Toxic masculinity: Nghệ sĩ Việt có đang cổ xúy cho sự nam tính độc hại?

Liên tục các phát ngôn của nghệ sĩ Việt hướng về ồn ào tại Tây Ban Nha khiến dư luận bức xúc cho rằng họ đang vô tình lan truyền tính nam độc hại.

Toxic masculinity: Nghệ sĩ Việt có đang cổ xúy cho sự nam tính độc hại?

Liên quan đến vụ việc một số nghệ sĩ có hành vi không đúng với một cô gái 17 tuổi tại Tây Ban Nha, dù chưa có bất kỳ thông tin chính thức nhưng dư luận cũng đã phần nào biết được danh tính của nhân vật chính trong câu chuyện. Theo đó, nhiều nghệ sĩ khác cũng đã lên tiếng với hàm ý bênh vực, tuy nhiên đa số đều xem việc đó như một lẽ bình thường ở phái mạnh.

Các phát ngôn như: "Lang chạ là văn hóa đàn ông, ông nào chẳng thử dâu ngô một tí" hay "Đàn ông mà không chơi gái mới là lạ, đen thôi, đỏ quên đi, không có gì phải sốc hết. Thế mới là đời"... của một số nữ nghệ sĩ tên tuổi khiến dư luận không khỏi bức xúc. Đa phần đều cho rằng, họ đang hướng suy nghĩ của phần đông công chúng theo một hướng có phần sai trái.

Dường như, các nữ nghệ sĩ đang "vơ đũa cả nắm" và vô tình lan truyền cho tính nam độc hại!

Toxic masculinity là gì?

Nam tính độc hại liên quan đến áp lực văn hóa đối với nam giới để cư xử theo một cách nhất định. Và có khả năng điều này ảnh hưởng đến tất cả các bé trai và nam giới theo một cách nào đó. Nam tính độc hại đề cập đến quan điểm cho rằng ý tưởng "nam tính" của một số người sẽ duy trì sự thống trị, quyền lực, sự bảo thủ và áp đặt.

toxic masculinity nghe si viet co dang co xuy cho su nam tinh doc hai - anh 0
Tính nam độc hại áp đặt những người đàn ông vào những khuôn mẫu về định kiến, thậm chí có nhiều điều tiêu cực trong suy nghĩ và hành động

Quan điểm này cho rằng nam giới cần phải hành động cứng rắn và tránh thể hiện mọi cảm xúc có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần của họ và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Nam tính độc hại không chỉ là cách cư xử như một người đàn ông. Thay vào đó, nó liên quan đến áp lực mà một số người có thể cảm thấy để hành động theo cách thực sự có hại.

Có rất nhiều định nghĩa về "nam tính độc hại" xuất hiện trong nghiên cứu cũng như văn hóa đại chúng. Một số nhà nghiên cứu đã đồng ý rằng nam tính độc hại có ba thành phần cốt lõi: 

  • Sự mạnh mẽ: Đây là quan niệm cho rằng đàn ông phải mạnh mẽ về thể chất, chai lì về mặt cảm xúc và hung hăng trong hành vi.
  • Sự chống đối: Điều này liên quan đến ý tưởng rằng nam giới nên từ chối bất cứ điều gì được coi là nữ tính, chẳng hạn như thể hiện cảm xúc hoặc chấp nhận sự giúp đỡ.
  • Sự quyền lực: Đây là giả định rằng đàn ông phải cố gắng đạt được quyền lực và địa vị (xã hội và tài chính) để họ có thể nhận được sự tôn trọng của người khác.

Đàn ông dưới "sức ép"… của đàn ông

Câu chuyện về sự "nam tính" tưởng chừng là vô cùng bình thường nhưng lại là một vấn đề vô cùng lớn trong xã hội về giới. Đáng tiếc nó đang đi sâu vào tư tưởng của nhiều người, thậm chí là cả phụ nữ. Chính điều này, họ đang vô tình đánh đồng và áp đặt đàn ông vào những khuôn mẫu định kiến.

toxic masculinity nghe si viet co dang co xuy cho su nam tinh doc hai - anh 0
Phát ngôn của các nghệ sĩ đang vô tình đánh đồng nhiều người đàn ông trong tính nam độc hại

Trên trang cá nhân, Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai cũng đã có bài viết nói về phát ngôn của các nghệ sĩ: "Phát ngôn ấy cho rằng sự lang chạ, ngoại tình, ăn vụng bên ngoài, đi tìm của lạ là một phần bản chất của tất cả đàn ông. Ai không có chắc có lẽ không phải đàn ông đích thực.Đó cũng là tư tưởng coi thường đàn ông, đặt họ ở tầm bản năng thay vì bản lĩnh, nhìn họ như những con đực đói sex".

Nam tính độc hại tôn vinh những thói quen không lành mạnh, góp phần gia tăng khoảng cách của sự kỳ thị và phân biệt. Nó vô tình khiến những người đàn ông vốn dĩ rất văn minh, chung thủy trở thành những kẻ "tôn sùng" giá trị tiêu cực của sự "nam tính" và có thể làm bất cứ điều gì để gì thể chứng tỏ bản lĩnh phái mạnh.

toxic masculinity nghe si viet co dang co xuy cho su nam tinh doc hai - anh 0
Việc lan truyền tính nam độc hại vô tình khiến những người đàn ông văn minh trở thành kẻ "tôn sùng" giá trị tiêu cực của sự "nam tính"

Nếu những suy nghĩ về sự lăng chạ, ngoại tình và tình dục…là thước đo cho một người đàn ông thì liệu những giá trị tốt đẹp sẽ đi về đâu? Suy nghĩ về sự "nam tính" cần được nhìn nhận theo một hướng tích cực và văn minh hơn, đó không phải là việc áp đặt đàn ông vào những chuẩn mực mà là nhìn nhận về giá trị tích cực mà họ đang hướng đến.

Soft boy: Tại sao nam giới thì không được thích màu hồng, dùng mỹ phẩm hay "ẻo lả"?

Con trai muốn mặc váy thì sao?

Social Star Hiền Nhi Nguyễn nói gì khi được hỏi về chuyện đàn ông mặc váy?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ