Có 'ngược đời' không khi nói: Ghen tị, đố kị sẽ giúp củng cố một mối quan hệ tình bạn?

Cách xử lí của bạn như thế nào mới quan trọng khi cảm nhận được rằng bản thân đang bị bỏ lại trong tình bạn.

Như cách mà bạn có thể đánh mất người bạn đời của mình vào tay người khác thì bạn bè cũng có thể mất vị trí trong sự "phân cấp" bạn thân - Jaimie Krems, một nhà nghiên cứu về tình bạn và là trợ lý giáo sư tâm lý học tại Đại học Bang Oklahoma cho biết.

Nỗi sợ bị thay thế này thường xuất phát từ sự ghen tị: "Nhiều người sử dụng cách duy trì mối đe dọa để khắc sâu vị trí đối với người kia, nó có hiệu quả nhưng đôi khi cũng có những tác dụng phụ".

co nguoc doi khong khi noi ghen ti do ki se giup cung co mot moi quan he tinh ban - anh 1
Làm cách nào để duy trì một tình bạn đẹp và bền lâu (Nguồn ảnh: Ohni Lisle)

Miriam Kimayer, một chuyên gia về tình bạn và nhà tâm lý học lâm sàng ở Ottawa cho biết cảm giác ghen tị và đố kỵ trong tình bạn khá phổ biến với các khách hàng trưởng thành của mình nhưng họ lại nhầm tưởng đó là một cảm xúc biểu hiện cho sự "chưa chín chắn" và nhiều người cảm thấy xấu hổ. Bà cũng đã giải thích rằng nếu được kiểm soát đúng cách thì những đố kỵ đó có thể giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về bản thân cũng như người bạn của mình và kết quả là tình bạn viên mãn hơn. 

Ghen tuông có thể củng cố một mối quan hệ

Mark Leary, giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Duke cho biết: "Cảm giác sợ hãi, tức giận và ghen tị thường khiến con người khó chịu. Cảm xúc tiêu cực cảnh báo chúng ta về mối nguy hiểm tiềm tàng và thúc đẩy chúng ta thực hiện hành động trước".

Trong những hoàn cảnh thực sự nguy hiểm chẳng hạn như đại dịch, bạn có thể đối phó với sự lo lắng của mình bằng cách đeo khẩu trang và tránh xa đám đông. Khi bạn nghĩ rằng mình sắp mất một người bạn, bạn có thể cố gắng níu kéo sự quan tâm của họ bằng cách trở thành một người biết lắng nghe hơn hoặc cố gắng trở nên lạc quan và vui vẻ hơn.

co nguoc doi khong khi noi ghen ti do ki se giup cung co mot moi quan he tinh ban - anh 2
Ghen tị và đố kị trong tình bạn đôi khi cũng giúp chúng ta găn kết những mối quan hệ (Nguồn ảnh: TED)

Khi cảm giác ghen tị nổi lên hãy bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi tự hỏi mình: "Tôi muốn trở thành người bạn như thế nào?". Xác định nguồn cơn cảm xúc cũng có thể giúp bạn xác định các yếu tố tiềm ẩn có thể khiến trở nên tồi tệ hơn. Khi bạn hiểu cảm xúc của mình, hãy quyết định cách bạn muốn tiếp tục.

Thay vì để sự ghen tị gây ra những phản ứng tiêu cực thì bạn có thể coi cảm xúc như một tín hiệu để trò chuyện với bạn bè theo một hướng khác hoặc giải quyết một số vấn đề của riêng bạn.

Joli Hamilton (45 tuổi, một huấn luyện viên về mối quan hệ ở Westfield, Mass) chia sẻ với tờ New York Times rằng một người bạn thân đã lên kế hoạch cho một bữa tiệc và cô ấy thì biết được thông qua một người bạn khác. Hamilton thừa nhận rằng cảm giác bị tổn thương của cô đã làm nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực như: "Tôi không biết tại sao tôi từng nghĩ chúng ta là bạn của nhau!" hay "Sau tất cả những gì tôi đã làm cho cô ấy, cô ấy lại quên mất tôi!".

co nguoc doi khong khi noi ghen ti do ki se giup cung co mot moi quan he tinh ban - anh 3
Những tổn thương vô hình không được giải quyết làm rạn nứt mối quan hệ (Nguồn ảnh: Creaky Joints)

Nhưng thay vì nói với người bạn của mình, Hamilton quyết định có một cuộc trò chuyện trực diện với bản thân về mối quan tâm của mình: "Tôi luôn muốn có mặt trong mọi kế hoạch của cô ấy, nhưng cô ấy cần thời gian cho những người quan trọng khác nữa". Họ đạt được thỏa hiệp: "Cuối cùng, chúng tôi đã dành một chút thời gian cho nhau, nhưng thời gian đó chỉ gồm những hoạt động mà cả hai chúng tôi đều yêu thích và chỉ có hai chúng tôi".

"Không giống như các mối quan hệ lãng mạn, chúng ta hiếm khi tự hỏi bản thân. Tôi nên mong đợi điều gì ở một tình bạn tốt?" - Tiến sĩ Leary nói. Nhưng việc nêu rõ nhu cầu của bạn và phát triển ranh giới có thể củng cố lòng tin, giúp xây dựng tình bạn trưởng thành hơn.

Ghen tị không phải lúc nào cũng mang tính cá nhân

Joel Minden, nhà tâm lý học lâm sàng và giảng viên tại Đại học Bang California cũng là tác giả của cuốn sách "Show Your Anxiety Who's Boss nói rằng: "Mặc dù cảm xúc của chúng ta là thật, nhưng bộ não của chúng ta không phải lúc nào cũng nói ra sự thật khách quan".

co nguoc doi khong khi noi ghen ti do ki se giup cung co mot moi quan he tinh ban - anh 4
Ghen tị, đố kị và sau đó là đồng cảm và chia sẻ (Nguồn ảnh: The Atlantic)

Thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những lời giải thích hữu ích hơn có thể giảm bớt sức nặng cảm xúc mà những giả định gây tổn thương có thể mang lại. Ví dụ: "Bạn của tôi cần nhiều hơn những người bạn để có thể chia sẻ" sẽ khiến "viên thuốc" dễ nuốt hơn là suy nghĩ "Bạn của tôi đang thay thế tôi".

Thay vì suy nghĩ về việc tình bạn mới của một người bạn ảnh hưởng đến bạn như thế nào, hãy đồng cảm: "Tôi cảm thấy vui khi cô ấy có thêm những người bạn có thể chia sẻ khi tôi không có thời gian kịp quan tâm cô ấy". Khi chúng ta ưu tiên sự đồng cảm trong tình bạn, những lời nhắc nhở về mức độ quan trọng của bạn bè đối với chúng ta và chúng ta có ý nghĩa với họ như thế nào có thể làm dịu cảm giác ghen tị.

Từ video xúc động của Khiemslays: Sự tử tế nào còn lại sau ba từ "bạn thân cũ"?

Covid-19 đã "giết chết" một số tình bạn nhưng điều đó không thật sự là vấn đề!

VEA 2021: Play Together - Game kết nối tình bạn hot nhất mùa dịch

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ