tại sao cách nói chuyện của chị gái tôi lại là giọng nói mà bạn dùng để chọc cười bạn bè chứ?".
Trong khi đó, bản thân những người da đen cũng thường xuyên bị phân biệt chỉ vì "màu đen" của họ. Chỉ trong một ví dụ, một nghiên cứu của nhà kinh tế học Jeffrey Grogger đã phát hiện ra rằng "nhân viên người da đen được coi là người da đen qua giọng nói" kiếm được ít hơn 12% so với công nhân da trắng "có trình độ tương tự". Việc giảm lương này không xảy ra đối với những người lao động da đen "mà chủng tộc của họ không thể phân biệt qua giọng nói".
Trải qua nhiều thế hệ, các nhà hoạt động người da đen đã đấu tranh để có được sự đại diện tích cực hơn trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, những người nổi tiếng thường chọn cách phớt lờ rất nhiều lời chỉ trích về hành vi của họ. Họ chỉ đơn giản là có "quyền lực" và tầm ảnh hưởng để bỏ qua những lời chỉ trích này và ưu tiên sự thoải mái của chính mình.
Bởi vậy mà có thể nói rằng câu hỏi của "blackfishing" và "blaccent" là câu hỏi về quyền lực. Việc lên tiếng chỉ trích những người không phải người da đen tận dụng những đặc điểm của người da đen giúp người da đen kiểm soát nhiều hơn những câu chuyện xung quanh nền văn hóa của chúng ta.
Đó là một biểu hiện nhỏ của sự tôn trọng và nó không quá khó để những người nổi tiếng tự nhận là ngưỡng mộ nền văn hóa đó có thể thể hiện.
Nguồn: TH&PL