Âm nhạc chữa lành con người, vậy ai sẽ chữa lành âm nhạc?

Một câu hỏi được đặt ra dành cho những người làm nhạc, và Isaac, Orange cùng Hoàng Yến Chibi đã có những câu trả lời đầy cảm xúc.

am nhac chua lanh con nguoi vay ai se chua lanh am nhac - anh 0

Trong một năm với những cụm từ mang ý nghĩa tiêu cực "tổn thương", "phong tỏa", "cô đơn",... được xuất hiện liên tục trên khắp các mặt báo và cả các trang mạng xã hội, con người cần một nơi để "chữa lành".

Tạm lấy một câu nói của nhà văn Haruki Murakami để diễn tả khả năng của bộ môn nghệ thuật thứ tư: "Âm nhạc mang lại những tia sáng ấm áp cho thị giác của tôi, giúp cho tâm trí và cơ bắp đang ngủ đông của trở nên linh hoạt hơn".

Và trong thời gian giãn cách vì đại dịch, hẳn nhiều người đã tìm đến âm nhạc như một người bạn, một liều thuốc cho tâm hồn dành cho những tâm hồn đang cô đơn.

Những "liều vaccine tinh thần"

Từ khi loài người chỉ mới xuất hiện, chúng ta bắt đầu tìm những cách thức để giao tiếp với nhau. Và đó là cách ngôn ngữ được ra đời. Và với cảm hứng từ những âm thanh trong tự nhiên, con người đã bắt đầu tạo ra âm nhạc, như một cách để hòa hợp cùng những cảnh vật xung quanh. Ngay từ những giai điệu đầu tiên, âm nhạc đã cho thấy sự chữa lành đến từ nội tại.

am nhac chua lanh con nguoi vay ai se chua lanh am nhac - anh 0

Orange chia sẻ về trải nghiệm của bản thân: "Âm nhạc chữa lành cho mọi người là chuyện đương nhiên. Như hôm nay, tôi trải qua một ngày quay rất căng thẳng. Nhưng cuối ngày, khi mở nhạc hát theo, tôi lại cảm thấy thoải mái, năng lượng lại quay về  như ban đầu".

Nhà soạn nhạc vĩ đại Beethoven cũng từng bày tỏ quan điểm của mình về vai trò của âm nhạc: "Âm nhạc là nhà hòa giải giữa cuộc sống thể xác và đời sống tinh thần".

Với một đời sống thể xác đầy khó khăn và nhiều thách thức như trong thời điểm đại dịch, rõ ràng, âm nhạc đã đến lúc cần phải chứng minh rằng không có phương tiện nào dễ dàng và hiệu quả hơn chính mình để truyền tải những thông điệp tích cực đến với tất cả mọi người.

am nhac chua lanh con nguoi vay ai se chua lanh am nhac - anh 0

Ai cũng hiểu nếu vaccine Covid-19 có thể bảo vệ con người về mặt thể chất thì âm nhạc cũng có thể trở thành một liều vaccine phần nào chữa lành về mặt tinh thần, vực dậy nguồn năng lượng tích cực cho cộng đồng sau chuỗi ngày dài giãn cách.

Những hình ảnh saxophone Trần Mạnh Tuấn thổi kèn da diết bài hát Quê hương, Tóc Tiên với Việt Nam tử tế, hay Đàm Vĩnh Hưng, Erik, Đức Phúc trình diễn trong bộ đồ bảo hộ trước những bệnh viện dã chiến tại TP.HCM đã khiến nhiều người thực sự xúc động.

am nhac chua lanh con nguoi vay ai se chua lanh am nhac - anh 0

Một làn sóng sáng tác âm nhạc để ủng hộ tinh thần trong việc phòng - chống dịch Covid-19 cũng được lan rộng.

Làn sóng này được khởi xướng từ đợt dịch đầu tiên vào năm 2020, và quay trở lại vào năm 2021 với nhiều tác phẩm được khán giả đón nhận như: Sài Gòn ơi! Xin lỗi, cảm ơn với màn song ca của Tuấn Hưng - Khắc Việt, Cô Vi đi xa từ rapper Dế Choắt, Gửi vô Nam của danh ca Ánh Tuyết...

Tất cả đều đã cùng nhau chung tay chữa lành cho công chúng và khán giả. Nhưng khi âm nhạc bị tổn thương vì đại dịch và những lời nhận xét tiêu cực, liệu ai sẽ là người chữa lành cho âm nhạc? 

Âm nhạc cũng tổn thương

Nếu như trong lĩnh vực kinh doanh, thất bại vì dịch hoành hành là nỗi đau của các doanh nghiệp, thì đối với các nghệ sỹ, không được cầm micro đứng trước sân khấu, hát cho khán giả yêu mến của mình trong khoảng thời gian dài, đó là nỗi buồn và sự tiếc nuối.

Orange tâm sự với về giai đoạn này: "Vì tôi là ca sĩ chuyên hát live nên bị ảnh hưởng trực tiếp, không được biểu diễn trước khán giả. Bên cạnh đó, bài hát của tôi khi ra mắt cũng không được quảng bá rầm rộ như bình thường, nên chắc chắn sẽ có những thiệt hại".

am nhac chua lanh con nguoi vay ai se chua lanh am nhac - anh 0

"Bất lực" "vô vọng" là những tính từ được nhắc đến trong câu trả lời của Isaac với khi nhận được câu hỏi rằng anh đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi đại dịch Covid-19.

"Tôi thời điểm đó, cảm giác mình bị bất lực không thể làm gì khác hơn, lo lắng cho những người thân, bạn bè của mình không biết họ có an toàn không? Rồi những dự định công việc đều phải tạm gác lại và chờ trong vô vọng".

am nhac chua lanh con nguoi vay ai se chua lanh am nhac - anh 0

Đó là những cảm xúc không chỉ của một mình Isaac mà còn là của toàn thể người dân Việt Nam. Trong giai đoạn này, mọi sân khấu, mọi sự kiện giải trí cũng đều phải dừng lại. Cộng thêm vào đó là những chỉ thị hạn chế việc tiếp xúc khiến những công đoạn sản xuất sản phẩm cũng khó khăn hơn.

Âm nhạc trong giai đoạn này chịu một sự tổn thương nặng nề. Nghệ sĩ không thu âm được bài mới, khán giả trở nên khó chịu hơn và khó tính với những người làm nghệ thuật. Mọi thứ trong giai đoạn này như đang tạo ra một vết thương dành cho nghệ thuật và âm nhạc.

Nhưng, ai sẽ chữa lành âm nhạc?

Khi nhận được câu hỏi này, Orange đã đưa ra một câu trả lời đi thẳng vào trọng tâm và bày tỏ quan điểm của mình về việc làm nghệ thuật: "Còn ai sẽ chữa lành cho âm nhạc, tôi nghĩ sẽ là những người đang làm nhạc.

Cả những người đang dùng nó để kiếm tiền và cả những người đang làm chỉ để thỏa mãn đam mê đều phải 'đối xử' với âm nhạc một cách nghiêm túc, đúng đắn. Đừng ra những sản phẩm kém chất lượng và gọi là nhạc. Điều đó rất thiếu công bằng cho âm nhạc".

am nhac chua lanh con nguoi vay ai se chua lanh am nhac - anh 0

Chủ nhân của bản hit Người lạ ơi chia sẻ, việc cô phát hành sản phẩm trong mùa dịch là để kết nối với mọi người, với các fan, với những người yêu âm nhạc.

Orange cũng khẳng định rằng: "Tất cả những ai tiếp xúc với âm nhạc đều có thể góp phần chữa lành cho nó. Ngoài nghệ sĩ thì chắc chắn còn phải có sự hỗ trợ từ các khán giả nữa".

Hoàng Yến Chibi tâm sự trong buổi phỏng vấn cùng : "Tôi thấy Vũ Cát Tường, Lê Cát Trọng Lý là những người nghệ sĩ khá thú vị, bởi họ biết cách tạo ra sản phẩm chữa lành vết thương tâm hồn cho những khán giả của họ. Và có khi chính họ cũng tự 'chữa lành' bản thân qua những bài hát đó"

Nữ ca sĩ cũng chia sẻ rằng, mình đã tự học thu âm, tự học cách quay góc máy để lên hình được đẹp hơn, và tự học cả nhạc cụ để hỗ trợ cho chính bản thân cô nhiều hơn trong âm nhạc.

am nhac chua lanh con nguoi vay ai se chua lanh am nhac - anh 0

Đó là cách để Hoàng Yến Chibi "chữa lành" cho bản thân, và cả cho âm nhạc trong giai đoạn cả hai đều bị tổn thương bởi đại dịch. Cô cũng bộc bạch suy nghĩ của bản thân khi nhận được câu hỏi rằng "Ai sẽ là người chữa lành âm nhạc?":

"Nếu nói ai sẽ chữa lành vết thương trong âm nhạc thì tôi nghĩ chính nghệ sĩ phải tự chữa lành vết thương trong âm nhạc của mình trước, nâng sản phẩm âm nhạc mình phát triển hơn".

Isaac tiết lộ rằng anh luôn xem qua những lời bình luận từ khán giả cho các sản phẩm của mình. "Những lời góp ý của khán giả, nghệ sĩ hãy xem là sự tích cực, để từ đó ta có những góc nhìn đa chiều hơn, giảm bớt được cái tôi chủ quan", cựu thành viên nhóm nhạc 365 tâm sự với .

am nhac chua lanh con nguoi vay ai se chua lanh am nhac - anh 0

Nam ca sĩ khẳng định rằng năm sau sẽ là năm Isaac trở lại âm nhạc. Anh bật mí sẽ "dội bom" với hàng loạt MV hoành tráng cùng phong cách âm nhạc mới.

Orange cũng chia sẻ sẽ làm một album và kèm MV để quảng bá. Cô cũng có dự định làm một live session để quảng bá các ca khúc trong album. "Nếu may mắn hơn, tôi hy vọng có thể làm một mini concert để thể hiện tất cả ca khúc của mình cho khán giả", nữ ca sĩ "nhá hàng" về những dự án trong tương lai.

Mảng màu sắc của Vpop chắc chắn sẽ còn có thêm nhiều gam màu mới lạ hơn trong năm tiếp theo. Một mùa giáng sinh an lành và một năm mới tươi sáng và hạnh phúc hơn đang vẫy gọi tất cả.

Orange: "Hôm nay Phạm Chí Thành ra đi, tôi hát bài này tặng bạn"

[ĐỘC QUYỀN] Tóc Tiên: "Anh Touliver đụng vào cũng đâu đụng được"

Tại sao Live Session trở thành xu hướng?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ