Will Smith từng muốn giết bố để trả thù cho mẹ: Hệ quả khi chứng kiến bạo lực gia đình?

Chứng kiến bạo lực gia đình có thể mang đến những ảnh hưởng khôn lường tới thanh thiếu niên.

Từ trước tới nay, vấn đề bạo lực gia đình chưa bao giờ khiến chúng ta bớt sôi sục. Bởi hành động này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người bị hành hung hay người hành hung mà còn ảnh hưởng đến cả người chứng kiến, đặc biệt là trẻ em hay thanh thiếu niên.

will smith tung muon giet bo de tra thu cho me he qua khi chung kien bao luc gia dinh - anh 0
Diễn viên Will Smith không còn xa lạ với khán giả đã tiết lộ bí mật đau đớn về gia đình của mình trong cuốn hồi ký mới (Ảnh: Axelle/Bauer-Griffin/FilmMagic)

Will Smith - ngôi sao Hollywood - cũng đã thẳng thắn chia sẻ về việc anh không phải là ngoại lệ. Thậm chí, ý chí "trả thù" người cha bạo lực cho mẹ đã đeo bám anh dai dẳng từ những ngày anh chỉ mới là một đứa trẻ. Và nỗi thống khổ, dằn vặt đã ám ảnh anh trong hàng chục năm qua có lẽ vẫn sẽ tiếp tục đi theo anh trong cả quãng đời còn lại.

Will Smith từng nghĩ đến việc giết bố mình để trả thù cho mẹ

Vào tuần trước, tờ PEOPLE đã đăng tải bài viết gồm một đoạn trích độc quyền từ cuốn hồi ký mới của ngôi sao 53 tuổi Will Smith - Will, sẽ ra mắt vào ngày 9/11 tới.

will smith tung muon giet bo de tra thu cho me he qua khi chung kien bao luc gia dinh - anh 0
Cuốn hồi ký mới của - Will, sẽ ra mắt vào ngày 9/11 tới

Trong đó, Smith tiết lộ những bí mật đau đớn về gia đình, bao gồm cả một sự việc thời thơ ấu đầy ám ảnh liên quan đến cha của anh, ông Will Sr., sự việc mà anh chia sẻ rằng nó sẽ tiếp tục khiến anh đau khổ trong nhiều năm nữa. 

Anh viết trong cuốn hồi ký rằng cha anh là một người bạo lực và một lần anh chứng kiến hành động bạo lực đáng sợ của ông với mẹ anh đã thay đổi cuộc đời anh mãi mãi.

"Năm tôi chín tuổi, tôi chứng kiến ​​cảnh cha tôi đấm vào đầu mẹ tôi đến nỗi bà ngã gục xuống. Tôi thấy mẹ khạc ra máu. Khoảnh khắc trong phòng ngủ đó đã định nghĩa con người tôi hơn bất kỳ khoảnh khắc nào khác trong cuộc đời", Smith viết.

will smith tung muon giet bo de tra thu cho me he qua khi chung kien bao luc gia dinh - anh 0
Smith chia sẻ rằng cha anh là một nguòi bạo lực nhưng cũng luôn bên anh trên mọi nẻo đường

Anh giải thích rằng tất cả những gì anh đã làm kể từ đó: giải thưởng và danh hiệu, sự nổi bật và chú ý, các vai diễn và mang đến tiếng cười cho mọi người - là một chuỗi những lời xin lỗi mà anh gửi đến mẹ. Vì ngày hôm đó đã khiến mẹ thất vọng khi anh không làm gì cả một cách hèn nhát.

Cha mẹ của Smith ly thân khi anh còn là một thiếu niên và ly hôn vào năm 2000. Mặc dù vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với cha mình, nhưng nam diễn viên viết rằng sự tức giận của anh bắt nguồn từ sự cố thời thơ ấu đó đã nổi lên nhiều thập kỷ sau đó, trong khi anh chăm sóc người cha bị ung thư của mình. 

Khi còn nhỏ, anh luôn tự nhủ rằng một ngày nào đó anh sẽ trả thù cho mẹ, rằng khi anh đủ lớn, đủ mạnh mẽ, khi anh không còn hèn nhát, anh sẽ giết ông ấy.

will smith tung muon giet bo de tra thu cho me he qua khi chung kien bao luc gia dinh - anh 0
Sự nghiệp và cuộc đời anh là một chuỗi những lời xin lỗi anh gửi tới mẹ của mình (Ảnh: PA Images)

Anh nói rằng anh hoàn toàn có thể làm điều đó vào một đêm anh đẩy người cha trên xe lăn đi từ phòng ngủ ra phòng tắm, khi đi qua một chiếc cầu thang. Nhưng rốt cuộc, sau hàng chục năm, những đớn đau, tức giận và phẫn uất cũng đã nguôi ngoai hơn trước, anh lắc đầu và tiếp tục đẩy cha mình vào phòng tắm.

Bạo lực gia đình có thể ảnh hưởng đến thanh thiếu niên như thế nào?

Từ những chia sẻ thẳng thắn của Will Smith, có thể thấy, việc chứng kiến bạo lực gia đình có thể khiến thanh thiếu niên bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ tính cách cho đến cuộc sống. Dưới đây là 5 vấn đề thường xuất hiện ở những người trẻ phải chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình.

1. Các vấn đề về hành vi

Thanh thiếu niên từng bị bạo lực có thể trở nên ngược đãi lại cha mẹ của họ. Hành động này có thể hướng về phía người đã bạo hành hoặc đối với nạn nhân bị bạo hành, thậm chí họ còn có thể trở nên lạm dụng cả anh chị em.

Những thanh thiếu niên này có thể sẽ dính dáng đến những vụ va chạm về mặt thể xác và phạm pháp. Phần lớn điều này bắt nguồn từ sự tức giận và cảm giác bất lực của họ, họ cũng có thể cảm thấy tội lỗi vì không thể ngăn chặn hành vi lạm dụng.

will smith tung muon giet bo de tra thu cho me he qua khi chung kien bao luc gia dinh - anh 0
Thanh thiếu niên chứng kiến bạo lực gia đình có thể xuất hiện các vấn đề về hành vi như trở nên bạo lực với cha mẹ hoặc trở nên trốn tránh, tách biệt

Không chỉ vậy, thanh thiếu niên lớn lên trong gia đình có bạo lực cũng có thể trở nên trốn tránh, tách biệt. Một phần là do họ muốn che giấu những gì đang xảy ra ở nhà với những người khác. Vì vậy, họ cũng có xu hướng tách biệt bản thân. Một số thanh thiếu niên sợ rằng họ là lý do đằng sau vụ lạm dụng và nghĩ rằng nếu họ bỏ đi, hành vi lạm dụng sẽ chấm dứt. 

2. Học lực kém

Một thiếu niên phải chịu đựng vấn đề bạo lực gia đình thường không học tốt ở trường. Họ không thể tập trung vào bài vở khi cha mẹ gây gổ. Nếu một phụ huynh làm tổn thương người còn lại, họ có thể sẽ rất quan tâm và lo lắng về việc người bị bạo hành và không hoàn thành bài tập về nhà hoặc làm bài kiểm tra.

Những thanh thiếu niên này cũng có thể hành động hiếu chiến đối với giáo viên và những người có thẩm quyền, khiến họ bị đình chỉ hoặc thậm chí bị đuổi học.

will smith tung muon giet bo de tra thu cho me he qua khi chung kien bao luc gia dinh - anh 0
Họ không thể tập trung vào bài vở khi cha mẹ gây gổ (Ảnh: Medium)

3. Lạm dụng chất

Khi phải đối mặt với vấn đề đầy áp lực từ phía gia đình, thanh thiếu niên thường có xu hướng sử dụng các chất như ma túy và rượu bia để giải tỏa căng thẳng và sự tức giận. Bằng cách sử dụng chất, họ có thể cảm thấy "nguôi ngoai" trong một thời gian ngắn, nhưng lạm dụng liên tục có thể dẫn đến nghiện ngập.

will smith tung muon giet bo de tra thu cho me he qua khi chung kien bao luc gia dinh - anh 0
Đối mặt với vấn đề đầy áp lực từ phía gia đình, nhiều thanh thiếu niên tìm đến chất kích thích như ma túy và rượu bia (Ảnh: Clinica-galatea)

Một lý do khác cho các vấn đề lạm dụng chất kích thích là họ có thể đang bắt chước cha mẹ họ. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ, con cái của những người nghiện rượu có khả năng trở thành người nghiện rượu cao hơn 4 lần so với các bạn cùng lứa tuổi.

4. Vấn đề về tinh thần

Thanh thiếu niên chứng kiến bạo lực gia đình có thể phát triển chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Người ta ước tính rằng  khoảng 13% trẻ em chứng kiến ​​bạo lực gia đình bị PTSD và 50% có một số dấu hiệu, chẳng hạn như có ý nghĩa bạo lực hoặc trốn tránh.

will smith tung muon giet bo de tra thu cho me he qua khi chung kien bao luc gia dinh - anh 0
Thanh thiếu niên chứng kiến bạo lực gia đình có thể gặp nhiều vấn đề về tinh thần (Ảnh:Chelsea Beck)

Tuy nhiên, không chỉ PTSD mà rối loạn lo âu, bao gồm các cơn hoảng loạn, hay trầm cảm cũng có thể là vấn đề. Một số thanh thiếu niên sẽ phát triển cả chứng rối loạn ăn uống, một số khác thậm chí có thể tự tử.

5. Liên quan đến các mối quan hệ lạm dụng

Thật không may, một trong những "di sản" của bạo lực gia đình chính là để lại là xu hướng bạo lực nhiều hơn. Một cậu bé vị thành niên đã chứng kiến ​​cảnh cha hoặc cha dượng lạm dụng mẹ hay mẹ kế có thể tiếp tục lạm dụng bạn gái, bạn tình hoặc vợ của mình. Một cô gái từng chứng kiến ​​kiểu bạo lực gia đình này có thể sẽ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.

will smith tung muon giet bo de tra thu cho me he qua khi chung kien bao luc gia dinh - anh 0
Một trong những "di sản" của bạo lực gia đình chính là để lại là xu hướng bạo lực nhiều hơn (Ảnh: domesticshelters.org)

Không chỉ vậy, những thanh thiếu niên này cuối cùng có thể sẽ ngược đãi cả con cái của họ. Họ cũng có thể trở thành kẻ bắt nạt, lạm dụng và quấy rối thanh thiếu niên hoặc người nhỏ hơn hay hành hung hoặc đánh đập những người khác trong cộng đồng. Và đôi khi cái giá phải trả sẽ cuộc sống trong Trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên hoặc nhà tù.

Bạo lực gia đình: Không bao giờ chỉ có một nạn nhân!

Hội những người ghét cha mẹ: Những tài khoản ẩn danh "bị tổn thương" hay cổ vũ duy trì bạo lực?

Bạo lực ngôn ngữ - vũ khí giết người vô hình

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ