Đừng chỉ "đọc mau" khi có thể "đọc sâu" để chữa lành!

Giữa lúc nỗi đau vì dịch bệnh vẫn còn bao trùm trong tâm trí của mỗi người, thì có lẽ "đọc" là hành động chữa lành hữu hiệu nhất mà người ta tìm đến sau những tổn thương.

Bằng cách đọc những câu chuyện về tổn thương, mất mát hay vỡ vụn đến cùng kiệt mà một con người bình thường có thể trải qua, người đọc có thể nhận thấy sự tương đồng. Rằng nếu không phải đối mặt với hoàn cảnh này ở thời điểm này, rất có thể họ đang trải qua hoàn cảnh khác ở một thời điểm khác. Rằng không có ranh giới giữa những đớn đau tinh thần một khi bạn là một cá thể trong xã hội.

Vì thế, đọc để không hề thừa thãi chút nào dù để áp dụng với chính bạn hay với bất cứ ai khác xung quanh bạn. Đặc biệt là ở thời điểm ai cũng cần phải chữa lành sau những tổn thương hiện hữu vì dịch bệnh. 

dung chi doc mau khi co the doc sau de chua lanh - anh 0
Nhiều người dàn chọn đọc những con chữ để chữa lạnh giữa những tổn thương của đại dịch (Ảnh: Entrepreneur)

Việc đọc giúp chúng ta thấy cuộc sống bớt tối tăm vì đại dịch

Mỗi ngày có quá nhiều thông tin liên quan đến Covid-19, nếu không biết chọn lọc và tìm hiểu kỹ thì đây vẫn là một "đại dịch thông tin" đáng sợ. Không hẳn cứ là nạn nhân của Covid-19 thì mới có tổn thương, đôi khi, việc tiếp cận những tin tức tiêu cực về Covid-19 cũng là một loại "sát thương" tâm hồn. 

Chúng ta dễ dàng thấy rằng trên các mặt báo kể cả ở nước ngoài thì các thông tin về Covid-19 vẫn đang chiếm số lượng lớn gần như bao trùm cả một không gian mạng. Vẫn chưa có một số liệu chứng minh rõ ràng nhưng trên thực tế một cuộc khủng hoảng về thông tin nhất là khi dịch bệnh phức tạp như hiện nay là điều không tránh khỏi.

Một ngày bạn lên mạng bao nhiêu lần và đọc bao nhiêu bài báo liên quan đến Covid-19? Dù cho không chủ động tìm hiểu thì các thông tin đó vẫn đến qua nhiều phương tiện khác nhau khiến chúng ta lo lắng. Chính vì thế, việc đọc "có chọn lọc" cũng là một trong những cách để chúng ta chữa lành tâm hồn.

dung chi doc mau khi co the doc sau de chua lanh - anh 0
Lượng tin tức về Covid-19 mỗi ngày khiến nhiều người rơi vào trạng thái khủng hoảng thông tin (Ảnh: News York Time)

Nhưng đọc gì để thấy cuộc sống bớt tối tăm vì đại dịch?

Không hẳn là phải đọc sách kiến thức vĩ mô, hay ép mình phải đọc self-help phát triển bản thân một cách cứng nhắc. Đôi khi chỉ là một cuốn tiểu thuyết về tình yêu, về cuộc sống cũng sẽ giúp bạn có được cảm giác như đang sống trong một thế giới khác rồi. Đây là một liệu pháp hoàn hảo nếu bạn đang bị quá tải về căng thẳng và nỗi âu lo.

"Nhịp sống chậm lại bất ngờ, khiến mình chỉ biết tìm đến con chữ để chữa lành. Mình tìm đọc sách, những câu chuyện hay, tích cực và có chút đồng cảm để cảm thấy thoải mái hơn. Dù trước đây, mình với sách cứ như kẻ thù của nhau, nhưng giờ sách với mình là chân lý!" - Bạn Hồng Hạnh, sinh viên năm 4 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ.

dung chi doc mau khi co the doc sau de chua lanh - anh 0
Đây là một liệu pháp hoàn hảo nếu bạn đang bị quá tải về căng thẳng và nỗi âu lo (Ảnh: ABC)

Sẽ không có gì tốt hơn là đắm mình trong một cuốn sách tốt, thậm chí là tự huyễn hoặc, mơ mộng một tí cũng được, miễn là tâm trí và cơ thể của bạn cảm thấy thoải mái và tận hưởng với điều đó. 

Đọc sâu chứ đừng đọc mau! 

Một trong những thứ khiến chúng ta ám ảnh vì dịch bệnh đôi khi nó còn đến từ những dòng tin giật gân, đáng sợ, mang tính chất hù doạ, cảnh báo độc giả. Tuy nhiên, nội dung bài viết thật sự không "quá đáng ngại" như tiêu đề. Nhưng chính vì thói quen "chỉ đọc title" rồi "tin tưởng" vừa khiến những thông tin tiêu cực khiến chúng ta tổn thương mà còn làm kiến thức của chúng ta bị sai lệch. 

Thực trạng "chỉ đọc title" đến từ thói quen "lười đọc" mà ai cũng công khai kêu gọi trong hơn một thập kỉ nay.

dung chi doc mau khi co the doc sau de chua lanh - anh 0
Tình trạng lười đọc khiến nhiều người rơi vào trạng thái chỉ đọc lướt thay vì đọc sâu để ngẫm (Ảnh: Bustle)

Theo thống kê, người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm (tức là chưa được 1 cuốn sách). Tỉ lệ sách bình quân đầu người tại các thư viện công cộng là 0,38 cuốn. Báo cáo Vụ Thư Viện, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, tỷ lệ người Việt hoàn toàn không đọc sách chiếm 26%, thỉnh thoảng mới đọc sách chiếm đến 44% dân số.

Chính vì lười đọc những gì quá nhiều chữ, nên người ta thường "đọc vu vơ" những gì to rõ, ít chữ, thông tin thể hiện trên bề mặt mà bỏ qua nội dung chi tiết của vấn đề. Từ đó dẫn đến những hiểu lầm, tranh cãi, drama không hồi kết trên mạng xã hội. 

Chia sẻ về vấn đề này, bạn Phương Uyên, 23 tuổi, hiện đang làm trong lĩnh vực truyền thông chia sẻ rằng: "Đúng là xu hướng độc giả bây giờ người ta chỉ thích đọc tin ngắn, hoặc tin tức giật gân để đáp ứng nhu cầu 'biết' chuyện của họ, còn để 'hiểu sâu' một vấn đề thì họ lại không có nhu cầu. Chính vì điều đó mà mình khá buồn khi có những bài viết mình đầu tư công sức để viết lại không hiệu quả bằng một tin tức thông thường".

dung chi doc mau khi co the doc sau de chua lanh - anh 0
Nhiều người thích đọc tin giật gân hơn thay vì những bài viết tích cực và tốt đẹp (Ảnh: Draw Yours Brain)

Uyên cũng cho biết thêm, việc đọc sâu một vấn đề giúp chúng ta có thêm kiến thức và sự hiểu biết nhất định về một vấn đề chứ không phải "nghe nói" chỉ bằng một dòng tin đơn thuần. "Tuy nhiên, mình cảm nhận thấy vì tác động của dịch bệnh mà nhiều người đang dần 'xoay chiều' và đón nhận những dòng chữ mang tính chất healing nhiều hơn. Dù sự thay đổi này không lấn át hẳn thói quen cũ, nhưng cũng là một tín hiệu đáng mừng để cả người đọc và người viết như mình đều cảm thấy được chữ lành theo một cách riêng". 

Tạm kết

Sách hay

Logo VieZ

Giữa lúc nỗi đau vì dịch bệnh vẫn còn bao trùm trong tâm trí của mỗi người, thì có lẽ "đọc" là hành động chữa lành hữu hiệu nhất mà người ta tìm đến sau những tổn thương. 

Nhiều người không chỉ đọc nhiều hơn trong mùa dịch mà còn lên mạng xã hội kêu gọi mọi người cùng đọc sách để sử dụng thời gian hiệu quả trong những ngày "bất thường" trong một cuộc sống bình thường. 

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.  

Minh Dự: "Có tổn thương, có đau khổ thì chúng ta mới cần đến sự chữa lành"

Ở nhà nhiều thời gian đọc sách, nhưng đọc như thế nào là đúng?

Nếu cảm thấy phí hoài thời gian vì chỉ ở nhà, sao không thử đọc sách đi?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ