15 sự kiện nhắc bạn nhớ lại khoảng thời gian ‘băng qua’ đại dịch

Từng trải qua khoảng thời gian căng thẳng, khó khăn vì dịch bệnh, 15 sự kiện này sẽ phác họa bức tranh đau thương nhưng đẹp đẽ của Sài Gòn.

15 sự kiện nhắc bạn nhớ lại khoảng thời gian ‘băng qua’ đại dịch

Hải Dương chi viện Sài Gòn

picture

Ngày 1/7/2021, 319 cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã vào TP.HCM để chi viện, hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch.

Social Biz

Logo VieZ
picture

Trong đó, có nhiều người vừa trở về sau 40 ngày chi viện cho hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Hành động này của đoàn y tế Hải Dương như tiếp thêm sức mạnh, hỗ trợ Sài Gòn, nối liền vòng tay anh em hai miền Nam - Bắc.

Social Biz

Logo VieZ

Nghệ sĩ đi hát ở bệnh viện dã chiến

picture

Trong thời gian dịch bệnh căng thẳng, nhiều người được đưa đi cách ly ở các bệnh viện dã chiến. Để tiếp thêm tinh thần cho các bệnh nhân và F0 có nguy cơ lây nhiễm cao, giới văn nghệ sĩ nhiều lần tổ chức chương trình văn nghệ, hát hò ở bệnh viện dã chiến để góp vui, cổ vũ, giúp họ thêm lạc quan, kiên cường vượt qua bệnh dịch. 

Social Biz

Logo VieZ
picture

Ca sĩ Cẩm Vân, Phương Thanh, Đàm Vĩnh Hưng, Nguyễn Phi Hùng, Tóc Tiên, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn… thường xuyên góp mặt, tham gia các hoạt động này.

Social Biz

Logo VieZ

Các xe phát rau tự động

picture

Thời điểm đỉnh dịch, Sài Gòn trải qua những trận "phong thành" nghiêm ngặt, người dân không được ra ngoài, việc mua lương thực, thực phẩm khó khăn. Chính quyền thành phố phối hợp với nhiều đội nhóm thiện nguyện tổ chức các gian hàng, xe phát rau tự động để hỗ trợ người trong tâm dịch.

Social Biz

Logo VieZ

Bếp ăn từ thiện của các hoa hậu

picture

Cùng tấm lòng muốn giúp người dân vượt qua đại dịch, các hoa hậu, người đẹp bước ra từ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam nhiều thế hệ đã chung tay nhóm bếp yêu thương.

Social Biz

Logo VieZ
picture

Mỗi ngày, họ đều tự tay vào bếp để nấu những phần ăn miễn phí, phát cho người lao động nghèo, người vô gia cư, những người chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Social Biz

Logo VieZ

Cây ATM gạo, ATM oxy

picture

Nhận thấy nhiều người khó khăn, thiếu thốn trong mùa dịch, ông Hoàng Tuấn Anh đã tìm tòi, phát minh ra cây ATM gạo để những người "không có cái ăn" tìm được nguồn sống từ các mạnh thường quân. Sau đó, mô hình ATM gạo được lan rộng, nhiều hoàn cảnh được giúp đỡ.

Social Biz

Logo VieZ
picture

Lúc dịch bệnh ảnh hưởng mạnh mẽ, số ca nhiễm tăng cao, nhiều người đứng bên lằn ranh sinh tử vì khó thở, không đủ khí oxy. Ông Hoàng Tuấn Anh tiếp tục làm cây ATM oxy để hỗ trợ, cứu giúp những người mắc Covid-19 đang chiến đấu từng giờ để tranh giành sự sống.

Social Biz

Logo VieZ

Cắt tóc cho y bác sĩ

picture

Là những người ở tuyến đầu chống dịch, các y bác sĩ ngày qua ngày tiếp xúc với bệnh nhân, luôn tìm cách để bảo toàn sự sống cho họ. Nhiều ngày liền túc trực ở bệnh viện, đội ngũ quân, y không về nhà, cũng không có thời gian dành cho bản thân. 

Social Biz

Logo VieZ
picture

Có người thậm chí tóc tai xuề xòa, không kịp cắt. Dàn tình nguyện viên đã tổ chức buổi cắt tóc miễn phí cho các y bác sĩ tại bệnh viện để phần nào tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho họ.

Social Biz

Logo VieZ

Bộ đội ra quân phát gói an sinh

picture

Thời gian toàn thành phố phong tỏa, lực lượng quân nhân, bộ đội từ nhiều nơi được điều động về Sài Gòn để hỗ trợ chống dịch. Ngày bộ đội ra quân, những hình ảnh này lan rộng trên khắp các diễn đàn.

Social Biz

Logo VieZ
picture

Cũng thời điểm đó, người dân Sài Gòn hằng ngày đều chia sẻ những hình ảnh, hành động đẹp của các chiến sĩ, quân nhân. Họ ân cần hỗ trợ, phát lương thực, đi chợ hộ… giúp người dân đảm bảo vấn đề an sinh mùa dịch.

Social Biz

Logo VieZ

Đám cưới online trong bệnh viện dã chiến

picture

Từ tháng 8/2021, Ngọc Diệp (nhân viên Bệnh viện Bạch Mai) xung phong vào Sài Gòn hỗ trợ chống dịch. Vì tình hình cấp bách, cô hoãn lễ cưới và quyết định chỉ tổ chức cưới online ở nhà kho bệnh viện. Biết được sự việc, các y bác sĩ đã chung tay tổ chức lễ cưới online cho Diệp và Quang Huy, để họ dù không trực tiếp gặp nhau vẫn có lễ cưới đủ đầy, đáng nhớ.

Social Biz

Logo VieZ
picture

Lễ cưới online ở 3 đầu cầu Sài Gòn (Bệnh viện dã chiến số 16), Hà Nội (Bệnh viện Bạch Mai) và nhà chú rể Quang Huy ở Hà Nội diễn ra trong sự xúc động của nhiều người. Hình ảnh này lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội thời điểm đó.

Social Biz

Logo VieZ

Khách sạn 0 đồng cho tuyến đầu chống dịch

picture

Dịch bệnh phức tạp, đội ngũ tuyến đầu thường ở lại nơi làm việc, không về nhà để đảm bảo an toàn cho gia đình. Thời điểm đó, nhiều mô hình khách sạn 0 đồng được sinh ra để giúp họ có nơi nghỉ ngơi sau ngày dài hoạt động mệt mỏi. Mô hình này đã góp phần tiếp thêm động lực cho các đơn vị tiền tuyến trong thời điểm chống dịch đầy cam go.

Social Biz

Logo VieZ

Sài Gòn ngày đầu phong tỏa

picture

Tình hình Covid-19 diễn ra ngày một căng, đến nỗi chính quyền thành phố đưa ra chỉ thị 16, phong tỏa toàn thành. Lần đầu trải qua cảm giác "ai ở đâu ở yên đó", người dân Sài Gòn rơi vào trạng thái hoang mang. Trước ngày lockdown, dòng người lũ lượt kéo về quê, số khác không về được lại đổ dồn vào siêu thị để mua lương thực, thực phẩm dự trữ.

Social Biz

Logo VieZ
picture

Thời điểm đó, tình hình Sài Gòn vô cùng căng thẳng. Mỗi ngày, người dân đều "đếm số", số ca nhiễm và số ngày chưa bước chân ra khỏi nhà, mong ngày có chỉ thị nới lỏng giãn cách.

Social Biz

Logo VieZ

Đón người dân tỉnh lẻ trở về quê

picture

Thời gian trước khi giãn cách xã hội, nhiều "khách trọ ở Sài Gòn" muốn bỏ về quê, bởi sợ mảnh đất này sẽ ngày càng căng thẳng vì dịch bệnh. Tuy nhiên, người dân tứ xứ vô cùng nhiều, đến ngày phong thành vẫn còn nhiều người bám trụ lại.

Social Biz

Logo VieZ
picture

Trong lúc thực hiện chỉ thị số 16, chính quyền thành phố phối hợp với các tỉnh thành tổ chức những chuyến xe, chuyến bay đón đồng bào tỉnh mình trở về. Người dân Quảng Bình, Thanh Hóa, các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam… ngày được về quê lòng vui như mở hội, Sài Gòn cũng bớt đi một phần "gánh nặng" an sinh vì thời điểm đó quá "ốm đau".

Social Biz

Logo VieZ

Ngày Sài Gòn bỏ lệnh phong tỏa

picture

Qua chuỗi ngày dài giãn cách xã hội, lúc Sài Gòn được bỏ lệnh phong tỏa, người dân như vỡ òa. Tuy có một phần sợ, chưa dám nới lỏng cảnh giác vì tin tức số ca tử vong chất chồng, nhưng người dân vẫn "ào ra đường" để ngắm nhìn thành phố đau thương ngày "khỏi bệnh".

Social Biz

Logo VieZ
picture

Sau ngày Sài Gòn gỡ bỏ dây giăng ngang dọc, cuộc sống người dân dần trở lại trạng thái "bình thường mới", tái hòa nhập cộng đồng. Một số người cũng quyết định về quê sau 4 tháng liền căng thẳng vì đại dịch.

Social Biz

Logo VieZ

Tiến hành tiêm phòng vaccine Covid-19

picture

Để đảm bảo sức khỏe và cộng đồng an tâm "sống chung với dịch", chính quyền Sài Gòn tức tốc tìm các phương án tiêm phòng vaccine cho người dân. Từ tuyến đầu chống dịch, người già, người có nguy cơ mắc bệnh cao, dần dần, người dân toàn thành phố đều được tiêm mũi đầu vaccine Covid-19. Mũi 2, mũi 3 cũng lần lượt được tiêm phòng, giúp người dân Sài Gòn "mạnh dạn" hòa nhập cuộc sống mới sau dịch.

Social Biz

Logo VieZ

Tuyển thành viên thử nghiệm vaccine Nanocovax

picture

Lượng vaccine từ nước ngoài được hỗ trợ thời gian đầu có hạn, lực lượng trong nước cũng cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để sản xuất vaccine, đảm bảo nhu cầu cả nước. Nanocovax là vaccine phòng Covid-19 đầu tiên do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất.

Social Biz

Logo VieZ
picture

Thời điểm đó, đơn vị sản xuất tuyển người thử nghiệm vaccine này và nhận được vô số phản hồi tích cực. Các nhân vật có sức ảnh hưởng, từ nghệ sĩ, doanh nhân, tuyến đầu chống dịch đến người thường đều xung phong thử nghiệm, lan tỏa đến cộng đồng tinh thần tiêm chủng vaccine.

Social Biz

Logo VieZ

Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch

picture

Ngày 19/11, sau chuỗi ngày đi qua đại dịch với nhiều mất mát, đau thương, Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19 đã được phối hợp tổ chức.

Social Biz

Logo VieZ
picture

Với sự xúc động của bao người dành cho những mảnh đời bất hạnh, không gian lễ tưởng niệm lan tỏa không chỉ ở khu vực tổ chức mà còn có sức ảnh hưởng khắp các diễn đàn. Những ngọn nến, lời cầu chúc, tưởng niệm… được nhân rộng khắp nơi, nhằm tri ân những người đã ra đi trong đại dịch.

Social Biz

Logo VieZ

Choáng váng với ‘khu ăn chơi đắt đỏ nhất’ Sài Gòn hiện nay: Thơm mùi tiền và cả mùi… xăng

Tân sinh viên lần đầu lên Sài Gòn: Lạc đường như cơm bữa, choáng ngợp với tòa nhà "siêu to khổng lồ"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ