Con trai muốn mặc váy thì sao?

Câu chuyện về gia đình có bé trai xin bố mẹ mặc váy làm dậy sóng cộng động mạng, với hai luồng ý kiến phân chia rõ rệt trong vấn đề giáo dục giới tính.

Chuyện kể rằng, vào một ngày ấy tan học, con trai nói với người bố muốn muốn mặc váy, "vì mát mẻ lại còn đẹp nữa ạ!". Về nhà, sau khi hai vợ chồng thương lượng, liền đưa bé tới cửa hàng, để bé tự chọn một cái váy. Ngày hôm sau bé trai muốn mặc váy đến trường, hai vợ chồng nói trước có thể con sẽ đối diện với nhiều lời chế giễu hay những ánh mắt dị nghị, nhưng thằng bé biểu hiện ra mặt sao cũng được, con không quan tâm! 

Quả nhiên, cậu bé vừa vào lớp, chủ nhiệm liền gửi tin nhắn hỏi người bố, con trai anh sao lại mặc váy như vậy. Trở về nhà, bé trai khóc một trận, nói hôm nay vui thì ít buồn thì nhiều.

con trai muon mac vay thi sao - anh 0
Cậu bé mặc váy đi học gây xôn xao mạng xã hội

Tiết đạo đức, cô giáo năm mươi tuổi dùng nguyên một tiết để phê bình hành vi bé trai mặc váy, nói: "Đàn ông con trai phải mang khí chất của đàn ông, thế thì làm sao được mặc váy". Lúc đó có một số bạn nữ giơ tay phản đối, là con trai cũng có nhiều lý do để mặc váy, cũng như con gái cũng có thể được làm những việc thông thường chỉ có con trai làm.

Cậu bé kể lại và nói với ba mẹ: "Đau lòng nhất là con cảm thấy cô nói đúng, cảm giác bản thân mình làm phải một điều sai trái! Rất buồn!".

Hai người liền ôm lấy con trai, chia sẻ nỗi buồn với con, đưa cho bé xem những lời cổ vũ khích lệ từ rất nhiều người khác sau khi người bố đem câu chuyện đăng lên mạng xã hội, nói với con rằng: "Quan điểm của mỗi người đối với chuyện này không giống nhau, không có ai sai ai đúng. Chúng ta làm điều bản thân muốn làm, không hại đến người khác!". Cậu bé sau đó rất nhanh đã vui vẻ trở lại.

con trai muon mac vay thi sao - anh 0

Con trai muốn mặc váy, phải cấm!

Một luồng ý kiến chính bình luận nói trên cho rằng hai vị phụ huynh trong câu chuyện trên đã chiều theo con một cách vô lý: "Con trẻ còn nhỏ, chưa có định hình giới tính, người lớn không nên dung túng cho con sống lệch lạc giới tính như vậy, con trai xin mặc váy thì phải cấm tiệt, từ đầu không nên chấp nhận mới đúng".

Bên cạnh câu hỏi mở con trai có được mặc váy hay không liên quan tới định kiến giới, ý kiến này thể hiện một đáp án trong giáo dục của không ít phụ huynh: nếu như con cái có sự thể hiện hay sở thích khác với khuôn khổ, thì phải cấm, phải uốn nắn con ngay chứ!

con trai muon mac vay thi sao - anh 0
Định kiến giới đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của mỗi người 

Cứ thử đi, vì cuộc đời cho phép! 

Mặt khác, luồng ý kiến hoàn toàn ngược lại thể hiện sự tán thưởng và khâm phục phương pháp giáo dục của hai bậc phụ huynh trong câu chuyện: 

"Không chỉ bé trai dũng cảm đâu, bố mẹ bé mới gọi là dũng cảm, dũng cảm ở chỗ dám để cho con mình bị tổn thương và dạy cho nó cách ứng xử với sự tổn thương đó". 

"Cấm đoán không cho con mặc váy, con trẻ sẽ không vui vì chịu ép buộc và áp đặt. Thay vào đó để con tự trải nghiệm mặc váy đến trường. Như vậy vừa thỏa mãn sở thích của con, vừa để con hiểu thế nào là phù hợp, cũng như cái giá của việc được làm điều mình thích nhưng người khác không thích". 

con trai muon mac vay thi sao - anh 0

Trên thực tế, chính người bố trong câu chuyện cũng bày tỏ anh rất bối rối, "không biết nên dùng từ gì để mô tả cảm xúc khi nhìn thấy con trai mình chọn váy". Nhưng sau cùng vẫn ủng hộ con, vì cảm thấy "mình không có lý do gì để phản đối, vì việc con mặc váy không hề gây tổn hại gì tới người khác".

Tấm lòng của bậc làm cha mẹ luôn muốn con cái trưởng thành một cách bình an, vui vẻ, nhưng trên đường đời một người sẽ khó tránh bị thương tổn. Do đó, việc để con thỏa sức trải nghiệm, đồng thời luôn luôn bên cạnh đồng hành, chia sẻ cảm xúc với con như gia đình trong câu chuyện, có thể nói là một cách ứng xử rất văn minh.

con trai muon mac vay thi sao - anh 0

Thông qua trải nghiệm này, bé trai trong câu chuyện có thể học được rất nhiều điều, vượt xa việc đánh giá đơn thuần mặc váy là nên hay không nên. Mạn phép dùng lời người bố trong câu chuyện viết cho con trai để gửi tới những người trẻ vẫn đang mỗi ngày phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân mình: 

"Có rất nhiều quan niệm cố hữu trên thế gian này, con xem, ngoài kia đều nói trong nhà họ mẹ là người nấu ăn làm việc nhà, nhưng ở nhà mình thì bố thường hay nấu ăn dọn dẹp. Rất nhiều chú nói bố nên đi ra ngoài kiếm tiền, đừng ngày nào cũng ở nhà chăm con.

Bọn họ nói cũng không sai, nhưng bố biết đối với bố điều gì là quan trọng nhất! Đây là lựa chọn của bố, bố cho rằng đó mới là việc mình cần làm. Mỗi người đều có giá trị của riêng họ! Đặc biệt khi bản thân con làm những điều không giống với người khác, con sẽ phải đối mặt với nhiều phản ứng khác nhau từ xung quanh, có bao nhiêu người ủng hộ con thì sẽ có từng ấy người phản đối! Nhưng cuối cùng cho dù làm thế nào thì con cũng phải lắng nghe tiếng nói của chính bản thân mình!". 

Học sinh nghỉ học càng lâu thì khả năng quay lại trường càng thấp?

Tuổi trẻ: Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép hay đừng coi sai lầm là phép thử cuộc đời?

Nhân Văn - trường ĐHQG đầu tiên cổ vũ sinh viên LGBTQ+ "Be Yourself"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ