"Bình thường mới" của TNV chống dịch: Nhìn về những bệnh nhân đã hồi phục thay vì mất mát

Sau một hành trình dài, các tình nguyện viên chống dịch đã trở về cuộc sống bình thường mới như thế nào?

Còn nhớ 30/9 - ngày cuối cùng mà các tình nguyện viên chống dịch đồng loạt cởi bỏ bộ đồ bảo hộ trên người để trở về cuộc sống bình thường mới. Khép lại một mùa hè đầy ý nghĩa, họ đã trải qua cùng nhau những ngày góp sức trẻ, nỗ lực hết mình vì mẫu số chung của toàn thành phố. 

Đội phản ứng nhanh khử khuẩn, đội trực đường dây nóng tổng đài 115, đội đi chợ giúp dân khu vực phong tỏa, đội trực chốt vùng xanh, đội test covid-19 cộng đồng... Từng chuyến hành trình tình nguyện siết chặt tay nhau, sát cánh bên nhau để xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ. 

Nhưng khi trở về cuộc sống bình thường mới, họ cũng có những "vấn vương" và nỗi ám ảnh hằn sâu trong tâm trí khi suốt mấy tháng dài chứng kiến quá nhiều những điều đau lòng giữa đại dịch. 

binh thuong moi cua tnv chong dich nhin ve nhung benh nhan da hoi phuc thay vi mat mat - anh 0

"Mình chọn nhìn về những bệnh nhân đã hồi phục thay vì những mất mát đau thương"

Võ Kim Shotika, năm nay đã 19 tuổi. Sở hữu cái tên đặc biệt như vậy là bởi Shotika mang trong mình hai dòng máu Việt - Thái. Được sinh ra tại TP.HCM, có lẽ vì thế mà cô bạn lại thêm yêu và dành nhiều nhiệt huyết cho công tác chống dịch trong gần 4 tháng giãn cách xã hội.Từ việc hỗ trợ các suất ăn cho chốt kiểm soát, rồi tham gia vào đội tình nguyện đi lấy mẫu, hỗ trợ tại các điểm tiêm, lấy mẫu tại khu F0 hay những vùng tâm dịch, vùng đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao. 

Shotika cho biết, dịch Covid-19 đã thay đổi cuộc sống của cô bạn đáng kể: "Trước khi dịch bệnh xảy ra mình là người hoàn toàn không quan tâm đến sức khỏe, cũng như tương tác được nhiều với gia đình. Nhưng khi dịch đến mình đã hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về sự gắn kết giữa con người và con người. Ngoài ra dịch bệnh cũng đã làm trì hoãn một số những dự định của mình trong năm, thay vào đó mình đã hiểu và tìm được một lối đi mới, tốt hơn sau dịch bệnh lần này". 

binh thuong moi cua tnv chong dich nhin ve nhung benh nhan da hoi phuc thay vi mat mat - anh 0

Rũ bỏ bộ đồ bảo hộ cho ngày Sài Gòn kẹt xe đông đúc trở lại, Shotika đã có những cảm giác lạ lẫm như từ bỏ một thói quen sau một chặng hành trình dài đi chống dịch. Cô bạn cho biết: "Khi thấy đường xá tấp nập đông đúc trở lại, trước hết bản thân mình cảm thấy rất vui vì mọi người đã được quay trở lại với công việc hàng ngày. Nhưng bản thân mình vẫn còn "vương vấn" lại những công việc, thói quen ở khoảng thời gian đi chống dịch".

Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh từ công tác tình nguyện đã khiến Shotika như khép mình lại với cuộc sống trong một khoảng thời gian dài khi chứng kiến quá nhiều những sự chia lya giữa người đi và người ở. 

Shokita trong Hội nghi Sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 

"Tết năm nay mà gia đình mình vẫn còn đông đủ thành viên là mình đã cảm thấy may mắn và hạnh phúc lắm rồi!" - Shotika nói với . 

Khi trải qua cảm giác mất mát và chứng kiến những hoàn cảnh đau lòng, đã có một khoảng thời gian Shotika hoàn toàn không dám xem những thông tin thống kê về dịch bệnh, rằng ngày hôm nay đã mất bao nhiêu người, đã có bao nhiêu người tiếp tục bị nhiễm bệnh, hay những thông tin về các em nhỏ đã mồ côi vì đại dịch.

binh thuong moi cua tnv chong dich nhin ve nhung benh nhan da hoi phuc thay vi mat mat - anh 0

"Khoảng thời gian đó trải dài làm mình cảm thấy rất là bất lực vì mình đã cố gắng rất nhiều nhưng chẳng thể giúp được ai. Nhưng thay vào đó, mình đã có được sự động viên từ gia đình, cũng như nhìn nhận một cách tích cực hơn. Mình chọn cách nhìn đến những bệnh nhân đã hồi phục và những câu chuyện tích cực để lan tỏa đến mọi người. Đây là cách để mình lấy lại tinh thần" - Shokita chia sẻ. 

Tuy là đã trở lại với cuộc sống bình thường mới nhưng cô bạn cũng mong rằng mọi người vẫn sẽ chủ trương thực hiện quy tắc 5K, chủ động bảo vệ sức khỏe của mình cũng như những người thân trong gia đình để mọi thứ ngày càng được tốt hơn và cuộc sống của chúng ta có thể được quay trở lại.

Tết năm nay không mong giàu có, chỉ mong gia đình đủ thành viên là hạnh phúc rồi

Nguyễn Quốc Quỳnh Nhiên, cô bạn sinh năm 1993, hiện đang làm công việc kinh doanh tại TP.HCM. Trong suốt 4 tháng giãn cách xã hội của thành phố, Nhiên cũng tạm ngừng kinh doanh và cống hiến sức trẻ của mình với công việc trực tổng đài tại trung tâm y tế. 

binh thuong moi cua tnv chong dich nhin ve nhung benh nhan da hoi phuc thay vi mat mat - anh 0
Quỳnh Nhiên trong những ngày trực tổng đài tại trung tâm y tế

"Nhận một cuộc gọi là cứu sống một mạng người", Quỳnh Nhiên đã túc trực tại nơi đầu não của tâm dịch - trung tâm cấp cứu mỗi ngày đón nhận biết bao cuộc gọi khắp mọi nơi để nhờ cứu trợ.

Có lúc lặng đi vì bị la mắng, than phiền khi chẳng kịp hỗ trợ người dân. Lặng đi vì có hôm nhận được cuộc gọi báo ca dương tính ngay sát bên nhà. Và thật sự lặng đi vì có lúc nhận tin báo tử vong khi đang trên đường mang oxy đến cho bệnh nhân… Và cũng lặng đi khi bản thân trở thành F0 trong lúc tham gia tình nguyện.

binh thuong moi cua tnv chong dich nhin ve nhung benh nhan da hoi phuc thay vi mat mat - anh 0
Quỳnh Nhiên với tấm chứng nhận là tình nguyện viên tham gia tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM

Với tinh thần vui vẻ và lạc quan chống chọi với Covid-19, cô bạn đã nhanh chóng hồi phục sức khỏe và tự tin trở lại với công cuộc chống dịch cùng thành phố. Dịch Covid-19 làm gia tăng nỗi lo về sự kỳ thị. Kế đến là sự sợ hãi và ám ảnh. Chính vì thế, một cuộc sống "cũ" sẽ rất khó để tìm lại khi dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn, nhưng cuộc sống "mới" sẽ giúp mở ra cơ hội để chúng ta có thể làm lành những tổn thương.

binh thuong moi cua tnv chong dich nhin ve nhung benh nhan da hoi phuc thay vi mat mat - anh 0
Quỳnh Nhiên khi trở về cuộc sống bình thường mới

Trải qua trận chiến dài cùng rất nhiều bệnh nhân và bản thân cũng từng là một F0 đã khỏi bệnh, hơn ai hết, Quỳnh Nhiên hiểu được tâm lý kỳ thị, xa lánh và sợ hãi từ những người xung quanh.

"Nếu có không may mắn là người bị hay có người thân bị nhiễm covid thì xin đừng xa lánh kì thị họ. Cũng đừng buồn hay hoang mang. Hãy xem nó như một bệnh cảm cúm thông thường. Luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ rồi mọi thứ sẽ qua nhanh thôi" - Nhiên chia sẻ về cách hồi phục sau những tổn thương vì dịch.

binh thuong moi cua tnv chong dich nhin ve nhung benh nhan da hoi phuc thay vi mat mat - anh 0
"Tết năm nay không mong giàu có mong gia đình đủ thàng viên là hạnh phúc rồi", Nhiên nói.

"Tết năm nay không mong giàu có mong gia đình đủ thàng viên là hạnh phúc rồi. Các y bác sĩ và mọi người đã vất vã nhiều rồi. Giờ đây Sài Gòn trở lại mặc dù chưa 100% nhưng đâu đó ngoài kia còn rất nhiều bác sĩ, nhiều người vẫn đang gồng mình chống dịch vẫn chưa được về nhà. Mình mong mọi người luôn giữ sức khoẻ và 5K vì trận chiến này sẽ còn dài" - Nhiên nói. 

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #youarenotalone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.  

Làm sao để sống vui khi dịch bệnh vẫn còn?

Người thợ chụp ảnh dạo cuối cùng tại Bưu điện TP.HCM: "Họ nói tôi kể khổ để được thương..."

Tận dụng mùa dịch: Gen Z đã biến nỗi sợ thành kỹ năng như thế nào?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ