Những kẻ tấn công tình dục thường coi phụ nữ là đối tượng tình dục và đáp ứng nhu cầu tình dục của nam giới.
Người bị tấn công tình dục luôn lo sợ rằng người xâm hại mình có thể sẽ quay lại, sợ mọi thứ xung quanh không an toàn, sợ phải một mình, sợ những thứ có thể khơi gợi lại kí ức kinh hoàng đó. Nó luôn khiến nạn nhân có cảm giác ghê tởm, tự trách bản thân và gây ra cho họ chứng rối loạn hội chứng sau chấn thương (PTSD).
Nội dung liên quan
Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc về tâm lý của kẻ tấn công tình dục?
Kẻ tấn công tình dục có thể là bất kỳ ai - đó là những gì Tiến sĩ Samuel D. Smithyman, nhà tâm lý học lâm sàng Hoa Kỳ đã rút ra được khi ông phỏng vấn ẩn danh 50 người đàn ông vào những năm 1970 - người đã thú nhận họ từng cưỡng hiếp một ai đó.
Những người đàn ông này có hoàn cảnh xuất thân, địa vị xã hội đa dạng và tất nhiên, tính cách và tâm hồn của họ khác nhau.
Các động cơ đằng sau hành vi tấn công tình dục rất đa dạng và rất khó định lượng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy những kẻ tấn công tình dục có một số đặc điểm chung: nam tính độc hại và thù địch với phụ nữ.
Nam tính độc hại
Sherry Hamby, nữ giáo sư nghiên cứu tâm lý học tại Đại học Nam ở bang Tennessee của Mỹ, nói với tạp chí DW rằng: Tấn công tình dục không phải là để thỏa mãn tình dục hoặc sở thích tình dục, mà là để thống trị con người.
Hamby, người cũng là biên tập viên sáng lập của tạp chí Tâm lý học về bạo lực của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, cô đã giải thích cách nam tính độc hại thúc đẩy văn hóa tấn công tình dục. Cô nói: "Rất nhiều kẻ phạm tội hiếp dâm và tấn công tình dục khác là nam giới. Cách duy nhất để có địa vị xã hội giữa các bạn nam là phải có nhiều kinh nghiệm tình dục, và việc không hoạt động tình dục thường bị kỳ thị".
Nữ giáo sư tin rằng những áp lực từ bạn bè như vậy khiến đàn ông trở thành tội phạm tình dục vì "nhiều người chỉ đang trong tình trạng hoảng sợ tuyệt đối rằng họ sẽ bị phát hiện là không có kinh nghiệm tình dục".
Nói cách khác, có một một số nền văn hóa đã gợi ý cho những người đàn ông này rằng họ nên khẳng định sự thống trị đối với phụ nữ và kỳ thị những người không có nhiều tình dục.
Sự thù địch đối với phụ nữ
Những kẻ tấn công tình dục thường coi phụ nữ là đối tượng tình dục và đáp ứng nhu cầu tình dục của nam giới. Không những thế, một kẻ hiếp dâm có thể tin rằng nếu một người phụ nữ nói không, tức là họ nói có và người phụ nữ đó chỉ đang đùa giỡn hoặc thách thức anh ta.
Antonia Abbey, một nhà tâm lý học xã hội tại Đại học Wayne State ở thành phố Detroit của Hoa Kỳ đã viết: "Hầu hết phụ nữ nói 'không' lần đầu tiên bị tấn công tình dục. Một người đàn ông phải kiên trì để xác định xem người phụ nữ ấy có thực sự muốn nói như vậy không". Đó là lý do vì sao nam giới thường lặp lại hành vi tấn công tình dục của mình.
Abbey dẫn lời một kẻ tái phạm tấn công tình dục rằng: "Tôi cảm thấy như thể tôi đã nhận được thứ gì đó mà tôi có quyền được hưởng, và tôi cảm thấy tôi đang trả ơn cô ấy vì đã kích dục tôi".
Việc bị từ chối đã ảnh hưởng đến lòng tự ái của những kẻ tấn công tình dục. Chính vì thế, lòng tự ái và tội tấn công tình dục có liên kết mạnh mẽ khi người ta lo ngại về những người tái phạm tấn công tình dục để phục thù. Một trong những đặc điểm chính mà những kẻ tấn công tình dục chia sẻ là họ có xu hướng coi thường người khác.
Hiếp dâm là một ham muốn tình dục hay một hành động bạo lực?
Trước tiên cần xác định rằng tấn công tình dục không phải là một rối loạn về hành vi hay tâm thần, mà là một tội hình sự. Mặc dù một số kẻ tấn công tình dục có thể bị rối loạn tâm lý, nhưng không có rối loạn nào đến mức buộc người ta phải cưỡng hiếp.
Trái với Hamby, nhà sinh vật học tiến hóa Randy Thornhill và nhà nhân chủng học tiến hóa Craig Palmer tin rằng động cơ chính đằng sau hành vi cưỡng hiếp thực sự là tình dục.
Trên thực tế, hầu hết các nhà khoa học xã hội, nhà tâm lý học và nhà hoạt động nữ quyền đều cho rằng tấn công tình dục hầu như chỉ liên quan đến các vấn đề quyền lực và bạo lực. Họ nói rằng hiếp dâm không phải vì ham muốn mà được thúc đẩy bởi sự thôi thúc kiểm soát, thống trị và nó cũng có thể được thúc đẩy bởi sự thù địch đối với phụ nữ.
Nguồn: TH&PL