BS Trương Hữu Khanh: 'Khi Covid-19 hết, người ta cũng quên tôi là ai'

Bác sĩ Trương Hữu Khanh Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) trải lòng với : "Tôi từng chứng kiến quá nhiều cái chết và đây không phải là lần đầu tiên tôi trải qua đại dịch".

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - người được ví như "vị cứu tinh" của tất cả mọi người trong thời gian đỉnh điểm của đại dịch. Giữa lúc ai nấy đều hoang mang, lo sợ vì thứ dịch bệnh chết người thì những chia sẻ đầy tích cực của bác sĩ Khanh như một "liều thuốc an thần" giúp mọi người bình tĩnh vượt qua được giai đoạn khủng hoảng. 

Người ta dành tặng cho bác sĩ Khanh cái danh "bác sĩ quốc dân" hay "bác sĩ nghìn like" vì lẽ đó. 

Liên hệ bác sĩ Khanh trong một ngày dịch bệnh dường như đã biến mất, không phải để nhờ tư vấn sức khỏe hay để trả lời những câu hỏi chuyên môn về dịch bệnh nữa, đây chỉ đơn thuần là một cuộc trò chuyện hồi nhớ lại khoảng thời gian dịch bệnh.

Đồng thời, trân trọng gửi đến bác sĩ Khanh một lời cảm ơn vì sự đồng hành của ông cùng mọi người trong khoảng thời gian vừa qua.

picture

Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM)

https://www.facebook.com/profile.php?id=100009370694566

"Người ta có quên hay nhớ tới tôi thì cũng không quan trọng"

Trải qua một trận đại dịch, người ta bắt đầu biết đến bác sĩ Khanh như một bác sĩ quốc dân viral trên mạng xã hội. Trang cá nhân của bác sĩ cũng xấp xỉ 700.000 người theo dõi. Bác có quan tâm đến sức ảnh hưởng lớn này của mình?
Tôi thấy cũng bình thường, người ta gọi tôi bằng gì cũng được hết. Nhưng theo lẽ đương nhiên, khi mình làm và bất ngờ mang lại hiệu ứng như vậy thì người ta cũng biết đến mình nhiều. 

Nhưng theo tôi quan niệm, khi dịch Covid-19 qua đi thì người ta cũng quên tôi là ai thôi. Vì cuộc sống bây giờ cũng bộn bề quá, giờ người ta cần chú tâm để lo cho cuộc sống của mình sau khoảng thời gian đại dịch quá nặng nề. Như vậy là được rồi. 
Người ta đâu có quên bác sĩ, lượt tương tác trên trang cá nhân của bác vẫn còn rất "khủng"!
Tương tác trên Facebook của tôi tốt vì lâu lâu tôi hay viết tiếu lâm trên đó nên người ta theo dõi để có cái giải trí, chứ tôi thấy hết dịch là người ta quên mình à!

Mà người ta quên hay không quên đối với tôi cũng không quan trọng. Vì tôi trả lời được cho ai tôi trả lời chứ tôi ít khi nào chú ý là mình đã giúp được bao nhiêu người. 

Bởi vì khi tôi đưa một thông tin nào ra tôi ít khi nào nghĩ rằng thông tin đó lan rộng đến đâu. Miễn là mình đưa đúng thì thôi. Lẽ đương nhiên, đó cũng là một niềm vui đối với tôi, khi mình đi ra đường, người ta chào, nhắc lại rằng hồi xưa nhờ bác sĩ mà em đã vượt qua được dịch bệnh. Câu đó nhiều người nói lắm, nhiều khi là mình còn giúp được cả gia đình người ta chứ không chỉ một hai cá nhân đâu. Thậm chí là cả xóm, cả con đường.
picture

Khi tôi đi ra đường, người ta chào, nhắc lại rằng hồi xưa nhờ bác sĩ mà em đã vượt qua được dịch bệnh. Nhiều người nói với tôi câu đó lắm.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Vấn đề

Logo VieZ
Số lượng tin nhắn, cuộc gọi mỗi ngày bác nhận được nhiều thế nào ở thời điểm ấy?
Những cuộc gọi, tin nhắn mỗi ngày đến rất nhiều. Tôi không ước chừng được là bao nhiêu. Dĩ nhiên tôi không trả lời hết được, mình trả lời được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu. 

Nếu mà người ta may mắn gọi hoặc nhắn tin đến lúc tôi rảnh thì tôi sẽ trả lời. Còn lúc tôi bận tôi không trả lời được, vì tôi vẫn còn công việc chính. Tôi đọc hiểu nhanh lắm, đọc sơ sơ là biết người ta muốn hỏi gì rồi. Nên tôi cũng không mất quá nhiều thời gian cho việc đọc và phân tích câu hỏi của mọi người. 

Nhưng để hỏi có kỉ niệm nào đáng nhớ trong giai đoạn dịch vừa qua không thì tôi không nhớ, bây giờ tôi mau quên lắm. Nói chung, có những chuyện buồn thì mình nên quên...
Nhưng bác có cảm thấy phiền không hay nghĩ đó là trách nhiệm mà mình phải làm, phải trả lời, tư vấn cho mọi người?
Tôi thấy cũng bình thường, tại vì cái gì mình biết thì mình chỉ cho người ta, còn nghe theo hoặc không nghe là chuyện của họ, mình thuyết phục được tới đâu thì mình làm tới đó.

Người ta hoảng loạn thì tìm cách cho người ta bình tĩnh lại. Và quan trọng là khi họ đặt niềm tin vào mình, thì mình càng phải làm sao cho nó hiệu quả nhất có thể. Chứ đâu có gì đặc biệt, hay phải xem là trách nhiệm nặng nề, tôi thấy cũng bình thường (cười). 

Việc mọi người cảm thấy sợ là do bị nghe đồn quá nhiều, nghe xung quanh có người chết, rồi lo lắng làm cho tâm lý mình nặng nề thêm. Chứ nếu mà bình tĩnh thì mọi chuyện sẽ qua hết. Thật sự Covid-19 cũng chỉ đánh vào một vài đối tượng đặc biệt. 
picture

Người ta hoảng loạn thì tìm cách cho người ta bình tĩnh lại. Và quan trọng là khi họ đặt niềm tin vào mình, thì mình càng phải làm sao cho nó hiệu quả nhất có thể.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Vấn đề

Logo VieZ

"Đây không phải là lần đầu tiên tôi trải qua đại dịch"

Bác chọn cách chia sẻ về dịch bệnh một cái hài hước, tích cực, trong dịch bệnh nguy hiểm để muốn mọi người lạc quan?
Thật ra dịch bệnh Covid-19 này không đến nỗi ghê gớm lắm mà chỉ là một căn bệnh nguy hiểm cho từng đối tượng đặc biệt thôi và sự lo âu sẽ làm bệnh tình của họ nặng hơn. Nên mình phải kiếm cách nào khác truyền đạt cho người ta dễ hiểu.

Tôi hài hước, chia sẻ về Covid-19 cũng là để cho mọi người trở nên tích cực hơn để vượt qua đại dịch. 

Một phần tôi bị nỗi ám ảnh trong nghề y. Tôi từng chứng kiến quá nhiều cái chết và đây không phải là lần đầu tiên tôi trải qua đại dịch.
Vậy những lần trước đó đã diễn ra như thế nào, thưa bác sĩ?
Tôi từng chứng kiến cái chết ở trẻ con khủng khiếp hơn nhiều, như dịch tay-chân-miệng, sốt xuất huyết… Trẻ em chết, cha mẹ chúng gào khóc. 

Nhưng chẳng có dịch bệnh nào kéo dài mãi được. Giống như cơ thể chúng ta đến 100 tuổi rồi sẽ chết, SARS-CoV-2 nói riêng, virus nói chung nó đều có quy luật tồn tại chung.

Tôi đơn thuần đã trải qua các đợt dịch trước, là người trực tiếp bắt tay vào làm nên tôi biết quy luật nó như thế nào, cần làm gì cho mau hết, vai trò vaccine ra làm sao… thành ra tôi lên tiếng để cho tất cả mọi người đều hiểu.

Theo tôi, cái gì cũng vậy, yếu tố tinh thần phải được xem là quan trọng nhất. Chỉ là khi dịch bệnh đến, sự suy sụp tinh thần xảy ra ở rất nhiều người, lan ra trong một cộng đồng rất là lớn. Nên mình phải nhìn nhận mọi vấn đề một cách tích cực, thì sẽ qua hết thôi. 
picture

Cái gì cũng vậy, yếu tố tinh thần phải được xem là quan trọng nhất. Thì dịch bệnh hiểm nguy đến đâu cũng sẽ vượt qua được.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Vấn đề

Logo VieZ

"Bây giờ mà còn 5K cái gì nữa!"

Bây giờ nhìn lại, bác cảm thấy như thế nào khi nghĩ về thời điểm ấy?
Mình mừng chứ sao! Vì mình biết chắc thế nào cũng sẽ có thời điểm qua dịch thôi. Vấn đề nằm ở chỗ mất mát nhiều hay ít. Chỉ có điều lúc nó nặng nề như vậy thì mong sao cho nó hết nhanh.
Hiện tại cuộc sống đã bình thường và ít ai nhắc về Covid-19 nữa, theo bác sĩ chúng ta đã có thể thoải mái trở về cuộc sống bình thường chưa? 
Không hẳn là thoải mái nhưng nó cũng đã bình thường rồi, chỉ còn lại những cái lo toan vụn vặt với một nhóm người nào đó. Bây giờ nhìn quanh ai cũng vậy, chỉ có khác là mang cái khẩu trang vào thôi chứ có khác gì nữa đâu. 

Bây giờ mà còn 5K cái gì nữa!
picture

Dịch nghèo lắm rồi, giờ mình cố gắng cùng nhau phát triển kinh tế cho dân đủ ăn, đủ sống, đủ giàu. Vậy là được, chứ tôi cũng không mong gì hơn. 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Vấn đề

Logo VieZ
Nhưng tâm lý quên mất dịch vẫn còn đang tồn tại liệu có nguy hiểm?
Tâm lý đó mình đặt ra chỉ là áp đặt lên người khác thôi. Chỉ có người nào nguy cơ thì người ta còn quan tâm để tự bảo vệ bản thân. Còn với người bình thường thì đúng là dịch đâu còn nữa. 

Như bây giờ số lượng tin nhắn, cuộc gọi tôi nhận đã giảm xuống rất nhiều rồi. Người ta nếu có hỏi cũng sẽ hỏi về căn bệnh khác chứ ít ai hỏi tôi về Covid-19 nữa. Trang cá nhân của tôi cũng vẫn sẽ hoạt động bình thường, và tôi làm việc trên trang Bác sĩ Nhi đồng là chính. 
Điều bác sĩ mong nhất cho Sài Gòn lúc này?
Chỉ mong người dân họ đừng có lo nữa. Người ta cũng đừng dọa dân nữa mà để dân tập trung phát triển kinh tế vì mấy năm nay đã quá nặng nề. Dịch nghèo lắm rồi, giờ mình cố gắng cùng nhau phát triển kinh tế cho dân đủ ăn, đủ sống, đủ giàu. Vậy là được, chứ tôi cũng không mong gì hơn. 

Còn khi nào nó ra một loại dịch bệnh mới thì mình chống dịch tiếp. Nhưng chỉ mong là đừng có thêm. 
Cảm ơn bác sĩ về cuộc trò chuyện này!

28 mảnh ghép đáng quý giúp 'Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi'

Sài Gòn ơi, cảm ơn và biết ơn lắm lắm!

15 sự kiện nhắc bạn nhớ lại khoảng thời gian ‘băng qua’ đại dịch

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ