Tự xưng là giám đốc Trại Dưỡng Lão và Cô Nhi Thánh Đức nhưng không được bao lâu thì bị lực lượng chức năng “sờ gáy”.
Công ty trách nhiệm hữu hạn “một mình Vân"?
Vài ngày trở lại đây, "sự tích" về Lê Tùng Vân - thầy ông nội của Tịnh thất Bồng Lai lại gây sóng gió trên mạng xã hội. Sau khi có kết quả giám định ADN của các thành viên trong Tịnh thất, netizen không khỏi ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa.
Nội dung liên quan
Nhanh chóng những thông tin liên quan đến thầy ông nội được dân tình đào lại, cộng đồng mạng một lần nữa chấn động với danh xưng giám đốc do Lê Tùng Vân "tự biên tự diễn".
Cụ thể, năm 1975, ông Lê Tùng Vân rời quê nhà ở tỉnh An Giang lên quận 6, TP. HCM lập nghiệp. Năm 1990, ông Vân tự lập ra Trại Dưỡng Lão và Cô Nhi Thánh Đức ở ấp 2, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM và tự phong mình làm giám đốc.
Tại đây có hàng chục người cư trú và sinh hoạt được giới thiệu là trẻ mồ côi, và người già cơ nhỡ.
Hoạt động tại cơ sở này khá kín tiếng và mập mờ. Theo Thanh niên, người dân trong khu vực kể lại luôn thấy Tịnh thất luôn đóng cửa, ít người ra vào. Sau đó Trại Dưỡng Lão và Cô Nhi Thánh Đức bị nghi ngờ có liên quan đến trục lợi từ thiện, danh tính của những người được cho là trẻ mồ côi cũng bị nhiều người tò mò, thắc mắc.
Cơ quan chức năng tại địa bàn mà Lê Tùng Vân nhiều lần yêu cầu ông làm thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo luật định, nhưng mọi sự việc vẫn "im thin thít". Hoạt động của trại do ông Vân "giám đốc" đã gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương.
Nội dung liên quan
Do đó Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. HCM vào cuộc điều tra và xác định cơ sở này hoạt động không hợp pháp, có nhiều sai phạm về pháp luật nên đến tháng 7/2007 Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh ra quyết định chấm dứt hoạt động của Trại Dưỡng Lão và Cô Nhi Thánh Đức.
Tự tay "xây dựng" Thiền am bên bờ vũ trụ
Vào năm 2014, bà Cao Thị Cúc (sinh năm 1960, ngụ huyện Cần Đước, tỉnh Long An) mua lại nhà, đất (gần 2.000 m2) ở xã Hòa Khánh Tây rồi chuyển về đây sinh sống, sau đó sửa chữa lại làm điểm tu tại gia. Sau đó ông Lê Tùng Vân chuyển về tạm trú tại hộ bà Cúc, bắt đầu nhận nuôi con nuôi với mục đích "làm từ thiện", đặt tên cơ sở là Tịnh thất Bồng lai và ông cũng đứng ra trụ trì mọi thứ.
Tuy nhiên, thực tế đa số trẻ sống tại đây đều có mẹ ở cùng, không phải là trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Gần đây, Tịnh thất Bồng Lai bị tố lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để lợi dụng lòng thương cảm của mọi người để "moi" tiền từ thiện.
"Tận dụng" các bé nhỏ được cho là mồ côi trong Tịnh thất tham gia game show, thu về kha khá sự chú ý và lợi nhuận nhất định.
Cơ quan tỉnh Long An nhận tin báo và tiến hành vào điều tra nguồn gốc và giấy phép của Tịnh thất Bồng Lai. Chia sẻ với Zing, Hòa thượng Thích Minh Thiện (Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An) Tịnh thất Bồng Lai không phải là cơ sở tự viện hợp pháp do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh quản lý.
Nội dung liên quan
Và lực lượng chức năng nhận định Tịnh thất Bồng Lai có dấu hiệu của việc lợi dụng tôn giáo để trục lợi. Bởi lẽ đây là cơ sở gia đình riêng, do bà Cúc xây dựng, sau đó tự ý chuyển tượng Phật, đồ thờ cúng vào, biến nơi này thành cơ sở thờ tự bất hợp pháp. Đầu năm 2020, ông Vân đổi tên Tịnh thất Bồng Lai thành "Thiền am bên bờ vũ trụ"
Những người đang sống và sinh hoạt tại cơ sở này không phải là tu sĩ phật giáo. Công an tỉnh Long An xác định tại Thiền am bên bờ vũ trụ có 18 người cư trú. Các trẻ em sinh sống tại đây cũng không phải trẻ mồ côi mà có quan hệ huyết thống với nhau và đang sinh sống cùng với mẹ ruột.
Hiện tại Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã đến khám xét và quyết định khởi tố vụ án liên quan đến ông Lê Tùng Vân và cơ sở thờ tự bất hợp pháp Tịnh thất Bồng Lai.
Bước đầu cơ quan điều tra xác định có 3 tội danh xảy ra tại Thiền am bên bờ vũ trụ, gồm: Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân; Tội loạn luân.
Nguồn: TH&PL