Gaokao là kỳ thi đại học hằng năm nhận được sự quan tâm đặc biệt tại Trung Quốc bởi tính chất quan trọng và sự khắc nghiệt bên trong nó.
Ngày 7/6 vừa qua, gần 12 triệu học sinh trung học phổ thông tại Trung Quốc đã chính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học. Năm nay số lượng thí sinh đăng ký tiếp tục vượt mốc kỷ lục so với năm trước với gần 11,93 triệu học sinh.
Nội dung liên quan
Kỳ thi đại học này được biết đến ở Trung Quốc với tên Gaokao, cũng là một trong số ít những cuộc thi quan trọng vô cùng khắc nghiệt đối với mỗi học sinh. Đó là cách duy nhất để họ vào được các trường đại học, học sinh được xếp hạng dựa trên điểm GaoKao kết hợp của họ.
Ở một đất nước yêu cầu phải có bằng cấp để có được một công việc tốt, Gaokao được xem là một cơ hội tạo nên sự đột phá. Những học sinh đạt điểm kém và không vào được ngôi trường mơ ước thường dành sẽ dành thêm một năm học và thi lại.
Môi trường áp lực cao, ngày thi phải đếm theo từng năm
Vì Gaokao được biết đến như một cơ hội có một không hai, nên nhiều người chỉ trích kỳ thi đã bỏ phiếu hủy bỏ nó vì đây là một trải nghiệm "tàn bạo và khắc nghiệt" đối với học sinh. Tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên có xu hướng tăng trong thời gian diễn ra Gaokao và khi điểm số Gaokao được công bố.
Các giáo viên cũng phải chịu rất nhiều căng thẳng để giúp học sinh của họ được nhận vào các trường đại học. Các nhà cải cách giáo dục cho rằng giáo viên dành nhiều thời gian cho học sinh luyện thi và xem qua tài liệu, trái ngược với việc giảng dạy các khái niệm và tư duy phản biện. Do đó, Gaokao đã bị chỉ trích vì đã đào tạo ra những sinh viên "rô bốt", những người xuất sắc trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn và làm theo hướng dẫn, nhưng không phải là người đổi mới.
Thiết bị gian lận ngụy trang cùng quá trình kiểm tra gây gắt
Các nhà chức trách Trung Quốc đang vạch trần các thiết bị gian lận được sử dụng trong các kỳ thi tuyển sinh đại học của nước này nhằm ngăn chặn việc sử dụng chúng. Tinh vi hơn bao giờ hết, các thiết bị được ngụy trang dưới những vật dụng từ rất nhỏ đến hết sức bình thường như thắt lưng, đồng hồ, bút…
Theo cảnh sát, những người bị phát hiện gian lận sẽ bị tước tư cách tuyển sinh trong thời gian từ một đến ba năm, các phụ huynh liên quan cũng bị phạt nặng. Trong một số trường hợp đặc biệt, thí sinh có thể phải đối mặt với các mức án tù, cao nhất là 7 năm.
Các nhà chức trách giáo dục tin rằng bằng cách đưa ra viễn cảnh về một hình phạt khắc nghiệt trước mặt các thí sinh, nó sẽ bảo vệ tính công bằng của các bài kiểm tra, được nhiều người coi là một phần quan trọng của công bằng xã hội.
Chính vì lẽ đó, quá trình kiểm tra của các cảnh sát và nhân viên tại trường học vô cùng nghiêm khắc, thậm chí tại nhiều điểm thi còn sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại nhất để phát hiện gian lận. Các thí sinh tham gia thi cũng sẽ trải qua việc kiểm tra trước khi chính thức được đặt bút để làm bài.
Nguồn: TH&PL