Tết sắp đến, có phải đã đến lúc nhìn lại "căn bệnh" thích tích trữ mọi thứ của bạn?

Những tips giúp bạn loại bỏ "căn bệnh bừa bộn" ngay hôm nay.

Chắc hẳn, nhiều người trong chúng ta đã tận dụng khoảng thời gian dài giãn cách vì Covid-19 để dọn dẹp tủ quần áo, ngăn kéo, thực phẩm đóng gói đã quá hạn sử dụng và các tập tin không còn cần lưu trữ.

Khi mới bắt đầu, có lẽ mọi người sẽ thấy thoải mái và nhẹ nhõm nhưng lại cũng có thể sẽ sớm bị mất hứng thú với việc sắp xếp, phân loại và thiếu năng lượng tinh thần cùng thể chất để giải quyết những gì còn sót lại.

tet sap den co phai da den luc nhin lai can benh thich tich tru moi thu cua ban - anh 0
Có bao giờ bạn lấy hết nghị lực để dọn dẹp tủ quần áo hay nhà cửa nhưng muốn từ bỏ giữa chừng vì quá nhiều đồ? (Nguồn ảnh: Rachel Levit Ruiz)

Vậy lý do khiến chúng ta sống "bừa bộn" khi cố gắng tích trữ mọi thứ là gì?

"Căn bệnh" thích tích trữ mọi thứ vì nghĩ "nhỡ đâu sẽ có lúc dùng đến".

Rất nhiều người có thói quen thu thập, cất trữ nhiều loại đồ mà có thể họ sẽ không bao giờ cần sử dụng đến. Có người mua đồ với số lượng lớn vì sợ hết hàng, đặc biệt là khi các sản phẩm mong muốn đang được giảm giá.

tet sap den co phai da den luc nhin lai can benh thich tich tru moi thu cua ban - anh 0
Vì "căn bệnh" thích tích trữ mọi thứ vì nghĩ "nhỡ đâu sẽ có lúc dùng đến"? (Nguồn ảnh: Mattias Adolfsson/Behance)

Và chính tâm lý hay nỗi sợ hãi tương tự như này đã dẫn đến hiện tượng mọi người đổ xô đi mua giấy vệ sinh, mì gói hay thực phẩm thiết yếu khác mỗi khi dịch bùng phát và chỉ thị giãn cách xã hội được thi hành. 

Khó chia tay với những món đồ mang kỷ niệm cũ

Trong khi đó, một số người lại cảm thấy níu kéo quá khứ. Chẳng hạn như việc bạn cố cất giữ mãi một chiếc poster mình nhận được khi tham gia chương trình âm nhạc lớn từ nhiều năm trước. Vì bạn cảm thấy tội lỗi hoặc tiếc nuối nếu vứt đi chúng. Cũng có thể là bạn cảm thấy khó chia tay với những món quà "vô dụng" từ những người mà bạn yêu mến hoặc ngưỡng mộ. 

tet sap den co phai da den luc nhin lai can benh thich tich tru moi thu cua ban - anh 0
Cũng có thể là vì bạn khó chia tay với những món đồ mang kỷ niệm cũ (Nguồn ảnh: Rutu Modan)

Không chỉ vậy, nhiều người trong chúng ta còn có một nỗi sợ gần như phi lý rằng ngay khi chúng ta vứt bỏ đi thứ gì đó, chúng ta sẽ thấy cần đến nó.

Sự lộn xộn cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Có những người thích việc lấp đầy các khu vực có thể lưu trữ, miễn là không gian sống của họ vẫn có trật tự. Tất nhiên là không nghiêm trọng đến mức được chẩn đoán là chứng ám ảnh tích trữ

Nhưng sự lộn xộn cũng tiềm ẩn rủi ro riêng của nó. Trong đó, nó có thể tạo ra căng thẳng mãn tính và lặp đi lặp lại khi bạn luôn phải lật tung mọi thứ để tìm một tài liệu hay đồ vật quan trọng hoặc phải "chạy đua" để dọn sạch những thứ bừa bộn trước khi có khách đến thăm.

tet sap den co phai da den luc nhin lai can benh thich tich tru moi thu cua ban - anh 0
Sự lộn xộn cũng tiềm ẩn rủi ro riêng của nó (Nguồn ảnh: Ovadia Benishu)

Chưa kể đến rủi ro bạn có thể bị thương khi vấp phải đồ vật bị bỏ lại ở nơi chúng không thuộc về. Đại dịch Covid-19 là một cột mốc đánh dấu, thức tỉnh và khiến chúng ta nhận ra và trân trọng nhiều hơn việc được sống và sống một cách khỏe mạnh. Và chắc chắn bạn cũng sẽ không muốn những đồ vật "tai hại" đó trở thành sai số trong cuộc đời bạn.

Ngoài ra, sự bừa bộn có thể làm chúng ta mất tập trung, đánh cắp sự chú ý của chúng ta khỏi những suy nghĩ và nhiệm vụ xứng đáng hơn. Nó khiến chúng ta tiêu tốn thời gian, năng lượng và làm giảm năng suất. Không chỉ vậy, một nghiên cứu năm 2015 tại Đại học St. Lawrence cho thấy rằng một phòng ngủ lộn xộn mang đến những giấc ngủ kém.

Mẹo để "xử lý" những món đồ này

  • Lên kế hoạch dọn dẹp từng vị trí, từng phòng một. Bạn có thể muốn đi đến từng phòng, từng vị trí hoặc tập trung vào một loại đồ như áo khoác hoặc giày, nhưng nên tránh "làm việc nọ xọ việc kia" giữa chừng trước khi hoàn thành một "nhiệm vụ" mà bạn đã bắt đầu.
tet sap den co phai da den luc nhin lai can benh thich tich tru moi thu cua ban - anh 0
Lên kế hoạch dọn dẹp từng vị trí, từng phòng một sẽ giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn mà không bị nản giữa chừng khi phải dọn quá nhiều đồ một lúc (Nguồn ảnh: Louise Lockhart)
  • Đặt mục tiêu hợp lý dựa trên thời gian và khả năng hiện có. Nếu dọn dẹp toàn bộ tủ quần áo là một việc hơi quá sức và "đáng sợ" đối với bạn thì việc bắt đầu với những thứ nhỏ bé như dọn đồ khỏi ngăn kéo hoặc kệ sẽ có thể giúp bạn có tinh thần hơn.
  • Đặt một chiếc thùng gắn mác mục đích của đồ vật được đặt trong đó. Nếu bạn cảm thấy cách tiếp cận dần dần dễ quản lý hơn thì bạn có thể thử đặt một thùng chứa trong mỗi phòng để cất đồ vật. Ví dụ như khi bạn thấy bộ quần áo nào đó vẫn còn sử dụng được nhưng không còn vừa vặn với bạn, hãy để thẳng chúng vào túi để đem đi quyên góp chứ không nên để chúng vào tủ quần áo nữa.
  • Nếu cần, bạn hãy tìm sự giúp đỡ từ bạn bè hoặc thành viên gia đình, những người không gắn bó với những đồ vật đó như bạn.
tet sap den co phai da den luc nhin lai can benh thich tich tru moi thu cua ban - anh 0
Đặc biệt, hãy nhắc nhở bản thân để tránh việc "tái phạm" (Nguồn ảnh: Michele Marconi/The Guardian)
  • Nếu đống đồ lộn xộn của bạn bao gồm cả những món đồ mà bạn đang cất giữ hộ người khác thì bạn hãy thử nhắn họ đến lấy chúng. 
  • Cuối cùng, tránh việc "tái phạm". Hãy nhắc nhở bản thân không cố gắng lấp đầy những khoảng trống đã được dọn thậm chí là bằng nhiều đồ vật hơn trước. 

Gen Z nói về điều ý nghĩa nhất trong năm 2021

Những bài nhạc chế Giáng sinh "thiếu muối" của Gen Z chơi hệ "double" - vui Noel thi học kỳ

Hồi phục giáo dục: Thật khó để… tạm gác hết những âu lo!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ