Định kiến muôn thuở về du học sinh: Về nước là thất bại?

Với sự đắt đỏ của các chuyến đi học nước ngoài, du học sinh là những người luôn bị gắn rất nhiều định kiến không hay.

Du học chính là điều kiện thuận lợi để các bạn trẻ phát triển bản thân. Không chỉ được tiếp thu nhiều kiến thức mới từ nền giáo dục nước bạn, cơ hội nghề nghiệp rộng mở cũng là "thỏi nam châm" thu hút nhiều người đến nước ngoài học tập. 

Có lẽ vì vậy mà du học sinh luôn bị áp đặt nhiều định kiến, điển hình như: "Đi du học là cống hiến chất xám cho nước bạn", "Du học mà về nước là người thất bại, tốn tiền cha mẹ", "Du học thì hãy cố định cư ở nước ngoài vì thu nhập rất cao"...

Trước muôn vàn định kiến về du học sinh, Dương Phạm - du học sinh Úc hiện sở hữu tài khoản social 1,1 triệu lượt theo dõi đã bày tỏ quan điểm riêng bằng chính trải nghiệm thực tế của cô. Dương về nước từ đầu năm 2022 sau khi hoàn thành chương trình đại học. Cô quyết định phát triển sự nghiệp tại Việt Nam thay vì ở lại Úc làm việc với mức lương cao hơn.

Từ câu chuyện của bản thân, Dương đã đúc kết ra những "lý lẽ" để phản bác suy nghĩ tiêu cực về các du học sinh về nước: "Mọi người đang thần thánh hoá cuộc sống bên nước ngoài. Mọi người quên mất chuyện về nước là một sự lựa chọn chứ không có nghĩa là thất bại, không kiếm được việc hay không định cư được. Không có đâu nha! Sống ở đâu thì cũng là sống thôi, ở đâu cũng phải lao động để lo cuộc sống. Phải còng lưng trả tiền nhà, tiền thuế, tiền nước... thì cũng chưa chắc sướng hơn Việt Nam đâu nha. Đâu phải đi nước ngoài là làm việc nhẹ lương cao đâu".

Cuối cùng, cô "chốt hạ" một điều: "Du học sinh về nước rất nhiều, nhưng mọi người chỉ thấy bề nổi của tảng băng là du học sinh đều định cư tại nước ngoài thôi".

Sau đó, cô giải thích kỹ hơn về việc định cư nước ngoài thông qua câu chuyện của một người bạn: "Bên nước ngoài có một dạng định cư là công ty bảo lãnh, bạn tôi làm việc với công ty khá hợp nên được bảo lãnh ở lại và sau 3 năm sẽ thành thường trú nhân. Và lúc này bạn tôi bắt đầu suy nghĩ rằng 3 năm nữa cũng chưa chắc vị trí hiện tại sẽ thay đổi, mỗi ngày trôi qua cũng y chang nhau. Vậy đây có phải là cuộc sống mình mong muốn không?". 

Một thời gian sau, bạn của cô quyết định về nước và đang rất hài lòng với mức lương, cuộc sống hiện tại. Dương Phạm tiếp tục nêu quan điểm: "Mỗi người có một ưu tiên trong cuộc sống như tiền bạc, tương lai, con cái hoặc môi trường sống. Còn đối với bạn tôi là giá trị bản thân nên cứ ở đâu cảm thấy cuộc sống mình đáng nhất thì ở thôi. Với lại mỗi người mỗi hoàn cảnh nên không thể nào đánh giá đúng sai việc về nước hay ở lại được".

Cô gái du học sinh Úc chia sẻ: "Xin việc ở Việt Nam đã khó mà xin việc ở nước ngoài có khi còn khó hơn vì có nhiều vấn đề lắm. Đầu tiên là phải cạnh tranh với các bạn Tây bên này và các du học sinh khác. Ngoài ra thì visa cũng là một vấn đề, nhiều người bị từ chối vì không phải là người định cư.

Nhưng thua cái này thì bù cái khác, xin việc không chỉ cần cái bằng mà cần kinh nghiệm nữa. Hãy tranh thủ xin thực tập khi đi học để thuyết phục nhà tuyển dụng. Và bên này nộp CV 300 chỗ mới có việc là chuyện bình thường".

dinh kien muon thuo ve du hoc sinh ve nuoc la that bai - anh 0
Dương Phạm mang đến nhiều góc nhìn mới mẻ về cuộc sống du học thú vị nhưng không kém phần khắc nghiệt.

Từ những kinh nghiệm xương máu đúc kết được trong suốt quá trình du học Úc, Dương Phạm đã làm rõ nhiều lầm tưởng của mọi người về du học sinh. Do đó, lựa chọn sinh sống, công tác tại nước ngoài hay Việt Nam là quyền tự do của mỗi người, không nên vì những định kiến không đúng đắn của xã hội mà phán xét họ bằng những lời lẽ không hay.

Nói mới để ý: Tới Hà Nội phải thử ngay 'chiếc mũ đặc sản Thủ đô'

Nghi vấn chiếc áo 'quét đất' của Dược sĩ Tiến đạo nhái

Chồng Nhật phản ứng đầy bất ngờ trước nhan sắc mới của Bà Nhân

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ