Trường Đại học trở thành "hậu phương" chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên TP.HCM

Chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh.

Chiều nay 22/11, Thành đoàn TP.HCM và Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) ký kết kế hoạch liên tịch phối hợp thực hiện công tác hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu nhi tại thành phố bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo chị Trần Thu Hà - phó bí thư Thành đoàn TP.HCM, chương trình này được đề xuất nhằm quan tâm, chăm lo các em học sinh ở TP.HCM có hoàn cảnh khó khăn, các em mồ côi cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng qua đời do dịch Covid-19, giúp các em vươn lên trong học tập và cuộc sống.

truong dai hoc tro thanh hau phuong cham soc suc khoe tam than cho thanh thieu nien tp hcm - anh 0
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghé thăm phòng tham vấn và trị liệu tâm lý của Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Ảnh: Lý Nguyên)

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cũng cho hay: "Chương trình có sự tham gia của đội ngũ chuyên gia tâm lý có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm; lực lượng tình nguyện viên là sinh viên ngành công tác xã hội, tâm lý học, giáo dục học của trường. Đến nay đã có hơn 100 sinh viên tình nguyện đăng ký tham gia chương trình này".

Chương trình cùng phối hợp đội "Gia sư áo xanh" hỗ trợ học tập và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho thanh thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

truong dai hoc tro thanh hau phuong cham soc suc khoe tam than cho thanh thieu nien tp hcm - anh 0
Buổi ký kết hợp tác giữa Thành đoàn TP.HCM và Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM diễn ra theo hình thức trực tuyế

Dựa trên kết quả khảo sát và nhu cầu thực tế, nhà trường xây dựng các hoạt động hỗ trợ theo mô hình 3 cấp độ:

Cấp độ 1: áp dụng cho tất cả thanh thiếu nhi trong đối tượng thụ hưởng. Hỗ trợ học tập kết hợp quan sát, theo dõi tình hình tâm lý hằng ngày của thanh thiếu nhi; đào tạo các kỹ năng tâm lý - xã hội cho thanh thiếu nhi...

Cấp độ 2: áp dụng cho những trường hợp thanh thiếu nhi có nguy cơ gặp khủng hoảng tâm lý. Thực hiện các hoạt động tham vấn mục tiêu và ban đầu; hỗ trợ trẻ phát triển các năng lực tâm lý - xã hội. 

Cấp độ 3: Áp dụng cho những trường hợp thanh thiếu nhi có vấn đề sức khỏe tâm thần. Lập kế hoạch và thực hiện tiến trình can thiệp tâm lý chuyên sâu khi trẻ có các rối loạn tâm thần hoặc vấn đề cần can thiệp. 

Chương trình được tập trung vào khoảng thời gian đến hết năm 2022. Sau năm 2022, căn cứ vào kết quả thực hiện và nhu cầu thực tế để xây dựng lộ trình cho giai đoạn tiếp theo.

Hậu Covid-19: Những di chứng sức khỏe tinh thần có thể kéo dài hơn cả virus

Tác dụng của viết nhật ký đối với sức khỏe tinh thần hậu Covid-19

Zoom Dysmorphia: Rối loạn hình thể, vấn đề sức khỏe tinh thần của "cuộc sống trực tuyến"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ