Chàng trai hôn cô gái rồi từ chối hẹn hò: Lộ rõ "định kiến giới" đằng sau nhận xét "quá dễ dãi"?

Mạng xã hội phân cực tạo ra những quan điểm khác biệt, giữa nam giới và nữ giới trước cùng một vấn đề.

Mới đây, trong tập 60 của chương trình Ngôi Sao Tình Yêu, soái ca 1m83 Lê Thanh Tùng (28 tuổi, TP.HCM) đã gây ra tranh cãi khi thản nhiên hôn bạn nữ đắm đuối, trao cơ hội tìm hiểu rồi cuối cùng phũ phàng từ chối hẹn hò với lý do "không thích người quá dễ dãi".

Nhưng sau khi xem lại trọn vẹn phân đoạn cả hai trò chuyện với nhau, không ít người đã "quay xe", chuyển sang chỉ trích cô gái vì những gì đã chia sẻ trong chương trình cũng như những hành động được cho là "quá dễ dãi" trên sân khấu.

chang trai hon co gai roi tu choi hen ho lo ro dinh kien gioi dang sau nhan xet qua de dai - anh 0
Phân cảnh hôn nhau của chàng trai và cô gái trong chương trình Ngôi Sao Tình Yêu

Đằng sau bình luận "dễ dãi cả đôi" của netizen sau một Show truyền hình: Liệu chúng ta có đang quá khắt khe vì ba từ "định kiến giới"?

Mạng xã hội phân cực tạo ra những quan điểm khác biệt giữa nam và nữ giới trước cùng một vấn đề

Hiện tại mạng xã hội đang rần rần với drama chàng trai hôn cô gái trong chương trình Ngôi Sao Tình Yêu rồi từ chối thẳng thừng, cho rằng đối phương là một cô gái dễ dãi. Nhiều người bức xúc để lại vô vàn những bình luận chỉ trích cũng như những ý kiến đánh giá tiêu cực với lý do rất không chính đáng của nam chính. "Anh này tính cổ hủ quá!", "Lý do này không chấp nhận được. Tại sao cho cơ hội tìm hiểu rồi lại từ chối?".

Tuy nhiên, số đông dư luận khác lại thẳng thừng bày tỏ quan điểm bức xúc của mình trước những hành động được cho là dễ dãi cô gái. "Tưởng như thế nào chứ gặp con gái kiểu như thế này tui cũng từ chối", "Con gái chủ động thì con trai càng thích, nhưng chủ động kiểu này thì là bừa bãi".

chang trai hon co gai roi tu choi hen ho lo ro dinh kien gioi dang sau nhan xet qua de dai - anh 0

Vô hình chung, mạng xã hội phân cực tạo ra sự đấu tranh quan điểm khác biệt, giữa nam giới và nữ giới trước cùng một vấn đề là "sự dễ dãi". Nhiều người cho rằng, phụ nữ dễ dãi thì càng dễ bị đàn ông quấy rối còn đàn ông lợi dụng sự dễ dãi của phụ nữ để tự do đụng chạm là xấu xa. Nhưng sâu xa hơn vẫn là sự áp đặt của mỗi người lên giới tính. Việc xuất hiện trên sóng truyền hình như vậy có thể mang lại muôn vàn luồng ý kiến khác nhau đến từ phía người xem.

Xã hội luôn ráo riết kêu gọi sự bình đẳng giới, nhưng có bao giờ bạn đặt tay lên trán suy nghĩ, "dư luận" đè nặng lên nam giới hay nữ giới hơn? Giới nào sẽ có nhiều áp lực cuộc sống hơn? "Nữ giới quan hệ tình dục trước khi kết hôn" là "hư thân mất nết"? . Đây cũng là một loại định kiến, đánh giá một người phụ nữ cũng không phải dựa trên "trinh tiết".

chang trai hon co gai roi tu choi hen ho lo ro dinh kien gioi dang sau nhan xet qua de dai - anh 0

Những áp đặt thiên về đặc điểm giữa nam giới và nữ giới nhìn chung vẫn còn va vấp nhiều định kiến. Đặc biệt, định kiến của xã hội áp đặt lên nữ giới vẫn khắc nghiệt hơn. Việt Nam nói riêng hay các nước thuộc khu vực châu Á nói chung thì định kiến giới đã ăn sâu vào trong nên văn hóa, tôn giáo và chuẩn mực xã hội. Nó giống như một "bộ luật" đanh thép buộc nữ giới phải tuân theo nếu không sẽ bị lên án bởi bản án vô hình mang tên "định kiến".

Vì sao nói "dễ dãi" là định kiến giới? Vì những điều như vậy chỉ xảy ra ở nữ giới. Xét về tính cách, nữ giới phải "công dung ngôn hạnh", "nết na, thùy mị" và đặc biệt phải giữ kẻ trước nam giới. Nữ giới thì không được xăm hình, không được lẳng lơ trước người khác giới bởi người ta bày xích "Dễ dãi là phương châm của thể xác và là tro nguội của tâm hồn".

chang trai hon co gai roi tu choi hen ho lo ro dinh kien gioi dang sau nhan xet qua de dai - anh 0

Đừng khắt khe với Gen Z vì hai từ "dễ dãi" trong khi thế hệ này tiếp nhận nó một cách "open mind"

Gen Z là thế hệ cởi mở trong đối thoại, hòa nhập với người khác. Tính trôi chảy của giới, quyền con người, nữ quyền, chủng tộc và sắc tộc là một vài ví dụ về các nguyên nhân quan trọng đối với GenZ. Đặc biệt, vấn đề về giới tính được Gen Z nhìn nhận một cách cởi mở và thoáng hơn so với các thế hệ trước.

chang trai hon co gai roi tu choi hen ho lo ro dinh kien gioi dang sau nhan xet qua de dai - anh 0

Trên sân khấu của một show hẹn hò vừa qua, có nhiều ý kiến trái chiều về việc bạn nữ có những hành động thân mật với bạn trai và dùng những lời lẽ có phần táo bạo "Anh có muốn rờ lại của em không?" khiến nhiều người bức xúc cho rằng đây là hành vi dễ dãi. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều Gen Z thì đây là một hành động bình thường và nhiều bạn còn cho rằng cô nàng có cá tính mạnh, tự tin thể hiện bản thân mình. Dù là con trai hay con gái thì ai cũng có quyền thể hiện cảm xúc mạnh hơn.

Do sự khác biệt về tư duy và sự thâm nhập thời cuộc nên Gen Z có sự nhìn nhận về quan điểm khác biệt so với các thế hệ trước. Bước ra những quan điểm lỗi thời trong tình yêu cũng như tình dục, người trẻ tự tin giải phóng mình khỏi những giới hạn của xã hội. Nếu ngày xưa, "nam nữ thọ thọ bất tương thân" nghĩa là trai gái không được kề cận nhau quá thì Gen Z đã từng bước phá vỡ quan điểm này một cách khéo léo không mất duyên.

chang trai hon co gai roi tu choi hen ho lo ro dinh kien gioi dang sau nhan xet qua de dai - anh 0

 Gen Z sống rất cá tính, muốn làm những điều mình thích, trải nghiệm những gì mình chưa từng thử và đương đầu với những thách thức. Đây có thể nói là một thế hệ rất tự tin trên con đường của bản thân đã đặt ra và tin tưởng vào các quyết định của mình. Vì thế việc thể hiện cảm xúc hay cá tính của mình trên một show truyền hình là điều khá bình thường đối với một Gen Z.

Thậm chí, những mối quan hệ như ONS, FWB cũng xuất hiện dần và trở nên quen thuộc trong thời đại ngày nay. Họ không ngại nói nhau nghe những câu chuyện về tình dục, không ngại kể nhau nghe về những lần "mây mưa". Gen Z thực sự không phải giấu mình hay né tránh khi nhắc đến tình yêu hay tình dục. Mà ở những câu chuyện đó, họ cùng nhau chia sẻ, góp nhặt kiến thức để xóa bỏ đi những định kiến lỗi thời của thế hệ cũ.

Chúng ta cần có góc nhìn văn minh hơn trong câu chuyện "dễ dãi" này

Sau khi gameshow diễn ra, dư luận chia làm hai phe đối lập, một phe chỉ trích chàng trai nhưng cũng rất nhiều ý kiến phê bình cô gái. Tuy nhiên, ai đúng ai sai không quan trọng. Quan trọng nhất là cách nhìn nhận và ứng xử của mỗi người trong những trường hợp tương tự như thế này.

chang trai hon co gai roi tu choi hen ho lo ro dinh kien gioi dang sau nhan xet qua de dai - anh 0

Từ một gameshow truyền hình tới những bình luận trên mạng hay "lời ra tiếng vào" của những người đang xem trực tiếp qua màn ảnh nhỏ. Tất cả đều phản ánh những áp đặt lên nữ giới vẫn còn nhiều nặng nề mặc dù cuộc chiến về bình đẳng giới đã làm thay đổi khá nhiều định kiến về phụ nữ.

Chúng ta đừng quá khắt khe hay quy chụp mà quy tội cho người khác chỉ vì một show truyền hình hay một clip ngắn ngủi. Mọi người luôn nhắc nhở, cổ vũ nhau hãy sống văn minh, hiện đại, nhưng lại có thái độ chỉ trích một vấn đề theo cách tiếp cận thiển cận.

Đừng mãi sống trong tư tưởng của những định kiến lỗi thời. Những câu chuyện về giới tính nên được nhìn nhận theo hướng tích cực nhất. Cũng đừng mãi xem đó là câu chuyện "xấu mặt". Vì từ lâu nay, những câu chuyện về việc nữ giới phải biết "giữ kẻ" luôn là câu chuyện với nhiều luồng ý kiến khác nhau, là khoảng cách thế hệ, là tư tưởng trong mỗi cá nhân được hình thành.

Định kiến: Chất xúc tác để Gen Z thể hiện bản lĩnh của thế hệ mới

Người chơi hệ “Open”: Mối quan hệ cởi mở hay lối sống "sai trái"?

Người chơi hệ 18+: Chữ "trinh" của nam giới, có "ngàn vàng" như nữ giới?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ