Cái tôi thái quá sẽ dẫn đến những bất an trong cuộc sống, lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng.
Ai cũng mang trong mình cái tôi riêng biệt có sẵn, đó chính là những cá tính và bản chất thật sự của con người. Nó tồn tại theo một lẽ đương nhiên, nhưng đừng sống chung với cái tôi quá lớn của bản thân.
Về mặt tích cực, thì cái tôi đã giúp con người tìm ra những lẽ sống cho bản thân, khiến con người sẽ không trở nên hoang mang trước những mục tiêu lớn của cuộc đời. Đó chính là lý do để con người ta tồn tại. Tuy nhiên, việc có cái tôi quá lớn đôi khi sẽ khiến chúng ta gặp những phiền phức trong cuộc sống.
Luôn cho bản thân mình đúng
Trong bất kỳ một công việc nào, họ luôn cho bản thân mình là người đúng. Từ đó, tạo nên một thái độ hống hách, kiêu căng. Đôi lúc, dù họ là người thật sự sai thì cũng chẳng bao giờ chịu lắng nghe người khác. Hay chấp nhận những sai lầm về mình. Điều ngày, sẽ khiến cuộc sống họ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, khi bản thân chẳng có được một tư duy mở để có thể lắng nghe một cách tích cực những góp ý từ người khác.
Ngoài ra, nó còn khiến tất cả các mối quan hệ dần rời xa chúng ta. Một tâm lý hơn thua, cho mình là nhất và chẳng bao giờ hạ thấp cái tôi sẽ khiến con người trở nên cố chấp. Sự bền vững của tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống cũng đến từ sự nhẫn nhịn và tôn trọng lẫn nhau.
Dễ dàng mất đi sự bình tĩnh
Nguyên nhân của những sự ganh tị và đố kị cũng đến từ việc cá nhân có cái tôi quá lớn. Những người như vậy sẽ nhìn cuộc đời với những lợi ích vay quanh họ và bất kể ai có được những thành công đều chẳng bao giờ công nhận, ngược lại còn có những thái độ tiêu cực.
Họ rất tự tin với những gì mình đang có, đồng thời cũng rất tự ái và dễ dàng nóng giận mỗi khi ai đó nhắc đến những khuyết điểm cũng như cố gắng giúp họ hoàn thiện. Điều này chính là rào cản lớn nhất đối với sự thành công khi họ đánh giá rất cao khả năng của bản thân và nghĩ rằng đã đủ. Sẽ chẳng có ai lại đi muốn hợp tác hay xây dựng mối quan hệ với một người mà khi xảy ra những bất đồng họ liền mất đi sự bình tĩnh, tức giận, thậm chí là dùng những lời lẽ xúc phạm nhau.
Tìm mọi lí do để bảo vệ quan điểm
Họ có muôn vàn lý do để bảo vệ bản thân mình và cái tôi của bản thân, thậm chí là cố tình tình hạ thắp những quan điểm của người khác. Đại đa số những người có cái tôi lớn cũng đến từ những mong muốn khẳng định những giá trị và cống hiến của bản thân. Nhưng họ chẳng bao giờ đủ kiên nhẫn, chú ý đến từng lời nói, suy nghĩ, hành động của mình và người khác trong tất cả các vấn đề. Mọi thứ của họ đều được bộc lộ một cách rất bản năng.
Cái tôi thái quá sẽ dẫn đến những bất an trong cuộc sống, lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng chỉ vì dành quá nhiều để quan tâm đến những lợi ích, cá tính và quan điểm bản thân. Tâm trí chỉ quanh quẩn trong những suy nghĩ nông cạn để rồi bỏ qua tất cả các cơ hội thăng tiến lẫn cả những sự giúp đỡ của người khác.
Luôn so sánh bản thân với người khác
Bất kỳ mọi sự so sánh đều có những tích cực và tiêu cực. Người có cái tôi lớn thường dành nhiều thời gian chú ý đến người khác hay luôn không nhìn thấy khuyết điểm của bản thân nhưng những thiếu sót của người khác lại được họ quan sát rất tỉ mỉ, họ thích tìm hiểu và bàn tán về người khác, để có thể mang ra so sánh nhưng mọi sự so sánh đều là khập khiễng, sẽ có người hơn và người còn hạn chế. Điều đáng tiếc là họ sẽ tự cao với những điểm mạnh của mình và chẳng bao giờ chấp nhận mình thua kém hơn ai.
Những người như vậy cũng chẳng muốn có được sự tiến xa trong cuộc sống vì họ chỉ nhìn nhận được giá trị của bản thân và chẳng thấy được những giá trị của người xung quanh. Tâm lý hơn thua sẽ giúp những người biết kiểm soát cái tôi có thêm những động lực để phát triển, còn việc cá nhân chỉ suốt ngày tìm cách so sánh sẽ khiến bản thân mất đi khoảng thời gian để hoàn thiện mình.
Chẳng bao giờ chịu nhường nhịn
Tưởng chừng là một điều đơn giản trong cuộc sống, vậy mà những người có trong mình cái tôi lớn sẽ chẳng bao giờ làm được. Họ sẽ không có thái độ hòa nhã hay chấp nhận việc người khác hơn mình, sự kiêu hãnh trong bản tính của họ sẽ dẫn đến những xung đột. Hơn thế nữa, con người thường có xu hướng bảo vệ những quyền lợi bản thân nhưng nếu không biết cách nhường nhịn nhau ta có thể đánh mất đi nhiều thứ.
Con người là tổng hòa của những mối quan hệ vô cùng phức tạp, mọi sự sơ xuất đến từ cái tôi quá lớn sẽ dẫn đến những sai lầm, tranh chấp, thậm chí là thù hận với nhau.
Cái tôi quá lớn sẽ cho việc nhường nhịn của bản thân là ngu dốt, thua thiệt hay sự mất mặt nhưng đôi khi bản chất của sự nhường nhịn sẽ là chìa khóa cho những thành công vì chính điều này sẽ tạo nên sự hòa hợp trước mọi vấn đề của cuộc sống, từ đó giúp việc hợp tác trở nên dễ dàng để con người có những điều kiện thuận lợi để phát triển bản thân.
Nội dung liên quan
Cái tôi thật ra không xấu. Nếu ta biết điều tiết nó trong mọi hoàn cảnh, thì điều này sẽ là chất xúc tác để ta không ngừng nâng cao bản thân. Việc hạ thấp cái tôi không đồng nghĩa với việc ta hy sinh toàn bộ lợi ích bản thân mà sẽ là đặt những lợi ích của bản thân cùng với lợi ích của mọi người. Hãy tự hạ cái tôi bản thân xuống để tìm kiếm thành công, luôn tích cực lắng nghe và đón nhận những góp ý từ người khác.
Nguồn: TH&PL