Sự việc nam thanh niên Việt Nam tử vong tại Nhật Bản khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: "Tại sao thấy chết lại không cứu?"
Những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện video một nam thanh niên Việt Nam bị một nam thanh niên khác đánh đập dã man và sau đó còn bị đẩy xuống sông đến thiệt mạng ở Osaka, Nhật Bản.Cộng đồng mạng lên tiếng trước sự việc là sự thờ ơ, lãnh cảm trước cái "lạ" ở đây là có nhiều người xung quanh nhưng thấy chết mà không cứu.
Mọi người Việt và nhiều người luôn đặt câu hỏi tại sao thấy chết không cứu, họ đánh giá và đưa ra cái nhìn tiêu cực về người Nhật. Nhưng đó được xem là một đánh giá vô cùng chủ quan, ở đất nước hay xã hội nào cũng sẽ có nhiều vấn đề xảy ra, không có một nền văn hoá nào là xấu, nên hãy đánh giá sự việc trên nhiều góc độ khác nhau.
Qua câu chuyện của nam thanh niên Việt Nam cùng những chuyện đáng tiếc xảy ra, chúng ta hãy nên nhìn nhận nó qua góc độ tâm lý, cái bẫy đối với câu chuyện người ngoài cuộc. Việc nhiều người đứng ngoài chứng kiến nhưng chẳng làm gì được xem là một hiệu ứng tâm lý.
Hiện tượng này chỉ về một tình huống khẩn cấp mà trong đó những người có mặt không giúp đỡ nạn nhân. Càng có nhiều người chứng kiến, thì một cá nhân chứng kiến lại càng ít xem vụ tai nạn là một vấn đề nghiêm trọng và ít nhận trách nhiệm để hành động hơn.
Hiệu ứng bàng quan (The Bystander effect) nên hiểu rõ để tránh rơi vào?
"Hiệu ứng bàng quan" (the bystander effect) là hiện tượng xã hội mà mọi người nhìn người khác đang gặp nạn mà không làm gì vì có sự hiện diện của những người khác. Thuật ngữ này được đề ra bởi hai nhà tâm lý học John Darley và Bibb Latane tại thời điểm vụ sát hại Kitty Genovese diễn ra.
Tại thời điểm cô thất thanh kêu cứu và bị giết hại, cả 38 nhân chứng đều không có bất cứ hành động gì kể cả can thiệp và gọi cảnh sát. Khi được hỏi, các nhân chứng đều trả lời vì họ không thấy hàng xóm của mình không có phản ứng gì nên họ cũng vậy. Các nhà Tâm lý học và Xã hội học đã thực hiện hàng nghìn thí nghiệm để kiểm chứng sự bàng quan và họ đều thu được kết quả giống nhau: Ở một nhóm càng đông người thì càng ít có sự giúp đỡ khi nhìn thấy các trường hợp khẩn cấp.
Latané và Darley cho rằng nguyên nhân là do hiệu ứng bàng quan dẫn đến sự khuếch tán trách nhiệm (nhiều khả năng các nhân chứng sẽ can thiệp nếu có rất ít hoặc không có nhân chứng khác) và ảnh hưởng xã hội (các cá nhân trong một nhóm theo dõi hành vi của những người xung quanh để quyết định cách thức hành động). Trong trường hợp của Genovese, mỗi nhân chứng kết luận rằng vì hàng xóm của mình không làm gì cả nên mình cũng không cần giúp nạn nhân.
Ai trong chúng ta cũng hiểu rõ, khi thấy người gặp nạn sẽ phải cứu giúp, nhưng tại sao chúng ta lại dửng dưng trước sự cầu cứu khi ở trong đám đông? Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho sự thờ ơ này, nhưng các nhà nghiên cứu tập trung cơ bản ở hai yếu tố.
Theo nguyên lý cơ bản của ảnh hưởng xã hội, khi gặp tình huống không rõ ràng, chúng ta có xu hướng tìm kiếm những manh mối để làm rõ tình hình trước khi hành động. Chúng ta nhìn những người xung quanh để tìm kiếm cách xử lý, và họ cũng vậy. Chính vì thế, không một ai trong đám đông hành động. Đây được gọi là "sự vô tri đa nguyên".
Khi nào bạn sẽ rơi vào bẫy của người ngoài cuộc?
Những người bàng quan đều trải qua quá trình 5 bước, trong mỗi thời điểm họ đều có thể quyết định không làm gì cả, họ chọn đứng yên và không hành động.
- Bước 1: Chú ý đến sự kiện (hoặc lướt vội qua mà không để ý).
- Bước 2: Nhận ra sự khẩn cấp (hoặc cho rằng những người khác không có động thái gì thì nghĩa là tình huống không khẩn cấp).
- Bước 3: Nhận trách nhiệm của mình (hoặc đẩy sang người khác).
- Bước 4: Biết những gì cần làm (hoặc không làm).
- Bước 5: Hành động (hoặc lo ngại nguy hiểm, luật pháp, trạng thái lúng túng…).
Đừng biến mình thành kẻ ngoài cuộc, bàng quàng trước sự việc
Hiệu ứng bàng quan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và sự việc xã hội, sẽ tác động tiêu cực đến những câu chuyện thực tế diễn ra xung quanh chúng ta. Để giảm thiểu những tình huống đáng tiếc xảy ra, các nhà khoa học đã đưa ra biện pháp khắc phục để bạn không rơi vào hiệu ứng tâm lý này.
Vậy làm thế nào để thoát bản thân ra khỏi hiện tượng bàng quan? Câu trả lời mà bạn dễ dàng nhận được đó chính là hãy hành động theo bản năng. Con người là một loài động vật sống theo bầy đàn, chính vì vậy, tinh thần tập thể trong mỗi chúng ta đều rất lớn. Khi gặp tình huống khẩn cấp, bản năng chúng ta thôi thúc sự giúp đỡ. Hãy đáp trả tín hiệu ấy và trợ giúp những người hoạn nạn thay vì cố gắng tìm kiếm câu trả lời từ những người xung quanh.
Nội dung liên quan
Nhưng theo góc độ tâm lý, nó là quá trình nhìn nhận và trải qua rất nhiều nhân tố khác nhau:
1. Bạn cần tìm thấy lối đi ở cuối con đường
Đôi khi chỉ cần nhìn một người làm một điều tử tế hay có ích cũng làm ta sẵn sàng giúp đỡ người khác. Bạn cần được dẫn lối và chỉ đường, gợi mở những hướng đi mới. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi ta quan sát những người khác tham gia vào hành vi kiến tạo xã hội, như hiến máu chẳng hạn, thì nhiều khả năng là ta sẽ làm theo.
2. Kỹ năng và kiến thức "hành trang của anh hùng"
Khi đối mặt với tình huống khẩn cấp, việc biết mình phải làm gì sẽ giúp tăng đáng kể khả năng hành động của một người. Chắc chắn bạn không thể chuẩn bị cho mọi tình huống, vậy nên trước hết hãy tham gia vào những lớp sơ cứu và kỹ năng hồi sức cấp cứu, giúp bạn cảm thấy mình có năng lực hơn và chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp trong tương lai. Bạn đủ khả năng làm chủ bản thân và đủ "trình" để giúp đỡ người khác.
3. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại câu chuyện sẽ khác
Hãy cùng nhau đưa ra tín hiệu và đây là câu chuyện chung của tất cả mọi người. Phân chia vai trò để cùng nhau giúp đỡ người khác thoát khỏi cửa tử thần. Hành động tập thể, hãy đón nhận và hợp tác, kết hợp với nhau để giải quyết vấn đề, hỗ trợ lẫn nhau.
4. Tạo Tương Tác Cá Nhân (Nếu bạn là nạn nhân)
Trong một tình huống khẩn cấp, người đang cần giúp đỡ có thể tạo sự tương tác cá nhân với người lạ bằng cách thực hiện một số bước quan trọng. Các hành vi đơn giản như giao tiếp bằng mắt và nói chuyện phiếm có thể làm tăng khả năng một người đến trợ giúp bạn.
Vì vậy nếu bạn đang rơi vào tình huống khó khăn, tốt hơn là hãy trông cậy vào một cá nhân nào đó trong đám đông, giao tiếp bằng mắt và hỏi trực tiếp để được giúp đỡ thay vì đưa ra lời kêu gọi chung chung.
5. Hiểu Rằng Người Khác Xứng Đáng Được Giúp Đỡ
Người ta thường sẽ giúp đỡ ai đó nếu họ nghĩ người này xứng đáng được giúp đỡ. Trong tình hướng này, bạn nên đặt mình vào vị trí của người khác để được lắng nghe và thấu hiểu, hãy nghĩ đơn giản người đó cần được giúp và họ xứng đáng được nhận điều đó từ bản thân mình. Lòng vị tha và tấm lòng của bạn sẽ thúc đẩy bạn làm việc tốt.
Nguồn: TH&PL