Cảnh báo lừa đảo: Mạo danh cơ quan BHXH, trục lợi từ người lao động xuất hiện trên khắp các trang mạng

Trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều kẻ đã lợi dụng để chiếm đoạt tài sản bằng nhiều cách không thể ngờ đến.

Cảnh báo lừa đảo: Mạo danh cơ quan BHXH, trục lợi từ người lao động xuất hiện trên khắp các trang mạng

Theo nghị quyết số 116 của Chính phủ và quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 sẽ được nhận gói hỗ trợ để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Thế nhưng nhiều kẻ xấu xa đã lợi dụng "thời cơ vàng" để tung ra chiêu trò lừa đảo với thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản từ những con mồi béo bở.

canh bao lua dao mao danh co quan bhxh truc loi tu nguoi lao dong xuat hien tren khap cac trang mang - anh 0
BHXH TP. Hà Nội đã lên tiếng cảnh báo về vụ việc.

Cụ thể trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh những dòng tin nhắn mạo danh đến từ cơ quan Bảo hiểm xã hội để thông báo về việc nhận trợ cấp mùa dịch. Nội dung chính trong tin nhắn sẽ đưa một đường dẫn để người nhận nhấp vào và điền thông tin.

canh bao lua dao mao danh co quan bhxh truc loi tu nguoi lao dong xuat hien tren khap cac trang mang - anh 0
Đối tượng lừa đảo dùng nhiều đường link khác nhau để cài bẫy.

Đối tượng mà các kẻ lừa đảo để mắt đến là người lao động đang thất nghiệp và trông chờ vào quỹ hỗ trợ từ Chính phủ. Có thể đây là một đường dây lừa đảo với quy mô lớn vì rất nhiều người lao động cùng nhận được tin nhắn.

Dòng tin nhắn lừa đảo được cộng đồng mạng lên tiếng cảnh báo: "Ban chua nhan du0c tro cap COVID, vui long nhap m.sccbmobile.com de lay, qua han se kh0ng duoc chap nhan". Nạn khi khi điền thông tin theo đường dẫn trên sẽ yêu cầu cung cầu thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu, mã OTP, kẻ lừa đảo qua đó nắm hết được mọi thông tin của con mồi. 

Đáng nói thủ đoạn mạo danh còn tinh vi đến nỗi tự xưng bản thân là người đến từ các cơ quan bảo hiểm xã hội với mục đích tăng độ uy tín và dụ người lao động vào bẫy.. 

canh bao lua dao mao danh co quan bhxh truc loi tu nguoi lao dong xuat hien tren khap cac trang mang - anh 0
Nhiều người lao động vô tình rơi vào lưới của kẻ lừa đảo vì thủ đoạn rất hình thức rất chuyên nghiệp.

Sau khi nắm được mọi thông tin từ nạn nhân, kẻ lừa đảo có thể dễ dàng lấy số chứng minh và tài khoản để đăng ký vay nặng lãi hay thực hiện lệnh chuyển tiền từ ngân hàng của người lao động. Hành vi ăn cắp thông tin từ người dùng không quá xa lạ, thế nhưng vẫn dễ dàng sập bẫy vì thủ đoạn vô cùng tinh vi.

Trước vụ việc trên cơ quan Bảo hiểm xã hội khẳng định trên trang web chính thức toàn bộ tin nhắn là lừa đảo. Bảo hiểm xã hội không gửi tin nhắn có dòng chữ "chưa nhận được", không có tin nhắn chữ "o" thay bằng số "0".

Đồng thời Bảo hiểm xã hội thành phố cảnh báo người lao động trong tin nhắn phải có chữ "BHXHVN, BHXH_HANOI…" là từ khóa đã được đăng ký với tổng đài.

canh bao lua dao mao danh co quan bhxh truc loi tu nguoi lao dong xuat hien tren khap cac trang mang - anh 0
Một số Fanpage đã đăng dòng trạng thái cảnh báo mọi người cẩn thận trước thủ đoạn mạo danh.

Cơ quan bảo hiểm xã hội khuyến nghị người lao động cần nâng cao cảnh giác, thời gian nhận hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là đến ngày 31/12/2021. 

Vì vậy người lao động cần cảnh giác cao độ trước thủ đoạn từ đường dây lừa đảo mạo danh cơ quan Chính phủ. Đừng nhấn vào bất kỳ đường link nào và cũng không nên cung cấp thông tin cá nhân cho những đối tượng chưa rõ danh tính.

canh bao lua dao mao danh co quan bhxh truc loi tu nguoi lao dong xuat hien tren khap cac trang mang - anh 0
Trang web chính thống của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng lên bài đính chính thông tin.

mới nghe nói: Dịch COVID-19 thời cơ vàng của đội quân lừa đảo

Nóng: Mark Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta

1001 câu hỏi vì sao: Phụ nữ thường trở thành đối tượng bị công kích trên mạng?

Food Reviewer ơi! Đừng vô tâm như thế

Anh chàng bị Reviewer “lừa” đến quán cafe sống ảo hot nhất Sài Gòn và cái kết thất vọng toàn tập

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ