Phong trào #Metoo: Nữ quyền hay đào sâu sự phân biệt giới tính trong xã hội?

Những năm gần đây, phong trào về nữ quyền được đông đảo người dân thế giới ủng hộ, điều này cũng đã đặt ra nhiều vấn đề về sự bất bình đẳng giới.

Me Too là một phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục được phổ biến rộng rãi nhiều nơi trên thế giới. Hastag #MeToo không còn xa lạ với nhiều người bởi sự phủ sóng nhanh chóng từ 2017 trên các phương tiện truyền thông xã hội để góp phần chứng minh sự phổ biến rộng rãi của quấy rối và bạo hành tình dục, đặc biệt là tại nơi làm việc, từ đó có thể lên án những hành vi trên.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và những giá trị tích cực mà phong trào MeToo mang lại cho phụ nữ thì hiện nay nhiều người đang nhận thấy rằng phong trào này đang đi lệch hướng với mục đích ban đầu vốn có. Thậm chí là còn gián tiếp gây nên những sự phân biệt đối xử và cách nhìn nhận định kiến từ xã hội trong nhiều vấn đề với nam giới.

Mất cân bằng quyền lực giới đang tạo ra mối quan hệ bất bình đẳng

Trên tờ Le Monde của Pháp có đưa tin về sự việc một bức thư có chữ ký của 100 phụ nữ nói rằng xu hướng #MeToo thể hiện "sự căm ghét đàn ông" và nó đã tạo nên một làn sóng trước mọi hành vi của nam giới. Khi vốn dĩ là sự hô hào nữ quyền và bình đẳng, thì nhiều người nhận thấy đó là sự kỳ thị.

phong trao metoo nu quyen hay dao sau su phan biet gioi tinh trong xa hoi - anh 0
Khi phong trào MeToo phát triển lệch hướng, cũng là lúc khoảng cách về giới ngày càng xa dần

Điều này cũng đang khiến nhiều người đàn ông sẽ mãi mãi sợ hãi theo đuổi phụ nữ, dẫn đến "cái chết" của sự lãng mạn. Quấy rối và tán tỉnh không có cùng một phạm vi, trong đó cái này là phiên bản cao hơn của cái kia và sự khác biệt giữa hai cách này nằm ở con mắt của người đối diện.

Nếu trước đó trong môi trường công sở thì người phụ nữ luôn phải chịu đựng sự quấy rối từ việc ai đó dựa trên quyền lực thì hiện tại chính điều này cũng đã khiến sự cân bằng quyền lực mất đi. Họ có thể tự cho rằng bất kỳ hành vi nào của đàn ông cũng chính là sự quấy rối và đáng bị lên án, nhưng đó đôi khi chỉ là những ứng xử rất bình thường trong công việc.

phong trao metoo nu quyen hay dao sau su phan biet gioi tinh trong xa hoi - anh 0
Sự đề cao nữ quyền có thể dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội

Song đó thì ngày nay với sự phát triển của mạng xã hội và Internet thì điều này càng khiến mối quan hệ giữa nam và nữ càng trở nên bất bình đẳng. Những nội dung mang tính phân biệt giới lại chẳng có bất cứ ai xem trọng, tất cả đều chỉ tập trung lên án từ một phong trào chỉ dành riêng cho quyền lợi của người phụ nữ nhưng quên mất rằng MeToo hướng đến là sự bình đẳng giới trong xã hội.

Nữ quyền cũng đang gián tiếp gây ra bất bình đẳng với nam giới

Nam giới cũng đã có những bày tỏ thái độ không đồng tình trước việc bị bỏ lại sau trong những công bằng về giới. Tại Hàn Quốc dư luận từng xảy ra một cuộc tranh cãi lớn khi trò chơi "Lost Ark" sử dụng biểu tượng mỉa mai kích thướng bộ phận sinh dục của nam giới nhưng vấn đề lại bị xem nhẹ và trở thành trò đùa vô cớ của nhiều người.

phong trao metoo nu quyen hay dao sau su phan biet gioi tinh trong xa hoi - anh 0
Hình ảnh nhạy cảm được cho là xúc phạm đến nam giới từ trò chơi  "Lost Ark"

Song đó ta cũng phải nhìn nhận thấy rõ sự bất công ở gánh nặng về tài chính của nam giới trong xã hội lớn hơn phụ nữ với rất nhiều với những khoản chi tiêu khác nhau, thậm chí là định kiến "kiếm tiền" ở nam giới là rất lớn. Tại Hàn Quốc thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn cứ gia tăng hằng năm duy trì với những con số nhất định cùng đồng lương ít ỏi, nhưng phong trào MeToo xuất hiện lại khiến các chính sách ưu tiên đều dành phần lớn cho phụ nữ.

Một thực trạng có thể thấy trong vấn đề bất bình đẳng giới là chúng tồn tại với nhiều hình thức khác nhau ở mọi thời điểm. Nếu trước đây phụ nữ được xem là nạn nhân của những định kiến và sư gia trưởng của đàn ông thì hiện tại thế hệ nam giới lại nhận thấy mình mới chính là người gánh lấy hậu quả của sự phân biệt sau những phong trào về nữ quyền.

phong trao metoo nu quyen hay dao sau su phan biet gioi tinh trong xa hoi - anh 0
Nhiều nam giới Hàn Quốc bày tỏ thái độ phản đối sự phát triển của các phong trào về nữ quyền

Điều này có thể dẫn đến một thực tế trong xã hội ngày nay chính là sự thù ghét và phân biệt đối xử với nhau trong mọi vấn đề của cuộc sống. Đó là khi áp lực vị trí của nam giới phải bị so sánh với nữ giới, sự ưu tiên phần lớn trong các hoạt động cho phái nữ hay thậm chí là những chính sách đãi ngộ từ nữ quyền… Tất cả những điều này đang đào sâu sự phân biệt giới tính, thậm chí là bất công với nam giới.

Liệu phong trào #Metoo có đang đi quá xa?

Phong trào hoàn toàn không đi quá xa khi vốn dĩ bảo vệ con người, bảo vệ phụ nữ là những quyền lợi vô cùng chính đáng, nhưng nó đang đi dần sang một hướng khác chính là "tuyệt đối hóa" vị trí nữ giới. Nữ diễn viên Pamela Anderson trong một cuộc phỏng vấn từng nhận định: "Tôi nghĩ chủ nghĩa nữ quyền này có thể đi quá xa. Tôi là một người theo chủ nghĩa nữ quyền, nhưng tôi nghĩ nó làm hạn chế những hoạt động của nam giới".

phong trao metoo nu quyen hay dao sau su phan biet gioi tinh trong xa hoi - anh 0
MeToo được phát triển với mục đích tạo ra sự công bằng về giới trong xã hội

Phong trào #MeToo vốn được phát triển với mục đích tìm lại sự công bằng cho phụ nữ, cũng như bảo vệ họ trước những hành vi xâm hại, hoàn toàn không phải để khẳng định vị trí tuyệt đối của nữ giới trong xã hội. Việc phát triển phong trào trên thế giới đã vô tình tạo điều kiện cho những định kiến mới được hình thành trong xã hội mà nạn nhân có thể lại là nam giới.

Những người theo chủ nghĩa nữ quyền đang tự quy chụp một số người cho cả một cộng đồng, giới tính là những điều xấu xa, tệ hại, từ đó có sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Chính từ tâm lý này mà câu chuyện về sự bất bình đẳng sẽ phải còn rất lâu sau mới có thể giải quyết, khi ai cũng luôn có những lý lẽ để bảo vệ quyền lợi của mình và chẳng có bất kỳ sự thống nhất nào.

phong trao metoo nu quyen hay dao sau su phan biet gioi tinh trong xa hoi - anh 0
Hãy lắng nghe và thấu hiểu để hướng đến sự thay đổi trong tư duy về giới

Mọi tổ chức, phong trào đều mang đến những giá trị tích cực ở một số thời điểm nhất định nhưng sẽ không thể giải quyết triệt để sự bất bình đẳng trong xã hội. Vì vậy, dù bất kể giới tính nào thì ta cũng cần tìm đến sự lắng nghe và thấu hiểu, từ đó thay đổi dần trong tư duy nhìn nhận vấn đề thay vì một cuộc đấu tranh hay lên án.

Nếu nữ quyền - quyền nữ là đương nhiên, tại sao chúng ta vẫn phải "đòi"?

Cruella: Thời trang, nữ quyền hay hướng đi mới cho dòng phim phản diện lên ngôi?

Chuyện nữ quyền: Giá trị của một người con gái không nằm trong căn bếp

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ