Thế hệ trẻ có đang thờ ơ với lịch sử nước nhà?

Xin đừng "ép khuôn" lịch sử qua những con số đạt được trong kỳ thi THPT và đừng mãi nghĩ nó là một môn phụ.

Những ngày gần đây, mạng xã hội lại được dịp rộn ràng xôn xao về việc Hoa hậu Hà Kiều Anh lên tiếng đăng tải về việc cô là "Công chúa 7 đời của triều Nguyễn". Nhiều kênh truyền thông và trang cộng đồng cũng đăng tải lại thông tin này, nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều tranh cãi về câu chuyện lịch sử nước nhà và những thông tin hoa hậu đưa ra làm hoang mang dư luận vì thiếu tính chính xác.

Qua đây, cũng là lúc chúng ta được nhìn nhận về vấn đề nhiều người đang thờ ơ với lịch sử nước nhà và phải cần một sự kiện "nóng" mới đủ sức lôi kéo sự chú ý của những bạn trẻ vào lịch sử Việt Nam. Liệu rằng nhận định này có đúng?

the he tre co dang tho o voi lich su nuoc nha - anh 0
Môn sử nhàm chám, học sinh luôn xem nó là một môn học "phụ"

Môn Sử không chán, nhưng sự khơi gợi và cách truyền tải liệu đã đúng?

Thực trạng những năm gần đây, chúng ta luôn thấy tình trạng đáng báo động về việc học lịch sử và thi sử đối với bậc THPT. 

Năm 2016, Lịch sử có điểm trung bình 4,32 - đứng thứ 2, theo thứ tự từ dưới lên. Năm 2017, môn Lịch sử là môn có điểm trung bình thấp nhất, chỉ 4,6 điểm. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình chiếm tỷ lệ gần 62%. Năm 2018, tình hình còn tệ hơn, môn Lịch sử vẫn đứng ở vị trí bét bảng, với điểm trung bình chỉ 3,79. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình chiếm tỷ lệ 83%.

Năm 2019, năm Lịch sử là môn có điểm trung bình thấp nhất trong các môn thi, chỉ 4,3 điểm. Năm 2020, trong bối cảnh điểm các môn đều tăng, điểm lịch sử cũng tăng nhẹ, tuy nhiên, vẫn xếp thứ tự thứ 2 từ cuối lên, với điểm trung bình là 5,19. 

the he tre co dang tho o voi lich su nuoc nha - anh 0
Điểm trung bình môn lịch sử Kỳ thi THPT Quốc Gia những năm qua luôn đáng báo động

Những con số trên luôn nằm trong tình trạng báo động về việc học sử của người trẻ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng khách quan mà nói, đây chỉ là tâm lý sợ môn học, sợ việc học thuộc bài và có phần xem nhẹ đây là một môn phụ, chỉ những ai thi sử thì mới thật sự học sử. Sợ môn sử nhưng không có nghĩa là thờ ơ trước lịch sử, không có nghĩa là không tìm hiểu và biết về lịch sử đất nước. 

Khi điểm thi môn Lịch sử thấp, thì cả xã hội lại chửi lấy những đứa trẻ Việt là ngu dốt, là vô trách nhiệm với môn Lịch Sử và thờ ơ với lịch sử nước nhà. Hãy tự hỏi sự khơi gợi và truyền tải đã đúng chưa, sao mãi là câu chuyện đến từ một phía.

Chúng ta cần nhìn nhận lại ở tất cả góc độ từ học sinh, giáo viên đến phương pháp dạy học lịch sử. Có thể thấy một môn học mang tính dập khuôn, ép buộc đã là sự sai trái và đi ngược với sự tiếp thu kiến thức. Lịch sử là một môn học rất màu sắc, sinh động nhưng người ta lại biến Lịch sử thành một môn học "đơn sắc", giáo điều, học theo "barem".

the he tre co dang tho o voi lich su nuoc nha - anh 0
Nhóm Việt Sử Kiêu Hùng - những người trẻ đi tìm lại lịch sử dân tộc

Xin đừng đổ lỗi cho sách giáo khoa nhàm chán, hay chính sử là những câu chuyện khô khan, quan trọng là ở tâm lý khi tiếp nhận vấn đề, hãy tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử dân tộc trước khi đưa ra những nhận định, lời trách móc. Lịch sử không khô khan và giới trẻ rất yêu sử Việt, chỉ cần tình yêu đó được khơi dậy đúng cách, và họ đang trên đường đi làm điều đó. Người trẻ vẫn yêu sử, vẫn mong muốn nâng cao tinh thần dân tộc. 

Gợi mở trang sử từ dự án, trang phục và những điều gần gũi

Lịch sử dân tộc và môn lịch sử đang dần có những bước chuyển mình. Người trẻ cũng đang đi tìm lối thoát cho lịch sử và những gán mác thờ ơ về dân tộc và đất nước. 

Một thế hệ trẻ không hề thờ ơ và luôn day dứt với lịch sử dân tộc, lời "cầu cứu" cho một môn học luôn bị đánh giá là "môn phụ", chưa bao giờ được đánh giá đúng vị thế. Một môn học chỉ dành cho những "con ong chăm chỉ", chỉ cần học thuộc hay dành cho những người "cần cù bù thông minh". Hãy thay đổi từ những điều nhỏ nhất trong tư tưởng của mỗi người về lịch sử nước nhà. 

the he tre co dang tho o voi lich su nuoc nha - anh 0
Sử Việt của Dững Phan cũng là một khẳng định cho việc người trẻ không thờ ơ với Lịch sử

Lịch sử vẫn luôn trong tâm trí người trẻ, những người yêu lịch sử nước nhà vẫn đi tìm và luôn cố gắng nỗ lực đưa lịch sử dân tộc đến gần hơn với mọi người. Người ta luôn miệng bảo rằng người Việt thuộc lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam. 

Rồi người ta có thể kể tên thông thạo thứ tự các triều đại Trung Quốc từ thời Tống đến hiện tại, biết rõ tiểu sử những anh hùng của Trung Quốc như Hạng Vũ, Hàn Tín, Tần Quỳnh… Tóm tắt đầy đủ Tam Quốc Diễn Nghĩa, Ngũ Đại Thập Quốc, Thủy Hử… Nhưng khi nhắc đến lịch sử Việt Nam, thì lại: "Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai anh em" hoặc "Lê Lợi là cha của Lê Lai".

Những con số đó chỉ là một phần che lấp đi những con người, những tình yêu trẻ dành cho lịch sử Việt. Một nhóm bạn trẻ có tên gọi Đuốc Mồi đã quyết tâm thay đổi những định kiến đó bằng sự sáng tạo mới mẻ. Họ lập ra dự án có tên "Việt Sử Kiêu Hùng".

the he tre co dang tho o voi lich su nuoc nha - anh 0
Những thước phim của Đuốc Mồi luôn nhận được sự ủng hộ của người trẻ

Dự án phi lợi nhuận với sứ mệnh truyền cảm hứng sử Việt cho người Việt. Dự án được thực hiện dưới hình thức phim dã sử theo phong cách diễn họa (animation), tái hiện những nhân vật lịch sử, những trận đánh, hay những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Các series lớn như Tử chiến thành Đa Bang, Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại chiến... Toàn bộ đều được "Đuốc Mồi" kêu gọi và thực hiện bằng nguồn lực huy động từ cộng đồng. Chỉ riêng tập phim Bình Ngô đại chiến đã kêu gọi được 1,3 tỷ đồng (toàn dự án là 2,4 tỷ đồng) với 1.600 người đóng góp. Page Việt Sử Kiêu Hùng cũng thu hút hơn nghìn người tham gia và dõi theo, đa số là những người trẻ thuộc thế hệ Gen Z. 

the he tre co dang tho o voi lich su nuoc nha - anh 0
Nhóm Việt Sử Kiêu Hùng trong những lần đi thực tế, tìm về cội nguồn

Bên cạnh làm phim, các bạn trẻ đam mê Lịch sử, yêu Sử còn có những cách rất sáng tạo. Những bộ trang phục từ hàng trăm năm trước, tưởng chỉ có thể nhìn thấy qua tranh ảnh hoặc tại bảo tàng thì nay đã được tái hiện sinh động dưới bàn tay của những người trẻ.

Với mong muốn đưa trang phục cổ trở lại với đời sống hiện đại, họ đang dần xây dựng một xu hướng cho người trẻ tìm về với những nét đẹp của cha ông. Người trẻ đam mê phục dựng trang phục cổ, họ vẫn đang từng ngày làm việc và đem lịch sử đến gần với người trẻ, đến cộng đồng.

the he tre co dang tho o voi lich su nuoc nha - anh 0
Ngày hội Việt Phục, người trẻ yêu sử Việt qua từng trang phục

Đừng mãi nhìn vào những con số của điểm thi môn Sử, đó không thể là thước đo toàn diện cho tình yêu lịch sử của người trẻ. Đừng mãi trách móc về sách giáo khoa mà đạp đổ những gì người trẻ đang chinh phục lịch sử dân tộc. Họ vẫn đang yêu quá khứ theo những cách riêng của mình.

Văn học trong nhà trường: Cần lắm sự cởi mở qua những đề thi "mở"?

Cảm nhận văn học phổ thông hay sự rập khuôn quy mô lớn "vô tội vạ"?

Người lớn hay nói: "Con nít chỉ có ăn với học mà áp lực cái gì?"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ