Cái chết của một vận động viên và một nữ streamer - những nạn nhân tiếp theo của "bạo lực mạng"

Những bình luận ác ý, những đoạn tin nhắn xúc phạm, "trả đũa",…với tần suất lớn khiến người "bị bắt nạt" khủng hoảng tâm lý.

Cyber bullying, bạo lực mạng hay bắt nạt mạng - một hình thức tổn thương tâm lý đáng nguy hại không khó để bắt gặp trên các không gian mạng nhất là trong thời đại số, khi mà mọi người kết nối với nhau thông qua internet.

Những bình luận ác ý, những đoạn tin nhắn xúc phạm, "trả đũa",…với tần suất lớn khiến người "bị bắt nạt" khủng hoảng tâm lý. Đã có rất nhiều những "nạn nhân" của bạo lực mạng và một lần nữa hành vi khó chấp nhận này mới đây đã cắt đứt mạng sống của một vận động viên và một streamer.

cai chet cua mot van dong vien va mot nu streamer nhung nan nhan tiep theo cua bao luc mang - anh 0
Cyber bullying, bạo lực mạng hay bắt nạt mạng - một hình thức tổn thương tâm lý đáng nguy hại (Nguồn ảnh: Verywell Mind)

Kim In-hyeok, 28 tuổi, một vận động viên bóng chuyền chuyên nghiệp của Daejeon Samsung Fire Bluefangs, được tìm thấy đã qua đời tại nhà riêng ở Suwon, tỉnh Gyeonggi. Kim đã chia sẻ về những khó khăn tâm lý khi đối mặt với những bình luận ác ý qua tài khoản mạng xã hội hồi năm ngoái:

"Tất cả những hiểu lầm này mà tôi đã bỏ qua trong 10 năm qua. Tôi nghĩ rằng bỏ qua chúng sẽ là tốt nhất, nhưng bây giờ tôi cảm thấy mệt mỏi. Mọi người liên tục bắt nạt tôi bằng những bình luận ác ý. Làm ơn dừng lại, tôi quá mệt mỏi. Không, tôi không trang điểm, tôi chưa bao giờ trang điểm, tôi không thích đàn ông, tôi có bạn gái, và tôi chưa bao giờ đóng bất kỳ nội dung AV nào trong đời. Xin nhắc lại, không, tôi không chuốt mascara hay trang điểm mắt. Tôi chỉ dùng toner và kem dưỡng da, nhưng nếu đó là trang điểm thì tôi xin thừa nhận mình đã trang điểm" - anh viết.

Kim In-hyeok đang đề cập đến những lời chỉ trích về ngoại hình cũng như những tin đồn về giới tính của mình và những thông tin sai lệch lan truyền rằng anh sẽ xuất hiện trong các nội dung khiêu dâm – hàng tá lời đồn đã mọc lên như nấm trên khắp các trang mạng xã hội.

cai chet cua mot van dong vien va mot nu streamer nhung nan nhan tiep theo cua bao luc mang - anh 0
Kim In-hyeok, trái, một vận động viên bóng chuyền chuyên nghiệp cho Daejeon Samsung Fire Bluefangs (Nguồn ảnh: Susan - Han) 
cai chet cua mot van dong vien va mot nu streamer nhung nan nhan tiep theo cua bao luc mang - anh 0
Cho Jang-mi, một streamer trò chơi trực tuyến còn được gọi là BJ Jammi (Nguồn ảnh: Xports News)

Streamer Cho Jang-mi, 27 tuổi, còn được gọi là BJ Jammi, một streamer Twitch tại công ty Quản lý người sáng tạo Dia TV của CJ cũng được phát hiện đã qua đời gần đây. Theo một thành viên trong gia đình cho biết cô ấy đã phải vật lộn với những "chấn thương tâm lý" của việc "bạo lực mạng".

Chú của Cho đã viết trên trang Twitch của cô ấy: "Jang-mi đã bị trầm cảm nghiêm trọng vì những lời bình luận và tin đồn ác ý, dẫn đến việc cô ấy tự tử. Gia đình sẽ thực hiện hành động pháp lý chống lại những người đã gián tiếp gây nên sự mất mát này, họ phải chịu trách nhiệm cho việc lan truyền tin đồn và thông tin sai lệch về Cho".

cai chet cua mot van dong vien va mot nu streamer nhung nan nhan tiep theo cua bao luc mang - anh 0
10/2021, một tổng kết với hơn 75.000 trường hợp phỉ báng trên mạng đã được báo cáo trong 5 năm qua (Nguồn ảnh: Nikkei Asia)

Cho tham gia nền tảng truyền thông với tư cách là một nữ streamer vào năm 2019 với hơn 290.000 người đăng ký trên Twitch và YouTube. Cô đã bị người dùng internet từ các cộng đồng trực tuyến mà nam giới tham gia phần lớn như DC Inside và FM Korea "dìm xuống" với những bình luận là "nhà nữ quyền". Có quá nhiều bình luận ác ý, bôi nhọ và thậm chí là lăng mạ đến Cho.

Sau khi Jo Jang Mi qua đời, công chúng gửi một bản kiến ​​nghị với sự ủng hộ của hơn 30.000 người chỉ trong một ngày lên Nhà Xanh để yêu cầu chính phủ trừng phạt những người đưa ra những bình luận tiêu cực. 

Theo luật mạng thông tin ở Hàn Quốc, những người bình luận ác ý có thể phải ngồi tù 3 năm hoặc bị phạt tới 30 triệu won (25.010 USD) vì tội phỉ báng. Ngoài ra, luật pháp cho phép răn đe nặng hơn với mức án lên đến 7 năm tù và phạt tiền lên đến 50 triệu won cho hành vi khinh thường, nói xấu hoặc xúc phạm người đó trực tiếp.

cai chet cua mot van dong vien va mot nu streamer nhung nan nhan tiep theo cua bao luc mang - anh 0

Trước đó vào năm 2019, vụ tự tử của các ngôi sao Kpop Sulli và Goo Hara liên quan đến những bình luận ác ý khiến công chúng đau buồn trở thành tâm điểm chỉ trích và lên án những lời chế giễu trên mạng. Thông tin chấn động này một lần nữa khiến chúng ta phải e dè và có trách nhiệm hơn với từng phát ngôn, từng thông tin tiếp xúc trên các không gian mạng.

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi đăng hoặc chia sẻ bất cứ điều gì trên các nền tảng kỹ thuật số. Không gian mạng thực sự phức tạp và khôn lường vì vậy hãy hạn chế tối đa sự rò rỉ hoặc tuyệt đối không công khai các thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại hoặc tên trường học chẳng hạn của bạn.

Từ drama của Trần My và Trang Nemo: Hãy ngưng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề

Drama hoa hậu bị bạn học tố cáo: Vì sao bạo lực học đường là những điều rất khó quên lãng?

Cyber Flashing: Dịch bệnh khiến quấy rối tình dục qua mạng trở nên tồi tệ hơn

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ