Phương pháp quản lý căng thẳng và giải tỏa lo âu hiệu quả mà giới trẻ nên biết

Cuộc sống ngày càng hiện đại đồng nghĩa với việc con người sẽ ngày càng chịu nhiều áp lực và những chấn động về tinh thần hơn. Bạn đã từng tìm hiểu đến phương pháp quản lý căng thẳng và giải tỏa lo âu hiệu quả để bảo vệ chính bản thân mình?

Gần đây, dịch COVID-19 đã khiến người dân trên toàn thế giới phải chịu áp lực lo lắng về bệnh tật. Không chỉ lo sợ bản thân bị bệnh mà còn lo lắng về việc bị cô lập, khủng hoảng kinh tế, lo lắng về việc mất người thân… những sợ hãi mơ hồ có thể dẫn đến những điều tồi tệ hơn, khiến nhiều người khó khăn trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày. 

Cảm giác bất an là cảm xúc cần thiết giúp con người có thể cảm nhận, ngăn chặn và đối phó với những nguy cơ gây hại đến sự sinh tồn của bản thân. Tuy nhiên, khi tâm trạng bất an xảy ra thường xuyên, quá độ hoặc kéo dài, khi chức năng bị suy giảm, mất đi sự ổn định trong cuộc sống, cảm giác u uất trở nên nghiêm trọng hơn có thể phát triển thành chứng thần kinh như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.

phuong phap quan ly cang thang va giai toa lo au hieu qua ma gioi tre nen biet - anh 0

Thông thường, con người cảm thấy căng thẳng và bất an về những việc không thể dự đoán được trong tương lai như cái chết, bệnh tật, mất đi người quan trọng, xung đột và gián đoạn trong mối quan hệ cá nhân, cô lập, bị tổn thương bởi con người, sai lầm hoặc thất bại, khủng hoảng kinh tế, thiên tai hoặc tai nạn… Trên hết, vì chúng ta có thể mất đi cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc của chính mình nên nhất định phải quản lý thật tốt căng thẳng và bất an. Vì vậy, chúng ta phải trở thành ''chuyên gia'' có năng lực trong việc hiểu và chăm sóc cơ thể và tâm trí của chính bản thân mình.

1. Đầu tiên, chúng ta cần có thái độ tiếp nhận sự lo âu

Bất an không phải là điều gì xấu mà nó là thứ cảm xúc tự nhiên và cần thiết để chúng ta sinh tồn. Nếu bạn cảm thấy từ chối, sợ hãi và bị đàn áp hoặc né tránh, bạn có thể dễ dàng bị nghiện thứ gì đó và sẽ gặp các vấn đề liên quan đến chứng bệnh không có sinh khí và các triệu chứng cơ thể hóa đa dạng. Cảm thấy lo lắng, bất an có thể là thứ cảm xúc không thoải mái nhưng mọi người nên thấy biết ơn cảm xúc này như một tín hiệu báo cho chúng ta biết những việc quan trọng mà chúng ta cần phải giải quyết và hãy rèn luyện để chấp nhận sự bất an một cách thoải mái. 

phuong phap quan ly cang thang va giai toa lo au hieu qua ma gioi tre nen biet - anh 0

2. Tìm hiểu về sự lo âu của bản thân 

Khi cảm thấy bất an, bạn hãy suy xét bản thân mình thật kỹ. Bởi vì rõ ràng phải tồn tại lý do khiến bạn cảm thấy bất an. Việc lập một danh sách những điều khiến bạn cảm thấy bất an cũng là một cách có ích. Chỉ việc nhận thức được sự bất an mơ hồ mà bản thân cảm nhận được thôi cũng có thể khiến tâm trạng thoải mái hơn phần nào.

3. Đối mặt với sự lo lắng

Nếu bạn đã viết xuống danh sách những bất an, thì mong bạn đừng né tránh mà hãy đối mặt với nó. Hãy lập kế hoạch cụ thể để giải quyết chúng. Ngay cả khi chưa thể giải quyết ngay lập tức, thì chỉ cần có kế hoạch cũng giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn. Nếu bạn lo lắng về những điều vô ích, hãy dừng lại và nói ''Lo lắng cho ngày mai nào!" và hãy tìm sự thoải mái trong cõi lòng mình. 

phuong phap quan ly cang thang va giai toa lo au hieu qua ma gioi tre nen biet - anh 0

4. Giải tỏa tâm trí

Khi tâm trạng bất an, nếu có điều không thể giải quyết thì hãy chấp nhận. Là con người, ai cũng có giới hạn của riêng mình. Dù có nỗ lực nhiều bao nhiêu thì đôi lúc vẫn tồn tại những việc không theo ý muốn hoặc vượt ra ngoài khả năng của chúng ta. Có thể là không thể được tất cả mọi người hiểu hoặc công nhận, có thể là không có đủ năng lực, vị trí hoặc sức mạnh kinh tế như mình mong muốn... Dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng cũng có những thứ sẽ không thành công. Nếu vậy thì mong bạn đừng cố chấp nữa,hãy buông bỏ chúng khỏi đôi vai nặng nhọc của mình. Chấp nhận giới hạn của bản thân cũng sẽ khiến tâm trạng thoải mái hơn rất nhiều. 

5. Phải tự tìm kiếm cho bản thân cách giải tỏa lo âu riêng 

Phương pháp giải tỏa lo âu, căng thẳng có thể khác nhau tùy thuộc vào bản chất, tính cách và sở thích của mỗi người. Nhưng phương pháp giải quyết cơ bản nhất vẫn là việc phải nói ra. Bằng cách tâm sự với người mà bạn tin tưởng, nếu bạn có thể thổ lộ tâm tư của mình, được đối phương thấy hiểu và đồng cảm, điều ấy sẽ trở thành sức mạnh lớn đối với bạn. Cảm giác bản thân không đơn độc đem đến dũng khí lớn hơn bất cứ điều gì.

Ngoài ra, khi bạn cảm thấy bất an, bạn cần phát triển phương pháp hiệu quả của riêng mình như phương pháp hô hấp để kiểm soát cảm xúc, phương pháp thiền định hay đi dạo nhẹ nhàng. Và cuộc sống giải trí lành mạnh cũng sẽ giúp ích rất nhiều. Việc sống với phương pháp giải tỏa căng thẳng thông qua các hoạt động thể thao hoặc sở thích là một thói quen sinh hoạt rất quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần. 

phuong phap quan ly cang thang va giai toa lo au hieu qua ma gioi tre nen biet - anh 0

Đặc biệt, ở bài viết hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn trẻ "Kỹ thuật ôm kiểu bướm (Butterfly Hug) - một phương pháp giúp xoa dịu tình trạng căng thẳng và lo âu quá mức.

Từng được bộ phim ''Điên Thì Có Sao'' (It’s Okay to not Okay) đề cập đến, kỹ thuật ôm kiểu bướm là một kỹ thuật thư giãn có thể sử dụng mọi nơi mọi lúc. Ban đầu nó được tạo ra để sử dụng trong Liệu pháp EMDR (Eye Movement Desensitization and Reprocessing – một liệu pháp sử dụng khả năng tự nhiên của bộ não để tự chữa lành hoặc giảm các chấn thương, tổn thương tâm lý).

Mục đích của kỹ thuật ôm kiểu bướm là cân bằng các tế bào của hai bên bán cầu não, giúp làm giảm các cảm xúc mãnh liệt. Kỹ thuật ôm kiểu bướm là một kỹ thuật thư giãn có thể sử dụng mọi nơi mọi lúc. Chúng ta sử dụng khi kỹ thuật ôm kiểu bướm khi chúng ta cảm thấy lo lắng hoặc đau khổ về cảm xúc, cảm thấy bị tấn công hoặc bị chấn thương hay cảm thấy bị ngắt kết nối, cô lập.

Kỹ thuật này tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng không tưởng. Không chỉ tạo cảm giác thư thái và cân bằng mà còn khiến chúng ta cảm thấy yêu thương bản thân hơn và cảm thấy được an ủi.

phuong phap quan ly cang thang va giai toa lo au hieu qua ma gioi tre nen biet - anh 0
Kỹ thuật ôm kiểu bướm từng được bộ phim ''Điên Thì Có Sao'' (It’s Okay to not Okay

Cách thức thực hiện rất đơn giản! 

Bạn chỉ cần tìm một nơi thoải mái, yên tĩnh rồi ngồi xuống, giữ thẳng lưng rồi nhắm mắt lại, bắt đầu hít sâu. Cố gắng hít thở từ cơ hoành nếu có thể. Thở ra và nhận biết những cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện. Bắt chéo hai cánh tay trước ngực sao cho đầu của hai ngón giữa ở mỗi bàn tay đặt bên dưới xương đòn. Giữ bàn tay và ngón tay thẳng nhất có thể, các ngón tay hướng về phía cổ, ngón cái hướng về cằm. Luân phiên vỗ tay lên ngực, chậm rãi và theo nhịp (trái, phải, trái, phải). Làm như vậy ít nhất 8 vòng, hoặc làm liên tục từ 30 giây cho đến 1 phút, có thể kéo dài hơn nếu cần. Hãy coi mình là một chú bướm và hai tay là đôi cánh.

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ