Tang ping: Trào lưu "nằm yên mặc kệ đời" của giới trẻ Trung Quốc

Xu hướng "nằm thẳng" phản ánh áp lực nặng nề của một văn hoá làm việc quá tải.

Giới trẻ Trung Quốc đang chịu nhiều áp lực và khiến họ mất cân bằng trong cuộc sống. Đối mặt với những chế độ làm việc cật lực nhưng điều mà họ nhận lại không đủ để tạo một khoản tài sản hay của cải giá trị nào khiến nhiều người mất động lực làm việc. Và họ lựa chọn "nằm im" để giải quyết những rắc rối hiện tại.

tang ping trao luu nam yen mac ke doi cua gioi tre trung quoc - anh 0

Những người trẻ tuổi ở Trung Quốc kiệt sức bởi văn hóa làm việc chăm chỉ với phần thưởng dường như ít ỏi đang dậy lên nhu cầu thay đổi lối sống bằng cách "nằm im"

Từ khoá "Tang ping" bắt đầu phổ biến hơn sau một bài đăng trên Baidu Tieba hồi tháng 4, một thanh niên 20 tuổi có tài khoản Luo Huazhong được cho là theo chủ nghĩa tối giản được 2 năm. Anh ta đề cập đến một cuộc sống đơn giản với cha mẹ ở Chiết Giang, không có công việc ổn định nhưng không áp lực, cũng không mong muốn xa hoa, khi có hứng làm việc thì tìm đóng vai xác chết trong các bộ phim.

Xu hướng mới được gọi là "tang ping" lấy được sự đồng cảm của nhiều người, nhất là giới trẻ ở Trung Quốc. Trung Quốc có thị trường lao động đang thu hẹp và những người trẻ tuổi phải gồng mình làm việc nhiều giờ hơn. Và Tang ping được mô tả như một liều thuốc giải độc cho áp lực của xã hội trong việc tìm kiếm việc làm và thể hiện tốt khi làm việc trong một thời gian dài.

tang ping trao luu nam yen mac ke doi cua gioi tre trung quoc - anh 0
Tang ping - "nằm yên là sự lựa chọn khôn ngoan của tôi"

Tang ping – xu hướng "nằm thẳng", nhiều người cho rằng đó là sự bỏ cuộc, buông thả vì lười biếng, đơn giản chỉ muốn nằm yên một chỗ, Tang ping còn chỉ những người làm việc quá sức và mệt mỏi đến mức chỉ còn cách "đình công" mới có thể giải tỏa được áp lực của họ. Những mục tiêu mà đa số ai cũng muốn phấn đấu đạt được như mua nhà, mua xe, phát triển, bồi dưỡng bản thân, xây dựng cuộc sống viên mãn, sung túc đều bị bỏ ngỏ trong xu hướng Tang ping này.

Thuật ngữ 996 – văn hoá làm việc vắt kiệt trí óc và sức lực của công nhân viên ở Trung Quốc, khi nhiều doanh nghiệp sử dụng khung thời gian làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối và 6 ngày một tuần. Văn hoá 996 "lây lan" chóng mặt trong các công ty Internet Trung Quốc như hiệu ứng rạp hát và thậm chí còn được "dặm mắm thêm muối" biến tấu thành 007 - làm việc thâu đêm suốt sáng 7 ngày trong tuần.

tang ping trao luu nam yen mac ke doi cua gioi tre trung quoc - anh 0
Văn hoá làm việc 996 hay 007 vắt kệt sức lực làm việc của người lao động

Nhiều thuật ngữ như vậy xuất hiện trong môi trường làm việc ở Trung Quốc gây ra nhiều hậu quả về người không mong muốn cho thấy thực sự người lao động ở đây đang chịu khá nhiều áp lực. Nhất là giới trẻ, chịu áp lực ngày càng lớn từ việc học tập, giành thứ hạng cao, đỗ trường top, ra trường cạnh tranh nhau tìm kiếm việc làm trong một đất nước tỷ dân và những mục đích lớn hơn tiếp theo cứ nối tiếp trong cuộc đời của họ.

tang ping trao luu nam yen mac ke doi cua gioi tre trung quoc - anh 0

Thậm chí khi đã cố gắng đến vậy, cật lực phấn đấu mọi thứ nhưng vẫn không thể mua được nhà, được xe,...khi những phần thưởng cho sự nỗ lực kiệt quệ không mấy mặn mà khiến nhiều bạn trẻ bất lực và bắt đầu muốn buông xuôi. Và Luo đã chia sẻ rằng: "Tôi tự tạo ra triết lý sống cho riêng mình. Nằm yên là quyết định khôn ngoan của tôi".

tang ping trao luu nam yen mac ke doi cua gioi tre trung quoc - anh 0
Xu hướng Tang ping nhận được sự đồng cảm của nhiều người trẻ (Ảnh CNN)

Theo SCMP, Tang ping nhận được sự đồng cảm từ một bộ phận giới trẻ Trung Quốc nhất là khi kinh tế tăng trưởng chậm lại do hậu quả của đại dịch Covid-19, họ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi cuộc sống ngày càng khó khăn.

Làn sóng này là một "mối nguy hại" theo đánh giá của những quan chức cấp cao tại Trung Quốc

Dân số Trung Quốc đang già hoá, đồng nghĩa với lực lượng lao động đang bị thu hẹp và nền kinh tế sắp tới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Một khi giới trẻ là lực lượng lao động chủ chốt ủng hộ phổ biến hơn trào lưu Tang ping này thì nhiều hệ luỵ kinh tế xảy ra là điều chắc chắn. Bên cạnh đó là các lĩnh vực khác có liên quan đều bị ảnh hưởng.

Tiến sĩ Gavin Sin Hin Chiu, cựu phó giáo sư tại Đại học Thâm Quyến, nhận định rằng: "Nếu trào lưu trở nên phổ biến, nó sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng của những người trẻ tuổi về tăng trưởng thu nhập, tiêu dùng, kết hôn và sinh con. Điều này sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu tránh bẫy thu nhập trung bình của Trung Quốc".

Ngày 15/10, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lan truyền thông điệp ngăn chặn lối sống nằm thẳng: "Cần phải ngăn chặn sự trì trệ của giai cấp xã hội, khơi thông con đường cho xã hội đi lên, tạo ra cơ hội cho thêm nhiều người trở nên giàu có, tạo ra môi trường phát triển mà mọi người đều có dự phần, tránh sự thoái hóa và lối sống nằm thẳng".

tang ping trao luu nam yen mac ke doi cua gioi tre trung quoc - anh 0
Mẫu áo Tang ping đắt hàng hơn bao giờ hết

Những tuyên bố "nằm thẳng" được giới trẻ Trung Quốc tiếp tục lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Thậm chí áo váy có những slogan tương tự cũng bán đắt hàng hơn bao giờ hết. Tất cả điều đó cho thấy có sự "nổi dậy và chống lại" vì mưu cầu quyền lợi cá nhân trong thế hệ trẻ Trung Quốc, khi họ đang phải đối mặt với quá nhiều áp lực đến từ nhiều khía cạnh trong xã hội.

"Học online nhưng thi offline": Nỗi sợ kinh điển của sinh viên lúc này!

Những mối quan hệ nào cần xây dựng khi còn là một sinh viên?

Môn học "đắt" sinh viên nhất ở Đại học Vũ Hán gọi tên "khoá học tình yêu"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ