Lý tưởng "Mang tiền về cho mẹ" vào dịp cuối năm có thật sự đúng?

“Mang tiền về cho mẹ, đừng mang ưu phiền về cho mẹ” trở thành câu hát đầy tình yêu thương mà người trẻ muốn dành tặng cho gia đình vào dịp cuối năm.

Gần đây bài hát của Đen Vâu trở nên viral trên khắp các trang mạng xã hội và trở thành một hiện tượng vào dịp cuối năm với ca từ lắng đọng và không kém phần ý nghĩa. Bên cạnh những nhận xét khen ngợi dành cho MV của nam Rapper, thì cũng xuất hiện một số ý kiến cho rằng ca từ có phần không phù hợp vì trên thực tế tiền không phải những gì mà cha mẹ vẫn luôn muốn hướng đến con cái.

Dường như câu hát đang dần trở thành lý tưởng của nhiều đứa con sau một năm vất vả lao động đi cùng những khó khăn từ dịch bệnh. Ai cũng mong muốn có được một cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình, song đó chúng ta cũng nhìn nhận một thực tế rằng tiền đôi lúc cũng chỉ là thứ vật chất bình thường, quan trọng vẫn là những khoảnh khắc gia đình trọn vẹn bên nhau sau một năm xa cách.

Tiền bạc vẫn đứng sau những hạnh phúc và bình an của con cái

Đứa trẻ nào cũng hy vọng được "Mang tiền về cho mẹ" sau khi đã bước ra đời và vật lộn với thực tế cuộc sống. Nhưng điều mẹ cha mong mỏi nhất lại không phải là những thứ của cải vật chất hay tờ bạc của chúng gửi về mà là sự hạnh phúc và trưởng thành của những đứa trẻ đã rời khỏi nhà, đó là những hy vọng duy nhất mà họ dành cho con mình đằng sau tất cả mọi thứ.

Người con nào cũng muốn dành cho đấng sinh thành những điều tốt đẹp nhất, mong họ có cuộc sống đỡ vất vả để rồi cứ miệt mài lao động không ngừng nghỉ. Đôi khi chính những điều xuất phát từ tình cảm nhưng vô tình khiến chúng ta trở nên vô tâm, quên mất cha mẹ rất cần những cuộc gọi hỏi thăm hay những chuyến trở về sau hành trình dài trong cuộc đời, bấy nhiêu thôi cũng có thể là cho cha mẹ mãn nguyện và yên tâm.

Tất nhiên thực tế cuộc sống thì tiền bạc vẫn có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề, thậm chí khiến cuộc đời của nhiều cá nhân hay gia đình có những sự thay đổi lớn. Nhưng cha mẹ thì cũng chẳng bao giờ muốn vì những điều này mà chứng kiến cho mình phải lao động một cách vất vả, thậm chí là bán đi cả sức khỏe, tính mạng để đổi lấy những đồng lương.

ly tuong mang tien ve cho me vao dip cuoi nam co that su dung - anh 0
Câu hát viral trên khắp các trang mạng xã hội cùng nhiều lý tưởng của người trẻ dịp cuối năm (Nguồn ảnh: Cắt từ MV)

Trong những thời điểm cuối năm, khi cả đất nước vừa trải qua những khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh, chứng kiến những cảnh tang thương và bao gia đình chia cắt. Dường như tiền bạc cũng chẳng còn là vấn đề mà nhiều cha mẹ quan tâm, thứ họ hy vọng ngay thời điểm này có lẽ là được gặp lại con mình một cách bình an sau một khoảng thời gian dài xa cách.

Giá trị vật chất cũng là món quà đáp lại công lao nuôi dưỡng

Khi nuôi dưỡng chúng ta nên người, thứ duy nhất mà cha mẹ vẫn luôn muốn hướng đến là việc ta được sống hạnh phúc với cuộc đời của riêng mình, hoàn toàn không phải để một ngày con cái sẽ trả ơn. Nhưng đó là trách nhiệm mà chúng ta phải gánh vác khi lớn lên, là giúp cha mẹ đỡ khó khăn hay có được một cuộc sống họ vốn cần có được sau những hy sinh trong cuộc đời.

ly tuong mang tien ve cho me vao dip cuoi nam co that su dung - anh 0
Cha mẹ không mong những giá trị vật chất nhưng đó là một phần trách nhiệm của con cái (Nguồn ảnh: Cắt từ MV)

Đến một giai đoạn khi chúng ta trưởng thành, làm chủ cuộc đời hay nhận thức được những giá trị của đồng tiền thì tự khắc những đứa trẻ đó sẽ thêm yêu thương cha mẹ của mình. Những khát vọng hay lý tưởng phụng dưỡng cũng được xây dựng từ đây, và tiền bạc cũng được xem là một công cụ nhanh nhất để con người thực hiện được những mong muốn của bản thân mình.

Ca từ của bài hát cũng chỉ là một lý tưởng được hiện thực hóa của những người con sau khi đã trưởng thành và nhận ra những hy sinh to lớn trong cuộc đời của mẹ. Giờ đây, đó như sự đền đáp công lao nuôi dưỡng không quãng khó khăn để chăm sóc một đứa trẻ để chúng có thể trở thành công dân tốt hay kiếm được tiền lương thiện.

ly tuong mang tien ve cho me vao dip cuoi nam co that su dung - anh 0
Từ những yêu thương của con cái mà những lý tưởng về cuộc sống tốt đẹp dành cho mẹ cha cũng được hình thành (Nguồn ảnh: Pinterest)

Tuy đó không thật sự là thứ mà các cha mẹ cần hay mong muốn con mình phải mang về, thậm chí đôi lúc còn cố tình phớt lờ đi những yêu cầu của con cái về cuộc sống tốt đẹp cho mình. Chúng ta cần phải hiểu, những thứ vật chất mà mình khó khăn kiếm được chưa bao giờ thay thế được tình cảm mà họ dành cho ta, đôi khi là chẳng hy vọng chỉ vì những đồng lương mỗi tháng gửi về mà con mình phải vất vả.

Thành công của con cái luôn là ước mơ của mẹ cha

Để nuôi nấng một đứa trẻ cho đến khi chúng có thể tự chăm sóc và nuôi sống bản thân mình là một hành trình với nhiều người cha, người mẹ chưa bao giờ là dễ dàng. Chính điều này mà đôi lúc họ đã thực sự quên luôn cả ước mơ của riêng mình, thay vào đó là vô số những bộ bề lo toan cho cuộc sống của gia đình và nghĩa vụ vun đắp ước mơ, tương lai cho con cái.

ly tuong mang tien ve cho me vao dip cuoi nam co that su dung - anh 0
Vì gia đình và xây dựng tương lai cho con cái mà nhiều cha mẹ đã quên mất đi những ước mơ của đời mình (Nguồn ảnh: Tuổi trẻ)

Đến cuối cùng, sau khi đứa trẻ đó đã bước ra đời và nếm trải những mặn, ngọt, cay, chua, đắng thì ước mơ của họ cũng chỉ đơn giản là nhìn thấy con mình được thành công, được sống hạnh phúc với cuộc đời của riêng chúng. Đó là duy nhất những gì mà họ hy vọng chúng ta đạt được, chứ không hoàn toàn là suy nghĩ con cái sẽ mang tiền về.

Thành công và có được tiền là điều chúng ta mong muốn và chính cha mẹ cũng mang nhiều hy vọng, nhưng đừng vì điều này mà quên mất đi những yêu thương vốn cần được trân trọng. Hãy quan tâm cha mẹ nhiều hơn vì không ai trong chúng ta biết được với gia đình hay những điều đẹp đẽ, thiêng liêng sẽ là lần cuối cùng.

ly tuong mang tien ve cho me vao dip cuoi nam co that su dung - anh 0
Những sự cố gắng của chúng ta trong cuộc sống đã có một phần ước mơ của mẹ cha (Nguồn ảnh: Bestie)

Rời khỏi vòng tay mẹ cha, sống xa quê hương và gia đình, những đứa trẻ sẽ bắt đầu học cách làm quen với thực tại cuộc sống tàn khốc, xung quanh toàn những lọc lừa và cạm bẫy. Để rồi có những giây phút thèm được trở về nhà bên sự bình yên của gia đình hay cần lắm một chỗ dựa tinh thần sau những vấp ngã nhưng cuối cùng vẫn tự đứng dậy vì trong sự cố gắng của chúng ta là một phần ước mơ của mẹ cha.

Sinh viên và 1001 câu chuyện về học phí: Mang tiền về cho... trường!

Gen Z "mang tiền về cho mẹ": Mẹ cứ việc bỏ giỏ hàng, nợ mẹ... một chàng rể!

Có một vấn đề đang xảy ra với Gen Z: Tâm sự với gia đình trở thành điều xa xỉ!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ