Mental Health America báo cáo rằng trầm cảm được xếp hạng là 1 trong 3 vấn đề hàng đầu tại nơi làm việc.
Nếu bạn cảm thấy chán nản khi làm việc, đặc biệt là thời điểm cận Tết, bạn không hề đơn độc: Buồn bã, lo lắng, mất động lực, khó tập trung và chán nản chỉ là một trong số hàng tá tình trạng bạn và nhiều người thường gặp phải. Và trầm cảm trong công việc là tình trạng tồi tệ nhất bạn có thể phải đối mặt.
Dữ liệu từ cuộc khảo sát của Nhà nước về sức khoẻ tâm thần ở Mỹ năm 2021 cho thấy số người tìm kiếm sự trợ giúp cho chứng trầm cảm đã tăng đáng kể từ năm 2019 đến năm 2020. Số người tham gia cuộc khảo sát về chứng trầm cảm đã tăng 62%, cứ 10 người thì có 8 người có các triệu chứng trầm cảm từ trung bình đến nặng.
Theo Cục thống kê Lao động, nhân viên toàn thời gian dành trung bình 8,5 giờ mỗi ngày để làm việc vào các ngày trong tuần và 5,5 giờ làm việc vào cuối tuần hoặc ngày lễ. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người trong số họ sẽ trải qua các triệu chứng trầm cảm trong khi làm việc.
Nội dung liên quan
"Suy nhược" trong công việc là gì?
Một công việc có thể không gây ra trầm cảm, nhưng môi trường làm việc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đối với những người đã từng sống chung với chứng trầm cảm. Rashmi Parmar, một bác sĩ tâm thần tại Tâm thần học cộng đồng cho biết: "Bất kỳ nơi làm việc nào cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn hoặc là yếu tố góp phần gây ra trầm cảm tùy thuộc vào mức độ căng thẳng và những chế độ hỗ trợ tại nơi làm việc".
Sự "suy nhược" này sẽ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của bạn trong công việc cũng như ở nhà. Một số dấu hiệu phổ biến có thể sơ lược như:
- Các cảm giác buồn chán và tự mãn về công việc của bạn.
- Năng lượng thấp và thiếu động lực để làm mọi việc, đôi khi có thể biểu hiện như sự chán nản trong công việc.
- Cảm giác buồn chán hoặc tâm trạng tiêu cực dai dẳng hoặc kéo dài .
- Không có khả năng tập trung hoặc chú ý vào các nhiệm vụ công việc và khó ghi lại hoặc ghi nhớ mọi thứ, đặc biệt là thông tin mới.
- Mắc lỗi quá nhiều trong công việc hàng ngày cùng khả năng ra quyết định suy giảm.
- Các vấn đề về thể chất như tăng/ giảm cân, đau đầu, khó ngủ.
Leela R.Magavi, một bác sĩ tâm thần và giám đốc y tế khu vực tại Tâm thần học cộng đồng cho biết cô làm việc với nhiều trường hợp bị ảnh hưởng xấu do tham gia vào công việc mà họ không đam mê: "Họ hoàn thành nhiệm vụ trong ngày một cách "lấy lệ" và bắt đầu cảm thấy mất kết nối, mất tinh thần, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng và các triệu chứng trầm cảm".
Làm việc từ xa mặc dù thuận tiện nhưng đi kèm với những "cạm bẫy" của nó. Theo Parmar, ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và công việc có thể dễ dàng biến mất, gây ra những biến động lớn trong thói quen hàng ngày của bạn.
Làm việc từ xa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và mẹo để cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn
- Ra khỏi nhà và đi dạo.
- Giữ không gian làm việc của bạn thật yên tĩnh.
- Loại bỏ sự lộn xộn xung quanh bàn làm việc của bạn.
- Thực hành 5 phút thiền chánh niệm vào mỗi buổi sáng.
- Gọi cho một người bạn đơn giản là để tán gẫu và kết nối.
- Thư giãn ngắt quãng khi phải ngồi trước màn hình máy tính quá nhiều.
Bất kể bạn làm việc ở đâu, việc kiểm soát các dấu hiệu chán nản tại nơi làm việc có thể là điều không dễ dàng. Một công việc kém phù hợp khiến chúng ta "kiệt sức" về tinh thần lẫn thể chất, ảnh hưởng đến cả sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, Parmar nói rằng người sử dụng lao động và cả bản thân nhân viên có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định những nguy cơ: "Điều quan trọng là phải tạo ra một nền văn hóa truyền bá nhận thức và giảm kỳ thị liên quan đến các rối loạn sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc, vì vậy các cá nhân bị ảnh hưởng được khuyến khích tự do tìm kiếm sự giúp đỡ mà không có bất kỳ thành kiến nào khi cần thiết".
Nguồn: TH&PL