3 bước chọn nghề nghiệp khi bạn không biết mình muốn làm gì

Bộ phận giới trẻ ngày nay không biết mình là ai, mình muốn làm gì và mình thực sự yêu thích lĩnh vực nghề nghiệp nào”.

Với nhiều người trẻ, nếu bất chợt hỏi họ về lĩnh vực họ đang theo đuổi, có thể bạn sẽ nhận được câu trả lời "Tôi không biết". Dường như đây là câu trả lời của những người trẻ vô định trong đam mê của mình. Vậy làm thế nào để các bạn trẻ có thể chọn lĩnh vực nghề nghiệp mà bản thân thật sự yêu thích?

1. Tìm ra điều tạo cảm hứng cho bạn nhất

Nếu bạn không biết mình đang thực sự phù hợp hay yêu thích công việc gì, hãy bắt đầu bằng cách tìm ra điều tạo cảm hứng nhất cho bản thân. Đối với nhiều bạn trẻ ngày nay, việc tìm ra điều tạo cảm hứng cho bản thân là một điều rất khó.

thế hệ Z có quá nhiều thứ khiến các bạn không định hình được vì sự phát triển của internet và mạng xã hội là một trong những cản trở lớn nhất. Cái cách xã hội và truyền thông đã "nhào nặn" tư duy của chúng ta đến nhiều định nghĩa khác nhau như sự giàu có, thành công và hạnh phúc. Điều đáng buồn nhất là bạn đã tin vào tất cả những gì người ta nói, trừ bản thân bạn.

3 buoc chon nghe nghiep khi ban khong biet minh muon lam gi - anh 0

Trong một tập chia sẻ của kênh Vlog "Giang ơi!" thì cô nàng có chia sẻ một video nói về cách tìm kiếm điều tạo cảm hứng nhất cho bản thân. Đối với Giang điều tạo cảm hứng cho bản thân là tạo ra một môi trường sống tốt như việc cắt móng tay móng chân, lau màn hình máy tính, dọn dẹp nhà cửa. Khi bản thân chúng ta cảm thấy mọi thứ thật gọn gàng và sạch sẽ thì tâm trạng thoải mái giúp chúng ta có nhiều cảm hứng hơn đối với mọi việc.

2. Đầu tư thời gian cho lĩnh vực yêu thích

Trình độ học vấn, kỹ năng chuyên môn và những gì chúng ta xây dựng được trong quá trình học hỏi, tìm tòi, tiếp thu sẽ giúp chúng ta dễ dàng tìm kiếm được công việc mà chúng ta yêu thích. Tuy nhiên, nếu gói gọn những gì chúng ta đang biết trong một lớp kiến thức nhất định thì mức độ thăng tiến hay thành công sẽ khá chậm.

3 buoc chon nghe nghiep khi ban khong biet minh muon lam gi - anh 0

Đầu tư thời gian cho lĩnh vực chúng ta thực sự yêu thích là cách để giúp chúng ta có được nhiều giá trị hơn. Nếu bạn yêu môn văn hãy dành thời gian đọc nhiều sách. Nếu bạn là một người đam mê thiết kế, hãy tập vẽ nhiều hơn. Đầu tư thời gian cho bản thân là một điều không hề phí, bởi lẽ ông bà ta vẫn thường hay nói "không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc".

Nếu bạn từng tốt tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, vẫn có thể chuyển hướng sang làm marketing nếu bạn yêu thích và có những tìm hiểu nhất định về ngành này. Điều quan trọng là bản thân không ngừng học hỏi và liên tục trau dồi kỹ năng cho bản thân.

3 buoc chon nghe nghiep khi ban khong biet minh muon lam gi - anh 0

3. Tìm cơ hội va chạm để trải nghiệm

Có một thực tế đang xảy ra, một bộ phận người trẻ ngày nay ngại va cham. Vì có những người thích một cuộc sống an toàn, bình ổn với công việc hiện tại. Họ sợ va chạm rồi vấp ngã. Nhưng đôi khi lựa chọn vùng an toàn để sống sẽ bó buộc những giá trị thực sự của chúng ta. Bước ra khỏi vùng an toàn sẽ cho chúng ta nhiều hơn những trải nghiệm. Có thể là tiêu cực hay tích cực, nhưng mỗi mặt đều mang đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá.

Đức, một anh chàng youtuber đã từng chia sẻ: "Mỗi lần bạn trở nên giỏi hơn về một lĩnh vực bạn sẽ thấy tự tin hơn, thích thú hơn và muốn thực hiện nhiều thử thách hơn". Điều này như một vòng tròn, bạn cứ thử thì bạn sẽ giỏi hơn và tự tin hơn.

3 buoc chon nghe nghiep khi ban khong biet minh muon lam gi - anh 0

Đôi khi việc trải nghiệm sẽ giúp cho chúng ta tìm ra cảm hứng trong lĩnh vực mình từng nghĩ là mình chưa bao giờ phù hợp với nó. Nhi, một cô bạn đến từ thành phố Hồ Chí Minh đã từng chia sẻ, "trước đây mình là sinh viên ngành ngôn ngữ, ba mẹ hướng đi sư phạm nhưng mình không thích đi dạy nên đã lựa chọn ngành này. Thế nhưng, sau khi ra trường mình lại là giáo viên cho một trung tâm anh ngữ và khá yêu thích công việc này".

Không những Nhi mà còn rất nhiều bạn trẻ ngoài kia cũng bén duyên với nghề nghiệp của mình như thế.

Có một thế hệ trẻ đáng buồn: Thà thất nghiệp chứ nhất định không chọn ngành nghề kém sang

Chọn trường Đại học thế nào để "không hối hận"?

5 kinh nghiệm cần biết khi học Đại học của Khánh Vy

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ