Tân sinh viên lần đầu lên Sài Gòn: Lạc đường như cơm bữa, choáng ngợp với tòa nhà "siêu to khổng lồ"

Rời xa gia đình, xa vòng tay bảo bọc của cha mẹ để đặt chân đến Sài Gòn nhập học. Nhiều "tấm chiếu mới" đã không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu.

Được lên giảng đường, gặp thầy cô mới và làm quen bạn bè mới chắc hẳn là điều mà nhiều bạn tân sinh viên đã chờ đợi suốt nhiều tháng nay khi mà điều chào đón những bạn trẻ này đến với môi trường Đại học lại là những tháng ngày học online qua chiếc màn hình máy tính của mình. Giờ đây, kì nghỉ dài hơn đã sắp qua đi cũng là lúc các bạn tân sinh viên "khăn gói" lên Sài Gòn để bắt đầu chính thức "nhập cuộc" với cuộc sống của một sinh viên đại học. 

Tuy nhiên, bước chân lên Sài Gòn đồng nghĩa với việc các bạn đang bước vào một thế giới hoàn toàn mới so với quê nhà của mình. Bên cạnh đó cũng là hàng loạt điều bỡ ngỡ cũng như khó khăn mà những bạn trẻ này phải đối mặt. Cùng với việc phải chuyển đổi lại từ việc học online trở về offline thì đây chắc chắn sẽ là một khoảng thời gian khó khăn với những "tấm chiếu mới" lần đầu trải.

tan sinh vien lan dau len sai gon lac duong nhu com bua choang ngop voi toa nha sieu to khong lo - anh 0
Hội "chiếu mới" khi bước chân lên Sài Gòn

"Ngợp" khi đến một nơi hoàn toàn xa lạ

Không còn bầu không khí thanh bình ở quê nhà, không còn nhịp sống chậm rãi và cũng không còn gia đình ở bên cạnh để chúng ta có thể nhận được sự quan tâm lo lắng cũng như cho mình một cảm giác yên bình. Sài Gòn lại mang một bầu không khí hiện đại, ồn ào cũng như là nhịp sống nhanh và hối hả. Điều này đã khiến cho nhiều bạn sinh viên cảm thấy "ngợp" khi mới đặt chân đến thành phố này.

Bích Trâm, sinh viên năm nhất của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bộc bạch chia sẻ: "Khi mà lần đầu tiên đặt chân lên SG thì thật sự bản thân em cũng như những bạn tân sinh viên khác có một cảm giác vô cùng lạ lẫm. Cuộc sống ở Sài Gòn rất khác với nơi mà tụi em đã sống trong suốt 18 năm qua, nhộn nhịp hơn, đông đúc hơn, phải tiếp tục sống một hành trình khác mà không có sự bảo bọc của gia đình và đương nhiên là có cảm giác "ngợp" là một điều không thể nào tránh khỏi".

tan sinh vien lan dau len sai gon lac duong nhu com bua choang ngop voi toa nha sieu to khong lo - anh 0
Cuộc sống mới ở Sài Gòn khác nhiều với cuộc sống ở quê Bích Trâm (Ảnh: NVCC)

Cùng chung tâm thế, Năng Anh, sinh viên năm nhất của Đại học Công nghiệp TP.HCM cho biết: "Em ở Quảng Trị vào Sài Gòn được 5 ngày, thì môi trường xung quanh khác xa với nơi ở của em, nên là cảm nhận đầu tiên em cảm thấy Sài Gòn có nhiều thứ cần phải thích nghi. Nhất là đường xá đông đúc, em có cảm nhận là xe cộ đi qua lại với nhiều lượt xe hơn so với ở quê, nên là cũng hơi run khi băng qua đường.

Mình khá choáng với hệ thống đường ở Sài Gòn có nhiều tuyến đường mà người mới như em chưa thể nhớ được, nhiều lần sử dụng google maps cũng khiến em lạc lên lạc xuống mấy lần".

tan sinh vien lan dau len sai gon lac duong nhu com bua choang ngop voi toa nha sieu to khong lo - anh 0
Năng Anh cũng lạc đường nhiều lần khi lên Sài Gòn (Ảnh: NVCC)

Quân Đạt, sinh viên năm nhất của trường Đại học Kiến trúc TP.HCM tâm sự với rằng: "Khi mới bước chân lên SG thì em cũng hơi "ngợp" xíu xíu. Tại mình ở quê mới lên TP lần đầu nên cảm giác mọi thứ quá "bự". Người xe tấp nập, những toà nhà siêu to siêu cao khổng lồ làm em nhìn lên đỉnh muốn gãy cổ. Nhưng em lại rất thích cảm giác đó, cảm giác tấp nập nhộn nhịp của guồng quay trong thành phố".

tan sinh vien lan dau len sai gon lac duong nhu com bua choang ngop voi toa nha sieu to khong lo - anh 0
Quân Đạt lại rất thích nhịp sống của thành phố (Ảnh: NVCC)

Khá vất vả để ổn định cuộc sống

Bên cạnh cảm giác "ngợp" khi tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới như ở Sài Gòn thì các bạn tân sinh viên còn phải khá vất vả trong việc ổn định lại cuộc sống của mình. Từ chuyện nhà trọ hay ký túc xá như thế nào đến chuyện sắm sửa những vật dụng phục vụ cho cuộc sống cũng như là việc học tập hoặc là chuyện tính toán chi li cho cuộc sống đại học "chính thức" sắp tới cũng đủ làm đau đầu nhiều bạn trẻ.

Thanh Toàn, sinh viên năm nhất của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ: "Vì mình dường như mang cả "căn phòng" của mình lên đây. Khối lượng đồ thì nhiều mà dáng em thì khá nhỏ nên loay hoay không biết xoay trở như thế nào, lại ở một nơi xa lạ, không quen đường xá nên rất khó khăn. Cũng may có sự hỗ trợ của một vài người bạn nên mọi thứ cũng dần đâu vào đó."

tan sinh vien lan dau len sai gon lac duong nhu com bua choang ngop voi toa nha sieu to khong lo - anh 0
Thanh Toàn phần nào cũng đã ổn định được cuộc sống của mình (Ảnh: NVCC)

Với Năng Anh, cậu bạn cũng phải khá là vất vả để ổn định cũng như hòa nhập với cuộc sống của Sài Gòn: "Lúc vào Sài Gòn thì việc tìm nơi ở của em khá nhiều thử thách, việc đi lại giữa các khu cho thuê trọ để xem tận mắt nơi mình sẽ ở trong suốt những tháng tới, em cân nhắc khá nhiều về điều kiện cơ sở vật chất ở trọ và giá cả cũng như vị trí của nơi ở so với trường em. Rất may là em cũng đã tìm được trọ ưng ý nhờ sợ tư vấn của các anh chị".

tan sinh vien lan dau len sai gon lac duong nhu com bua choang ngop voi toa nha sieu to khong lo - anh 0

Quân Đạt cũng bộc bạch rằng: "Em cảm thấy mình khá may mắn vì chưa vào đã có nhiều mối trọ để có chốn dung thân. Nhưng chổ ở lại hơi xa trường nên e hơi lo lắng, để lúc vào đi học trải nghiệm thử rồi tính tiếp. Đúng kiểu đi học như đi phượt a ạ. Bên cạnh đó, mình cũng khá lo lắng về điều kiện sinh hoạt cũng như chưa có kế hoạch gì nhiều về những ngày tháng Đại học chính thức sắp tới".

Nhưng lớn nhất chính là rào cản “tâm lý”

Tâm lý chắc chắn chính là những cú sốc lớn nhất mà nhiều bạn sinh viên năm nhất phải trải qua. Từ việc nhớ nhà khi lần đầu phải đi xa gia đình tới như vậy, thậm chí nhiều bạn cả năm mới có thể về thăm gia đình được một lần.

Đặc biệt với nhiều bạn sinh viên sống khá tình cảm cũng như yêu thương cha mẹ của mình thì việc ngồi vào một góc mà khóc vì nhớ nhà là một chuyện diễn ra hằng ngày. Tuy nhiên với các công nghệ hiện đại để liên lạc bằng video như Messenger, Zalo hay Skype thì "nỗi niềm" này cũng phần nào được an ủi.vói cả các bạn sinh viên cũng như gia đình của các bạn.

Bên cạnh đó, khối lượng học tập cũng như áp lực học hành hoàn toàn khác biệt so với thời còn phổ thông cũng là gánh nặng đè lên vai các bạn trẻ này. Có thể ở trường cấp 3 của bạn thì bạn là người giỏi thứ nhất hoặc nhì nhưng lên Đại học thì có hàng chục, thậm chí hàng trăm người giỏi hơn bạn. Khiến áp lực của bạn lại tăng thêm rất nhiều để có thể chạy kịp tiến độ so với những người bạn đồng trang lứa của mình.

tan sinh vien lan dau len sai gon lac duong nhu com bua choang ngop voi toa nha sieu to khong lo - anh 0

Môi trường của Sài Gòn cũng như bao môi trường của các thành phố lớn khác, cũng chứa đầy những cạm bẫy cũng như những cám dỗ đang chờ chực những "tấm chiếu mới". Nhiều bạn luôn phải giữ khư khư ví tiền để tránh bị cướp hoặc là cảnh giác với tất cả mọi thứ trên mạng xã hội vì không muốn dính dáng đến lừa đảo hay đa cấp. Đó cũng là điều cần thiết mà các bạn tân sinh viên nên làm để tránh bị ảnh hưởng bởi nhiều tệ nạn ở một môi trường mới như Sài Gòn.

Sinh viên là một khoảng thời gian vô cùng đáng nhớ với nhiều người chúng ta. Lần đầu đến Sài Gòn, chắc chắn những "tấm chiếu mới" sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn nhưng chỉ cần tìm hiểu cũng như trang bị cho mình một hành tranh vững vàng thì những ngày tháng Đại học tươi đẹp sắp tới sẽ đến với các bạn.

Từ vụ mất tích của tân sinh viên: Các bạn trẻ cần nâng cao cảnh giác tại thành phố lớn!

Sau Tết: Tân sinh viên Gen Z bắt đầu rời xa tổ ấm, "gói" ước mơ mang tên Đại học

Sinh viên lên thành phố học: Rời xa gia đình là bão tố, tờ bill tính tiền nhiều số...

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ