Thử thách 6 ngày 6 đêm đọc đúng tên đường ở Sài Gòn không tra Google, không hỏi bạn bè, gét gô

Đường Sài Gòn với những cái tên quen thuộc với nhiều người lại đang bị viết sai, “cứ tưởng vậy mà không phải vậy"!

Tên đường Sài Gòn đặt sai một phần do Hội đồng đạt đổi tên đường hoặc những người làm bảng tên đã bị nhầm lẫn, đặt không đúng. Một phần là do yếu tố lịch sử, chủ yếu nhất là kiêng kỵ phạm huỵ nên phải viết chệch đi.

Đường Lê Thánh Tôn

Nằm giữa trung tâm thành phố, đường Lê Thánh Tôn được xem là con đường thuộc loại xưa nhất Sài Gòn. Đường Lê Thánh Tôn có từ thời Pháp thuộc, đầu thập niên 1950 đường Lê Thánh Tôn còn mang tên là đường Lê Lợi (d'Espagne).

thu thach 6 ngay 6 dem doc dung ten duong o sai gon khong tra google khong hoi ban be get go - anh 0
Nguồn ảnh: Internet

Tuy nhiên, đường Lê Thánh Tôn viết đúng phải là Lê Thánh Tông. Đây là tên của vị hoàng đế thứ năm của nhà hậu Lê trị vì từ năm 1460 đến khi qua đời là năm 1497.

Đường Kha Vạn Cân 

Đường Kha Vạn Cân - một con đường lớn ở quận Thủ Đức viết đúng phải là Kha Vạng Cân. Kha Vạng Cân, nguyên là Bộ trưởng Công nghiệp nhẹ đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ông còn là một nhân sĩ trí thức nổi tiếng của miền Nam, từng tham gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động cách mạng từ trước năm 1945.

thu thach 6 ngay 6 dem doc dung ten duong o sai gon khong tra google khong hoi ban be get go - anh 0

Sau khi thống nhất đất nước, ông giữ chức Vụ trưởng Ban Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM. 

Đường Sương Nguyệt Ánh

Đường Sương Nguyệt Ánh một con đường đẹp với nhiều cây xanh ở ngay trung tâm Quận 1. Đúng ra tên đường đúng phải là Sương Nguyệt Anh. 

thu thach 6 ngay 6 dem doc dung ten duong o sai gon khong tra google khong hoi ban be get go - anh 0

Sương Nguyệt Anh là một nhà thơ và là chủ bút nữ của tờ báo phụ nữ đầu tiên xuất bản ở Sài Gòn năm 1918 là tờ Nữ giới chung (tiếng chuông của giới nữ). Ban đầu tên bà chỉ có hai chữ Nguyệt Anh (con gái thứ 5 của cụ Nguyễn Đình Chiểu có sắc đẹp và tài làm thơ) đến sau ngày chồng qua đời bà thêm chữ Sương tức "người đàn bà góa chồng" đứng trước để thành biệt hiệu Sương Nguyệt Anh. 

Đường Lương Nhữ Học

Một cái tên quen thuộc khác trong danh sách chính là đường Lương Nhữ Học (quận 5), thuộc khu vực Chợ Lớn, TP HCM. Tên đúng phải là Lương Như Hộc -  một vị quan, danh sĩ thời hậu Lê.

thu thach 6 ngay 6 dem doc dung ten duong o sai gon khong tra google khong hoi ban be get go - anh 0

Ông là người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (Hải Dương ngày nay) và được dân làng tôn xưng là "ông tổ nghề khắc ván in".

Đường Trương Quốc Dung

Đường Trương Quốc Dung trên địa bàn quận Phú Nhuận cũng được đặt tên không đúng. Trong lịch sử Việt Nam không có vị danh nhân nào như tên con đường đang có. Chỉ có ông Trương Quốc Dụng, là nhà văn, nhà sử học, nhà thiên văn nổi tiếng của Việt Nam ở thế kỷ 19. Ông được xem là người có công truyền dạy, chấn hưng lịch pháp Việt Nam thời Nguyễn.

thu thach 6 ngay 6 dem doc dung ten duong o sai gon khong tra google khong hoi ban be get go - anh 0

Đường Nguyễn Văn Tráng

Tên đúng của đường Nguyễn Văn Tráng phải là Phạm Văn Tráng. Phạm Văn Tráng  còn có tên là Nguyễn Thế Trung là Đảng viên của Việt Nam Quang Phục hội ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Năm 1913, ông được giao nhiệm vụ thực hiện bản án tử hình đối với tuần phủ tỉnh Thái Bình là Nguyễn Duy Hàn, một tên tay sai đắc lực của thực dân Pháp. Ông đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng bị bắt khi đang trên đường sang Trung Hoa.

thu thach 6 ngay 6 dem doc dung ten duong o sai gon khong tra google khong hoi ban be get go - anh 0

Đường Tôn Thất Đạm 

Một cái tên nữa đang bị viết sai là đường Tôn Thất Đạm, tên đúng phải là Tôn Thất Đàm. Sử sách ghi chép ông Tôn Thất Đàm là một trong những người chỉ huy của phong trào Cần Vương, với mục đích giúp vua cứu nước, khôi phục lại chế độ phong kiến Việt Nam.

thu thach 6 ngay 6 dem doc dung ten duong o sai gon khong tra google khong hoi ban be get go - anh 0

Hai anh em Tôn Thất Đàm (Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp) theo cha trong suốt thời gian xảy ra vụ thất thủ kinh đô năm 1885 đến khi vua Hàm Nghi bị bắt. Khi hay tin vua bị lọt vào tay quân Pháp, Tôn Thất Đàm viết biểu dâng lên vua Hàm Nghi, nhận tội mình đã phò vua giúp nước không xong, xin lấy cái chết để tạ tội (khi đó ông mới 22 tuổi).

Sài Gòn và những điều "đã từng" đầy tiếc nuối!

Sài Gòn kẹt xe lại đi, bao lâu cũng được miễn là được "kẹt"!

"Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ