Tôi thật lòng cũng mong nhà trường đừng tiếp tay cho bạo lực bằng việc cho số điện thoại phụ huynh để phụ huynh tự giải quyết với nhau như trường quốc tế nọ.
Chúng ta phải làm gì khi con chúng ta bị bạn học đánh? Nhà trường phải làm sao để ngăn chặn bạo lực học đường? Lũ trẻ đánh bạn là những đứa trẻ côn đồ cần phải đưa vào trường giáo dưỡng, trừng phạt chúng? Những đứa trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường tại sao cứ im lặng, không dám nói ra?
Tại sao lũ trẻ xung quanh nhìn thấy bạn bị đánh mà không can thậm chí còn quay clip tung lên mạng? Nhà trường mất điểm thi đua vì để xảy ra bạo lực học đường thôi hay sao? Điều gì đang xảy ra với lũ trẻ và cả giáo dục của chúng ta vậy?
Nội dung liên quan
Trường học đang không an toàn
Trước Covid, số liệu được Bộ GD&ĐT đưa ra, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.
Covid xảy ra, trẻ phải học online và đến khi trở lại trường, bạo lực học đường lại bùng phát trở lại. Chưa có số liệu ghi nhận nhưng từ khi học sinh trở lại trường, liên tiếp ở khắp nơi, báo chí đưa tin hàng chục vụ bạo lực học đường.
Như 29/3 tại THPT Hương Trà, Huế, một nữ sinh bị bạn học đánh chấn thương não. Cũng trong tháng 3, trước đó 4 hôm, tại THPT Phan Bội Châu (Hải Dương) một nam sinh lớp 12 dùng dao đâm trọng thương một nam sinh lớp 10. Trước đó nữa, cũng tại Hải Dương, ngày 23/3, ba học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên Nam Sách dùng hung khí vây đánh một học sinh gây trọng thương phải đi cấp cứu. Hôm 17/3, tại xã Tú Sơn, Kiến Thụy, Hải Phòng nhóm 4 nữ sinh đánh 2 nữ sinh nhập viện.
Tháng 4 thì có vụ video ghi lại cảnh nữ sinh lớp 8 trường THCS Hà Thành (HN) bị bạn học đánh hội đồng trước cổng trường. Rồi một clip quay lại 2 nữ sinh lớp 8 ở Quảng Trị vây đánh 1 nữ sinh lớp 7. Sang tháng 5, tại THCS Chi Lăng (Khánh Hòa) một nữ sinh lớp 7 bị bạn học đánh đập dã man rồi đăng tải clip lên mạng xã hội. Tại trường THCS Đồng Khởi, TP.HCM một nữ sinh lớp 7 cũng bị nhóm bạn đánh hội đồng tại khu vực nhà vệ sinh của trường.
Và thứ chúng ta vẫn nghĩ: Bạo lực học đường là chuyện xảy ra giữa đám con trai với nhau thì giờ đã "cân bằng giới tính" trong bạo lực học đường. Ngày càng nhiều nữ sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.
Giờ thì đến vụ mới nhất này, rúng động hơn, nó xảy ra tại trường Quốc Tế ở An Phú, TP. Thủ Đức, nơi mà ai cũng nghĩ văn minh và nghiêm khắc hơn các trường công.
Nó cũng chưa phải là toàn cảnh những gì đã và đang xảy ra trên khắp các trường học hiện nay. Vẫn còn hàng trăm vụ nhỏ lẻ chưa bị tung lên mạng, vẫn còn hàng ngàn học sinh đang giấu diếm chưa nói ra, sợ nói ra bị hành hung tiếp. Điều gì đang xảy ra với lũ trẻ của chúng ta vậy? Trường học liệu có còn an toàn với lũ trẻ? Vì đâu nên nỗi này? Ai có lỗi trong việc lũ trẻ trở lại trường sau Covid đang trở nên hung hãn hơn, bạo lực học đường đang gia tăng nhiều hơn?
Và thứ chúng ta vẫn nghĩ: Bạo lực học đường là chuyện xảy ra giữa đám con trai với nhau thì giờ đã "cân bằng giới tính" trong bạo lực học đường. Ngày càng nhiều nữ sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.
Nội dung liên quan
Nào, chúng ta thử cùng... đổ lỗi!
Tôi muốn bắt đầu bằng việc chúng ta quen làm: Đổ lỗi! Lỗi lớn nhất chúng ta có thể đổ cho là nhà trường. Như Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo… nhiệm kỳ trước, ông Phùng Xuân Nhạ từng tuyên bố: Để xảy ra bạo lực học đường, Hiệu trưởng là người phải chịu trách nhiệm.
Đúng rồi! Hiệu trưởng phải là người hứng chịu đầu tiên. Tại Hiệu trưởng đã không quán triệt việc phổ biến nội quy, kỷ luật cũng như buông lỏng giám sát, không xây dựng bộ chế tài hay sát sao trong việc phòng chống bạo lực học đường. Hiệu trưởng phải là người được đưa lên đoạn đầu đài bêu gương nếu để trường mình quản lý xảy ra những vụ bạo lực học đường.
Chúng ta có thể đổ lỗi đến các vị phụ huynh để cho con mình hành hung bạn học. Các vị phụ huynh này đúng là kiểu cha mẹ… mất nết. Sao các anh các chị không biết dạy con, để con anh chị thành kẻ côn đồ?
Rồi! Giờ chúng ta có thể đổ lỗi đến các vị phụ huynh để cho con mình hành hung bạn học. Các vị phụ huynh này đúng là kiểu cha mẹ… mất nết. Sao các anh các chị không biết dạy con, để con anh chị thành kẻ côn đồ? Chắc các anh chị ở nhà cũng hay dùng bạo lực nên đã dạy con mình bạo lực với con người khác.
Tiếp nhé! Hãy đổ lỗi cho phim ảnh bạo lực, game bạo lực, những trào lưu giang hồ mạng đang đầy rẫy trên YouTube, những Huấn Hoa Hồng hay cả những bộ phim Hàn Quốc nơi bọn trẻ Hàn Quốc cũng đánh nhau mỗi ngày. Cái này ai đang chịu trách nhiệm vậy? Tại sao quý vị không dẹp đi những thứ đó để nó gây hại cho con cái của chúng tôi? Các vị không ngăn chặn nó, khiến nó tràn lan trên mạng khiến con cái chúng tôi học theo? Các ngôi sao nữ Hàn Quốc trong các bộ phim cũng vung tay vung chân cực khiếp, uống rượu Soju như uống… sinh tố, trà sữa.
À, còn cả những bà mẹ đi đánh ghen quay clip tung lên mạng nhận được hàng ngàn like, hàng ngàn share, hàng ngàn tung hô "đánh chết mấy con tiểu tam đó đi" nữa chứ! Mẹ nào con nấy cả thôi.
Rồi, chưa hết đâu. Hãy nghe các chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý nữa. Thôi, tôi không nhắc tên đâu, nếu bạn đọc muốn biết cứ tra google đi. Họ nói thế này này: Trong điều kiện hiện nay, phải xử lý thật nặng, không có vùng cấm. Em nào cứ mắc đi mắc lại tội kéo bè kéo cánh đánh bạn, cần thiết phải đuổi học. Nếu vi phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì phải đưa em này vào trại giáo dưỡng. Chúng ta không sợ xử phạt nặng thì hỏng mất một con người. Có khi việc xử phạt nặng lại là liều thuốc mạnh làm cho học sinh này tỉnh ngộ, quyết tâm làm lại cuộc đời.
Chúng ta hãy xây dựng một môi trường văn minh nói không với bạo lực lẫn bắt nạt học đường. Để cho mỗi đứa trẻ nếu chúng vung nắm đấm, chúng không thấy chúng giống một anh hùng.
À là vậy, tức là đổ lỗi cho pháp luật chưa nghiêm, thầy cô còn nương tay quá với lũ học trò côn đồ. Cứ tống chúng vào trại giáo dưỡng là tự khắc ngoan hết. Lỗi tại chúng ta nương tay quá thôi. Và trên nhiều báo, để xác quyết cho việc cần phải mạnh tay, họ dẫn thống kê của Bộ Công An: Mỗi tháng có hơn 1,000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia, tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ thì con số đó đã giảm còn 34% thôi. Đám 18 đến dưới 30 cao hơn, lên tới 41% và độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%. Quá đúng còn gì, mạnh tay lên nào, cho lũ trẻ một bài học thích đáng đi. Tội đánh bạn là không thể dung thứ được.
Tôi có còn quên việc đổ lỗi cho ai nữa không nhỉ? Nếu có, mong mọi người điền thêm. Còn tôi thì mệt mỏi quá rồi. Tôi nghĩ đến giải pháp.
Bạo lực học đường chuyện thường ở trường
Kể cả đến những quốc gia văn minh và tiến bộ hơn chúng ta, bạo lực học đường vẫn chưa bao giờ là chấm dứt. Không thể trông đợi một buổi giáo dục toàn trường hay mời các chuyên gia về trò chuyện với toàn thể học sinh xong là có thể yên tâm trường tôi sạch bóng bạo lực học đường cả. Càng không có chuyện đưa lũ trẻ đánh bạn vào trường giáo dưỡng, cách ly xã hội những đứa trẻ bạo lực ra là ngôi trường đó không còn bạo lực học đường nữa.
Tôi dám chắc 100% các hiệu trưởng hay kể cả các giáo viên đều không ai dám nói mình đã xóa sạch bạo lực học đường trong ngôi trường của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sống chung với bạo lực học đường cả. Càng không phải là chúng ta mặc kệ cho lũ trẻ tự giải quyết với nhau bằng nắm đấm đi. Mà là chúng ta hãy xây dựng một môi trường văn minh nói không với bạo lực lẫn bắt nạt học đường. Để cho mỗi đứa trẻ nếu chúng vung nắm đấm, chúng không thấy chúng giống một anh hùng. Mà chúng sẽ thấy đó là một hành vi không đúng đắn.
Càng không có chuyện đưa lũ trẻ đánh bạn vào trường giáo dưỡng, cách ly xã hội những đứa trẻ bạo lực ra là ngôi trường đó không còn bạo lực học đường nữa.
Xa hơn, lũ trẻ sẽ lên tiếng với bạo lực học đường thay vì cam chịu, im lặng, che giấu hoặc tránh né. Sâu hơn, lũ trẻ sẽ học được cách giải quyết mâu thuẫn thông minh và văn minh hơn. Bạo lực khi đó sẽ trở thành thứ bất bình thường mà lũ trẻ không lựa chọn. Tôi biết, để làm được việc đó thật sự không phải là dễ và càng không phải một bước là tới. Nó cần liên tục, nó cần nỗ lực, nó cần đồng tâm, nó cần quyết liệt và nó cần thường xuyên, mỗi ngày.
Thứ nhất, vai trò của nhà trường, chính xác là một bộ quy chế rõ ràng, rành mạch và như sách trắng của nhà trường về bạo lực học đường. Ở đó không chỉ quy định về việc xử lý các trường hợp sử dụng bạo lực nơi học đường mà còn phải là nhận thức một cách đơn giản, dễ hiểu nhất về thế nào là bạo lực học đường, tại sao không nên và không được làm điều đó.
Không chỉ hình phạt là gì mà còn cần cả cách để lũ trẻ không phải chịu những hình phạt đó, chúng có những cách nào khác ngoài việc sử dụng nắm đấm không? Lũ trẻ nếu bị bạo lực học đường hay thấy bạn bị bạo lực học đường thì nên làm gì? Có kênh tiếp nhận thông tin ẩn danh không? Có cách nào để người tố cáo được giữ kín thông tin không? Có cách nào để lũ trẻ 24/7 bất cứ khi nào cũng được nhận tham vấn trực tiếp không? Các hiệu trưởng ngoài việc bảo vệ nạn nhân bị bạo lực học đường thì có cách nào bảo vệ cả những đứa trẻ không rơi vào tình huống lỡ tay đánh bạn?
Thứ hai, vai trò của gia đình. Liệu các phụ huynh có thể ngồi lại cùng nhau, trở nên thân thiết hơn với nhau để lũ trẻ nhận ra giá trị của hòa bình và giá trị của thân thiện? Chính các phụ huynh là người dẫn dắt con em của mình về việc nói không với bạo lực. Cao hơn, các phụ huynh trở thành tấm gương cho các con thấy bạo lực chưa bao giờ và không bao giờ là giải pháp. Khi chúng ta, các phụ huynh xích lại gần nhau hơn, lũ trẻ cũng sẽ vì thế mà xích lại gần nhau hơn. Chính các phụ huynh trở thành cầu nối, xúc tác giúp trẻ xây dựng tình bạn với nhau. Rộng hơn thì đó là toàn khối, toàn trường. Ký cam kết nói không với bạo lực học đường phải có cả chữ ký của cha mẹ. Kỹ hơn thì chính các cha mẹ phải nhận thức được việc họ đồng hành cùng nhà trường chứ không phải phó mặc cho nhà trường.
Liệu các phụ huynh có thể ngồi lại cùng nhau, trở nên thân thiết hơn với nhau để lũ trẻ nhận ra giá trị của hòa bình và giá trị của thân thiện? Kỹ hơn thì chính các cha mẹ phải nhận thức được việc họ đồng hành cùng nhà trường chứ không phải phó mặc cho nhà trường.
Cuối cùng, chính các em học sinh, chủ thể quan trọng nhất trong việc nói không với bạo lực học đường. Đó là gia tăng kỹ năng mềm mà trong đó điều vô cùng quan trọng là học cách kiểm soát cảm xúc, học cách giải quyết mâu thuẫn bằng nhiều cách hơn không phải chỉ có mỗi bạo lực. Là chúng cần được học ngay từ mẫu giáo với việc tay là để ôm không phải để đánh bạn, với việc quản lý cảm xúc của mình thay vì để nó phát tiết, với việc cho trẻ nhận thức về bình đẳng. Trẻ học cách tôn trọng khác biệt, trân trọng bạn bè. Lớn hơn thì học cách giải quyết mâu thuẫn. Lớn hơn nữa thì học cách tuân thủ pháp luật, kỷ luật, nội quy.
Tất cả đều cần rất lâu, rất nhiều, rất kỹ, rất thường xuyên, lặp đi lặp lại. Thay vì đổ lỗi, hãy cùng nhau sửa lỗi. Nuôi dạy một đứa trẻ không tính bằng năm, bằng tháng mà nó là hàng ngày, mỗi ngày. Và suốt cuộc đời.
Thay lời tạm kết: Tôi là một phụ huynh hèn
Trong một cuộc talk gần đây, một phụ huynh kể cho tôi nghe rằng anh đã dạy con học võ vì con anh hay bị bạn bắt nạt, hành hung khiến cậu bé từng muốn tự tử. Anh nói rằng dạy võ cho con để con có thể tự bảo vệ bản thân, ít nhất là có thể đánh trả thay vì chịu trận. Tôi hiểu tâm tư và nỗi lòng của người cha như anh.
Nhưng tôi nói với anh rằng: Chắc tại tôi hèn hơn anh nên tôi không dám cho con học võ để đánh lại bạn. Tôi hèn vì tôi sợ con lỡ tay đánh chết bạn rồi rơi vào vòng lao lý. Nên tôi dạy con tôi võ… mồm.
Là con hãy lên tiếng thay vì chịu trận.
Con hãy lên tiếng thay vì chịu trận. Bạo lực không giúp bạo lực giảm bớt.
Con có thể gặp riêng thầy cô mà con tin cậy hoặc có thể về nói với bố. Chúng ta sẽ không dùng bạo lực để giải quyết bạo lực. Chúng ta sẽ cùng nhau làm điều tốt đẹp hơn. Bởi người bạn đã đánh con không phải là một bạn xấu. Chỉ là vì bạn đó cũng đang phải trải qua rất nhiều vấn đề về tâm lý. Hoặc bạn đang nghĩ sai, làm sai.
Chúng ta có thể giúp đỡ bạn ấy cư xử đúng hoặc chữa trị về tâm lý. Tất nhiên, trường của con tôi có phòng tư vấn tâm lý học đường sẽ giúp chúng tôi giải quyết vấn đề. Thế nhưng ngay cả khi trường con bạn không có, hãy nghĩ về những đứa trẻ thay vì chỉ nghĩ đến những tổn thương của riêng con mình. Là chúng ta hãy cùng nhau sửa chữa chứ đừng chỉ phán xét hay tấn công trở lại.
Bạo lực không giúp bạo lực giảm bớt.
Chúng ta có thể trừng trị thích đáng một đứa trẻ đánh con của chúng ta nhưng liệu điều đó có giúp chúng ta ngăn ngừa bạo lực lan rộng? Bởi sau đứa trẻ đó lại có 1 ông bố, bà mẹ dùng bạo lực trở lại với chúng ta.
Nên thôi, tôi xin làm phụ huynh hèn vì vậy. Và tôi thật lòng cũng mong nhà trường đừng tiếp tay cho bạo lực bằng việc cho số điện thoại phụ huynh để phụ huynh tự giải quyết với nhau như trường quốc tế nọ.
Nguồn: TH&PL