Từ váy kín phủ chân đến bikini thiếu vải: Những tranh cãi về trang phục nhạy cảm của VĐV Olympic nữ

Sự tình dục hóa trang phục của các nữ vận động viên đã hiển nhiên xuất hiện trong suốt lịch sử Thế vận hội.

"Chúng ta đang sống trong một xã hội bình đẳng về giới", đây là câu nói thường xuyên được phát ngôn mỗi khi có vấn đề nào đó cần nhận định rõ về giới tính. Nhưng liệu thế giới đã thực sự bình đẳng về giới? Trong lĩnh vực thể thao mà nói, e rằng vẫn còn tồn tại những cuộc chiến tranh ngầm nhằm chống lại nạn tình dục hoá các vận động viên, cả nam lẫn nữ. 

tu vay kin phu chan den bikini thieu vai nhung tranh cai ve trang phuc nhay cam cua vdv olympic nu - anh 0
Vận động viên Paralympic người Anh Olivia Breen thực hiện cú nhảy xa

Đội bóng ném bãi biển nữ của Na Uy đã bị phạt 1.300 bảng vì mặc quần đùi thay vì quần bikini trong trận đấu ở Giải vô địch châu Âu với Tây Ban Nha. Liên đoàn Bóng ném Châu Âu (EHF), đơn vị đưa ra án phạt, coi trang phục của họ là "quần áo không phù hợp", là "không tuân theo Quy định về Đồng phục Vận động viên được định rõ trong các quy tắc của trò chơi bóng ném bãi biển IHF". 

Tất nhiên EHF đã phải hứng chịu hàng loạt lời chỉ trích về hành động này. Sau khi biết tin, rất nhiều ca sĩ, diễn viên nổi tiếng như Pink, Emily Blunt, Jennifer Aniston, Charlize Theron, Reese Witherspoon... lên tiếng phản đối vấn nạn biến phụ nữ, và trang phục của họ, trở thành trò tiêu khiển tình dục cho đàn ông.

tu vay kin phu chan den bikini thieu vai nhung tranh cai ve trang phuc nhay cam cua vdv olympic nu - anh 0

Có một sự khác biệt rõ rệt giữa những gì nam và nữ được phép mặc theo luật bóng ném quốc tế. Trong khi nam giới được mặc áo thun ba lỗ và quần đùi, còn phụ nữ phải mặc quần bikini bó sát và cắt trên một góc hướng lên phía trên của chân.

Trong khi đó, vào những ngày đầu của Olympics có quy định trang phục của nữ vận động viên phải che kín cơ thể càng nhiều càng tốt, để không gây ra sự phân tâm cho nam giới. Nhưng thời thế biến chuyển, những bộ trang phục kín đáo được thay thế bằng những bộ cánh khoe sự gợi cảm của cơ thể phụ nữ. 

tu vay kin phu chan den bikini thieu vai nhung tranh cai ve trang phuc nhay cam cua vdv olympic nu - anh 0

Olympics Tokyo năm nay là một kỳ thế vận hội đáng chú ý bởi các nữ vận động viên không còn lẳng lặng chịu đựng cái gọi là văn hoá im lặng, điều mà nhiều người thường nghĩ đó là cái giá họ phải trả nếu muốn chạm tới đỉnh vinh quang.

Vào thời điểm hậu #MeToo như hiện nay, các nữ vận động viên đang bắt đầu phản kháng, vùng dậy giành lại tiếng nói riêng của mình. Cùng nhìn lại mốc thời gian về các trường hợp phụ nữ phải đối mặt với sự phân biệt giới tính tại sự kiện thể thao toàn cầu. 

1900: Trang phục kín đáo, tránh gây xao nhãng 

Phụ nữ được phép tham gia Thế vận hội lần đầu tiên vào năm 1900, khi giải đấu diễn ra tại Paris, Pháp. 22 phụ nữ chỉ chiếm 2% tổng số vận động viên, và họ chỉ được mời tham gia thi đấu năm môn thể thao: quần vợt, chèo thuyền, croquet, chơi gôn và cưỡi ngựa. 997 người đàn ông còn lại được phép thi đấu ở tất cả 20 môn thể thao.

tu vay kin phu chan den bikini thieu vai nhung tranh cai ve trang phuc nhay cam cua vdv olympic nu - anh 0
Charlotte Cooper Sterry trở thành nhà vô địch quần vợt nữ Olympic đầu tiên tại Thế vận hội 1900 

Tác giả của cuốn The Games: A Global History of the Olympics - David Goldblatt nói với Fast Company  cho rằng mặc dù họ nhượng bộ và chấp nhận nữ giới tham dự Thế vận hội, nhưng ý kiến phản đối về sự hiện diện của phụ nữ tại Olympics trong lòng họ vẫn không bao giờ mất đi. 

Mối quan tâm chính là cơ thể của phụ nữ khi chơi thể thao sẽ khiến các vận động viên nam mất tập trung. Để khắc phục điều này, phụ nữ buộc phải mặc những chiếc váy dài đến mắt cá chân với tay áo dài và cổ cao. 

1908: Trang phục dần lộ chân 

Gần một thập kỷ sau, tại Thế vận hội 1908 ở London, phụ nữ giờ đây có thể để lộ nửa dưới chân, nhưng đồng phục vẫn cực kỳ khiêm tốn.

tu vay kin phu chan den bikini thieu vai nhung tranh cai ve trang phuc nhay cam cua vdv olympic nu - anh 0
Đội thể dục dụng cụ Đan Mạch tại Thế vận hội London, 1908

Hình ảnh của các vận động viên thể dục Đan Mạch cho thấy họ trong trang phục áo dài tay, cổ áo húi cua. Tuy nhiên, họ không được phép thi đấu mặc dù trong quy định chỉ nêu tất cả các vận động viên, cả nam và nữ, phải mặc đồng phục vừa vặn.

1912-1932: Phụ nữ có thể tham gia bộ môn bơi lội  

Thế vận hội Stockholm năm 1912 đánh dấu năm đầu tiên phụ nữ được phép tham gia các cuộc thi bơi lội. Vào thời điểm đó, phụ nữ mặc trang phục bơi giống như những bộ quần áo rộng rãi, với quần đùi dài đến đùi và phần thân trên kiểu áo ba lỗ.

Đến trận đấu năm 1932 ở Los Angeles, Hoa Kỳ, trang phục đã trở nên hợp lý hơn và phù hợp với vóc dáng, tương tự như trang phục của các vận động viên ngày nay.

tu vay kin phu chan den bikini thieu vai nhung tranh cai ve trang phuc nhay cam cua vdv olympic nu - anh 0
Thợ lặn Olympic người Mỹ Jane Fauntz, 1932

1964: Trang phục bán khoả thân trong bộ môn bóng chuyền bãi biển nữ 

Khi môn bóng chuyền bãi biển được giới thiệu tại Thế vận hội ở Mỹ, các vận động viên nữ phải mặc đồng phục hoàn toàn khác với các vận động viên nam. Trong khi hình ảnh những người đàn ông chơi môn thể thao này trong chiếc áo ba lỗ rộng rãi và quần đùi, các đội của phụ nữ có hai người mặc đồ bơi hai mảnh, với phần đáy nhô cao ở một bên của hai bên đùi. 

tu vay kin phu chan den bikini thieu vai nhung tranh cai ve trang phuc nhay cam cua vdv olympic nu - anh 0
Trang phục VĐV nam chơi bóng chuyền bãi biển tại Thế vận hội 1996

Đồng phục đã được cập nhật trước Thế vận hội London vào năm 2012 khi Liên đoàn bóng chuyền quốc tế bổ sung thêm ba tùy chọn để phản ánh niềm tin tôn giáo hoặc văn hóa của người chơi.

Ông Boris Johnson, thị trưởng London vào thời điểm đó, đã xuất bản một chuyên mục trên tờ The Telegraph về "20 lý do để cảm thấy vui vẻ về Thế vận hội".

tu vay kin phu chan den bikini thieu vai nhung tranh cai ve trang phuc nhay cam cua vdv olympic nu - anh 0

2012 - 2021: Che nhưng không che 

Sau khi cập nhật đồng phục bóng chuyền bãi biển vào năm 2012, phụ nữ đã bắt đầu chống lại sự phân biệt giới tính hiện hữu trong các bộ đồng phục tại các Thế vận hội khác nhau. 

Tuần này, vận động viên Paralympic người Anh Olivia Breen, người chuẩn bị thi đấu tại Thế vận hội Tokyo, nói với ESPN rằng cô cảm thấy ghê tởm sau khi một quan chức của điền kinh Anh nói với cô rằng quần sịp của cô quá ngắn.

"Viên chức này đến gặp tôi và nói với tôi: "Tôi có thể nói chuyện với cô không?" Và ông ấy nói, "Tôi nghĩ chiếc quần sịp của cô quá hở hang. Tôi nghĩ cô nên cân nhắc việc mua một vài chiếc quần đùi", Breen nói. 

tu vay kin phu chan den bikini thieu vai nhung tranh cai ve trang phuc nhay cam cua vdv olympic nu - anh 0
Sarah Voss của Đức trong bộ quần áo dài kín toàn thân

Sau khi chia sẻ vụ việc với truyền thông, Breen kinh ngạc vì nhận được nhiều sự cảm thông với cô, và  những lời chỉ trích đối với hành động của gã người Anh. 

Tiếp nữa, ngầm tuyên chiến với nạn tình dục hoá với các vận động viên trong thi đấu thể thao, các vận động viên của đội tuyển thể dục dụng cụ Đức đã diện trang phục liền thân, gạt bỏ những bộ bikini cắt may truyền thống đã được các vận động viên thể dục nữ diện từ những năm 1970. 

tu vay kin phu chan den bikini thieu vai nhung tranh cai ve trang phuc nhay cam cua vdv olympic nu - anh 0
Những VĐV nữ môn khác đều phải diện bộ trang phục bằng kích cỡ nội y 

Thành viên nhóm thể dục dụng cụ người Đức, Elisabeth Seitz cho biết cô hy vọng việc diện trang phục toàn thân như vậy sẽ truyền cảm hứng cho tất cả những người tập thể dục, những người có thể cảm thấy không thoải mái hoặc thậm chí gợi dục trong những bộ quần áo ngắn thông thường.

Mỗi người tham gia thể thao đều có quyền lựa chọn trang phục sao cho thoải mái với bản thân nhất có thể. Những quy định về trang phục phiến diện chỉ khắc họa rõ nét sự phân biệt về giới, sự tình dục hóa trang phục mà thôi. 

Từ câu chuyện của Ngô Diệc Phàm: Vì sao những vụ tấn công tình dục thường "chìm xuồng"?

Bóc trần sự thật về "Celebrity hall pass": Hâm mộ thần tượng sao cho đúng?

Cyber Flashing: Dịch bệnh khiến quấy rối tình dục qua mạng trở nên tồi tệ hơn

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ