Trăm Mười Một: Tại sao đến bây giờ những nạn nhân của tấn công tình dục mới bắt đầu lên tiếng?

Bị tấn công tình dục một thời gian dài, trải qua các vấn đề về tâm lý, sau rất nhiều năm những nạn nhân mới dám lên tiếng.

Những ngày gần đây, tấn công tình dục trở thành đề tài nóng trên khắp mọi diễn đàn mạng xã hội và các tọa đàm. Câu chuyện cổ vũ nạn nhân của tấn công tình dục cùng lên tiếng tuy không mới, nhưng trải qua ngần ấy thập kỷ, "lên tiếng" chưa bao giờ là hành động dễ dàng. Từ lời cổ vũ đi đến thực hiện còn vấp phải muôn vàn những trở ngại trong tâm lý của nạn nhân. 

6/4, nhà thơ Dạ Thảo Phương lên tiếng việc từng bị tấn công tình dục sau 23 năm. Chấp nhận để cho cả "thế giới" biết về nỗi đau thống khổ của mình, nhà thơ Dạ Thảo Phương đặt niềm tin vào sự bảo vệ của dư luận, để đi tìm công lý.

tram muoi mot tai sao den bay gio nhung nan nhan cua tan cong tinh duc moi bat dau len tieng - anh 0

Và hashtag #đứngbênPhương chính là "điểm tựa" để các nạn nhân có thể can đảm chia sẻ câu chuyện của họ.

Chia sẻ với , nhà văn Hoàng Anh Tú kể rằng: "Trong inbox gửi đến tôi có nhiều phụ nữ như chị Phương. Và đau lòng thay, kể cả khi tôi gửi tới họ những công cụ để họ có thể lên tiếng, họ cũng chọn cách im lặng. Thậm chí đề nghị tôi không được công bố câu chuyện của họ. Họ chọn cách im lặng vì nói ra sẽ gặp nhiều hệ lụy, vì lên tiếng tố cáo sẽ phiền phức, sẽ gây ảnh hưởng đến không chỉ họ mà còn gia đình, đồng nghiệp. Và mai này, đàn ông nào còn muốn cưới 1 người vợ bị cưỡng bức?". 

Nhưng từ câu chuyện có tầm ảnh hưởng của nhà thơ Dạ Thảo Phương, nạn nhân thứ hai là nhà văn Bùi Mai Hạnh cũng can đảm lên tiếng việc mình bị tấn công tình dục từ 25 năm trước. Cũng liên quan đến L.N.A.

tram muoi mot tai sao den bay gio nhung nan nhan cua tan cong tinh duc moi bat dau len tieng - anh 0
Nhà văn Bùi Mai Hạnh

Và đếm không xuể những nạn nhân của xâm hại, quấy rối, tấn công tình dục,... cũng lần đầu tiên dám kể về nỗi đau của mình sau khi đồng cảm với các nạn nhân. 

Câu hỏi dư luận đã đặt ra là: "Tại sao bây giờ họ mới lên tiếng?", "Sao lại lên tiếng muộn như vậy?", "Liệu những vụ việc sau hàng chục năm mới lên tiếng thì có còn hiệu lực pháp lý trói tội kẻ tấn công hay không?".

Nhà thơ Dạ Thảo Phương tố bị cưỡng bức: Vì sao nạn nhân thường lựa chọn im lặng?

Bà Bùi Mai Hạnh, nạn nhân giống nhà thơ Dạ Thảo Phương là ai?

Nhà thơ Dạ Thảo Phương kể về nỗi đau đớn dứt quyền làm mẹ sau lần đầu bị cưỡng bức

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ