Tôi giỏi mỗi thứ một ít nhưng chẳng giỏi nhất cái nào cả!

Cố gắng xuất sắc ở một hai lĩnh vực sẽ mang đến nhiều cơ hội mới.

Giỏi một lúc nhiều thứ có thể là một điều mà nhiều người mong muốn. Thế nhưng khi giỏi nhiều thứ nhưng lại không giỏi nhất ở mảng nào lại khiến nhiều người cảm thấy mông lung khi phải đưa ra một quyết định nào đó. 

Nhất là đối với những người trẻ. Khi vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, họ thường loay hoay không biết nên theo học ngành nào. Vì chính bản thân họ sau 12 năm ăn học, dù giỏi đều ở tất cả các môn, nhưng vẫn không biết bản thân giỏi gì nhất.

"Vật lộn" trước những sự lựa chọn

Mọi chuyện có vẻ sẽ diễn ra một cách trôi chảy nếu bạn thật sự giỏi ở một lĩnh vực nào đó. Bạn sẽ không phải quá đắn đo trước những sự lựa chọn. Con đường của bạn như được vẽ sẵn và chỉ chờ bạn điểm tô với tài năng của mình. 

toi gioi moi thu mot it nhung chang gioi nhat cai nao ca - anh 0

Ngược lại, những người giỏi đều ở nhiều lĩnh vực nhưng chỉ dừng lại ở mức 7 hoặc 8 trên 10 thường sẽ cảm thấy khó khăn khi lựa chọn ngành học và công việc mà mình sẽ gắn bó. Tưởng chừng như họ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn nhưng cũng chính vì có quá nhiều sự lựa chọn, họ phải "vật lộn" với những suy nghĩ của bản thân để có thể đưa ra quyết định cuối cùng. 

Cảm giác lưng chừng khó tả

Bạn Thiện Nhân, sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ với : "Mình từng cảm thấy rất mông lung trước khi viết nguyện vọng của mình vào giấy đăng ký. Mình từng học rất giỏi ở cấp 2 và cấp 3, tất cả các môn đều trên 8 chấm. Nhưng đến khi chọn ngành học, mình lại loay hoay không biết nên theo học ngành nào vì mình không thấy mình giỏi nhất ở tổ hợp môn nào cả".

toi gioi moi thu mot it nhung chang gioi nhat cai nao ca - anh 0

Cũng chia sẻ về vấn đề này, bạn Ái Linh, sinh viên trường Đại học Hồng Bàng bày tỏ: "Những năm đại học của mình trôi qua rất nhẹ nhàng. Mình hoàn thành tốt tất cả các môn, nhưng lúc nào cũng cảm thấy tiếc vì không thể đạt điểm xuất sắc ở môn nào cả. Bạn bè mình tuy không học có kết quả không đều, nhưng lại rất giỏi ở một môn hai môn và những kỹ năng quan trọng". 

Tập trung vào thế mạnh của bản thân

Nếu bạn cảm thấy mình đang rơi vào trường hợp như thế này, cũng đừng quá lo lắng vì đây là chuyện mà nhiều người vẫn đang gặp phải. Thay vì suy nghĩ quá nhiều, hãy tìm cách để giỏi nhất ở một hoặc hai lĩnh vực nào đó. 

toi gioi moi thu mot it nhung chang gioi nhat cai nao ca - anh 0

Những người có kiến thức rộng cộng thêm sự thành thạo trong một hoặc hai lĩnh vực thường sẽ nắm giữ những vai trò quan trọng trong công việc. Những vị trí như quản lý, trưởng nhóm thường đòi hỏi những kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức tổng quát để có thể dẫn dắt mọi người trong nhóm làm việc một cách trôi chảy. 

Quan trọng là tìm được đam mê

Trở thành một người giỏi toàn diện không khó. Khó nhất là tìm được đam mê để theo đuổi trong con đường học tập và sự nghiệp. Khi phải vò đầu bứt tóc trước những sự lựa chọn, ngọn lửa đam mê chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề. 

toi gioi moi thu mot it nhung chang gioi nhat cai nao ca - anh 0

Hãy tận dụng những kiến thức sẵn có để phục vụ cho công việc của mình. Nếu đã có đủ "nguyên liệu" thì chỉ cần một tí kiên trì, một chút quyết tâm thì bạn hoàn toàn có thể trở nên giỏi nhất ở bất kỳ lĩnh vực nào. 

Trước khi đạt được thành công, bạn sẽ phải xác định thành công có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Dù có thể bạn sẽ mất nhiều năm để nhận ra bạn muốn làm gì với cuộc sống của mình, nhưng việc xác định đam mê, sở thích và các giá trị mà bản thân bạn luôn hướng tới sẽ giúp bạn đặt mục tiêu trong cuộc sống. 

Khi còn trẻ có nên theo đuổi "chủ nghĩa cầu toàn" hay không?

Chọn ngành học mình thích hay chỉ cần ngành dễ kiếm ra tiền?

Còn trẻ thì phải "YOLO": Có phải không nên hi sinh hôm nay vì ngày mai?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ