Gen Z lớn rồi có nên nhận lì xì không?

Câu chuyện về độ tuổi được nhận lì xì luôn là một vấn đề ''nóng'' gây tranh cãi mỗi khi Tết đến Xuân về.

Lì xì từ lâu là một phong tục của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Hình ảnh của những bạn nhỏ được cha mẹ, ông bà, người thân họ hàng lì xì đã không còn là một điều gì đó xa lạ trong những ngày đầu năm mới.

Tuy nhiên nhiều người lại cho rằng nhiều bạn trẻ đã qua mười tám đôi mươi rồi thì không nên nhận lì xì nữa, đây là độ tuổi đã bắt đầu có thể tự chủ cho cuộc sống của bản thân rồi nên không cần phải nhận lì xì. 

gen z lon roi co nen nhan li xi khong - anh 0

"Cháu lớn rồi, lì xì gì nữa"

 Đây là câu nói mà nhiều bạn trẻ nhận lại từ họ hàng, người thân trong mỗi dịp năm mới khi mà Tết này mình đã ''lỡ'' bước qua độ tuổi hai mươi, hai mốt. Nhiều người nhận định rằng các bạn trẻ khi đến độ tuổi này đã có khả năng tự chủ tài chính cho cuộc sống nên không cần nhận ''viện trợ'' từ những khoản tiền lì xì của cha mẹ hay người thân.

Không còn nhận lì xì nữa là đã lớn rồi, đã trưởng thành rồi, lì xì chỉ dành cho những bạn còn nhỏ nên còn nhận lì xì nghĩa là mình chưa lớn, vẫn còn bé bỏng.

gen z lon roi co nen nhan li xi khong - anh 0
Lì xì luôn là điều mà nhiều bạn trẻ mong chờ mỗi dịp Tết (Nguồn ảnh: Vietravel)

Chia sẻ về vấn đề này với , Trung Tín, một cậu bạn sinh viên năm 3 của trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: ''Theo bản thân mình thì việc 'nhận tiền lì xì' không giới hạn về độ tuổi. Mình năm nay đã 21 tuổi nhưng vẫn còn háo hức nhận tiền mừng tuổi ngày mùng 1. Bản thân chúng ta có thể là 20 tuổi hoặc sau này là 30 tuổi thì trở về nhà ngày Tết thì chúng ta vẫn là một đứa trẻ trong mắt ông bà, cha mẹ".

gen z lon roi co nen nhan li xi khong - anh 0
Trung Tín cho rằng lì xì thì không phân biệt độ tuổi, vì đây chỉ là việc lấy lộc đầu năm

Cùng chung quan điểm, Trung Phong, sinh viên năm 3 trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM chia sẻ: ''Đối với mình thì việc nhận lì xì đơn giản là nhận lời chúc tuổi mới, một năm mới nhiều may mắn, thành công cho nên hai mươi tuổi nhận lì xì là việc hoàn toàn bình thường. Thật ra mình thấy gần đây việc lì xì trở nên biến chất và có vẻ như người ta quên đi giá trị nhân văn của một phong tục tốt đẹp mà chăm chăm vào bên trong phong bì là bao nhiêu.

Vì thế khi có một người hỏi: Đến hai mươi còn nhận lì xì gì nữa? thì phải hỏi ngược lại một câu rằng: Bạn nhận được gì từ việc nhận lì xì? Và khi đó thì hai mươi tuổi nhận lì xì hay không tùy thuộc vào cách nghĩ của mỗi người".

gen z lon roi co nen nhan li xi khong - anh 0
Cậu bạn Trung Phong cho rằng văn hoá lì xì ngày nay đang bị biến chất

Chắc hẳn nhiều bạn trẻ khác cũng muốn được cha mẹ, ông bà, người thân của mình lì xì trong dịp Tết này bởi vì không phải bạn trẻ nào trong thời gian này cũng đã có thể tự chủ về tài chính trong cuộc sống của chính mình được. Vẫn còn phải nhờ đến sự ''chi viện'' của cha mẹ vậy nên những khoản tiền lì xì Tết cũng là một biện pháp cứu cánh hết sức hữu hiệu, đặc biệt là đối với những bạn còn đang là sinh viên, kinh tế còn khá khó khăn.

Bên cạnh đó, phong tục ''lì xì'' còn là một sợi dây kết nối tình cảm của những thành viên trong đại gia đình lại với nhau và đây cũng là một lời chúc mà ông bà, cha mẹ, những người thân muốn gửi đến con em của mình trong năm mới.

gen z lon roi co nen nhan li xi khong - anh 0
Nhiều bạn trẻ vẫn còn rất mong nhận được lì xì dù là ở bất kì độ tuổi nào (Nguồn ảnh: Thỏ Bảy Màu)

Hay đã đến lúc mình là người lì xì?

Bên cạnh chuyện mười tám đôi mươi đã là quá tuổi để nhận lì xì rồi thì nhiều bạn trẻ còn phải đau đầu về chuyện đã đến lúc mình là người đi lì xì lại. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng đã đủ tuổi có thể lao động kiếm tiền, tự chủ về mặt tài chính rồi thì nên có trách nhiệm mừng tuổi lại ông bà cũng như các em nhỏ hơn. Tuy nhiên, lứa tuổi này chưa phải lứa tuổi làm ra quá nhiều tiền nên nhiều người vẫn đang phân vân không biết năm nay mình có nên chuẩn bị tiền để lì xì không?

Trọng Tú, một cậu bạn sinh viên năm cuối của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết rằng: ''Chỗ mình không quan trọng vấn đề này lắm, chưa đi làm ra tiền thì vẫn là con nít vẫn được nhận lì xì, còn việc có cho lại em nhỏ không thì tùy lòng, còn người lớn thì hầu như mình chỉ lì xì cho bố mẹ. Nhiều cũng được, ít cũng được, quan trọng là tấm lòng". 

gen z lon roi co nen nhan li xi khong - anh 0
Nhiều bạn trẻ lo lắng năm nay đến lượt mình lì xì (Nguồn ảnh: Vietravel)

Hoàn Hảo (sinh viên năm 2 của trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM) cũng đang rất lo lắng khi mình của vài năm nữa thôi cũng sắp phải đi lì xì thay vì nhận lì xì như những mùa Tết trước: ''Mình cũng đang lo. Mà hiện tại vẫn còn đi học. Chưa làm ra đồng nào nên thôi việc đó chưa tới. Mà mình thấy việc lì xì lại cũng là việc nên làm, còn được mừng tuổi ông bà là một chuyện tốt".

Việc phải có tiền để còn lì xì trong Tết đang vô hình đặt thêm nhiều gánh nặng lên những đôi vai mới bước vào đời của những bạn trẻ, khiến cho nhiều bạn phải gồng mình chạy nước rút công việc, tăng ca công việc gấp đôi gấp ba lần so với bình thường cũng như tiết kiệm nhất có thể để đủ tiền mang về quê.

Hãy để lì xì trở thành một văn hoá đẹp

Lì xì trong mỗi dịp Tết đại diện cho lời chúc mạnh khỏe, an lành và hạnh phúc của người gửi đến cho người nhận. Chuyện lì xì không phân biệt lứa tuổi, đối tượng là ai. Mặc dù trong thời đại mới này, văn hoá lì xì đã thay đổi ít nhiều để cho phù hợp với cuộc sống hiện nay nhưng giá trị cốt lõi của phong tục truyền thống này sẽ luôn không thay đổi.

Vì vậy, đừng bao giờ phân biệt tuổi tác khi lì xì, dù là trẻ con, người lớn hay các cụ cao niên thì đều có quyền mong chờ được nhận lì xì cho dịp Tết như một lời chúc của người thân gửi đến họ.

gen z lon roi co nen nhan li xi khong - anh 0
Hãy để cho lì xì vẫn là một nét văn hoá đẹp 

Tuy ta hay nói với nhau là đừng bao giờ đòi lì xì nhưng mỗi khi được lì xì thì trong mỗi người vẫn có một niềm vui, niềm hạnh phúc khó tả. Hãy bỏ qua mọi rào cản nhạy cảm trong vấn đề tiền bạc, để cho cái Tết sẽ mang đúng nghĩa của nó là ngày của những niềm vui, sum vầy hạnh phúc chứ không phải là ngày của những lo toan và áp lực.

Dù mỗi năm câu chuyện lớn rồi có nhận lì xì không vẫn gây tranh cãi nhưng chung quy lại thì ai cũng có quyền được nhận lì xì, cũng như được trao đi lì xì cùng những lời chúc tốt lành đến từ gia đình, người thân của mình trong những ngày đầu năm.

Có nên đòi hỏi mức thưởng Tết "sộp" trong một năm khó khăn vừa qua?

"Gần Tết rồi, xin đừng bom hàng..."

Gen Z và những lưu ý cho khách đến nhà chơi Tết, đừng vấp phải quạu quọ đầu năm

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ