Tại sao Gen MZ không còn thích sử dụng văn mẫu "You're Welcome"?

Việc giới trẻ ngày càng sử dụng nhiều câu "không sao đâu" (no problem) và "đừng bận tâm" (no worries) cũng thể hiện sự phát triển của ngôn ngữ.

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng đoán tuổi của ai đó dựa trên cách họ giao tiếp. Chẳng hạn ở việc họ có sử dụng biểu tượng cảm xúc "gương mặt cười ra nước mắt" thay vì biểu tượng cảm xúc "gương mặt khóc to" để thể hiện tiếng cười không?

Hay họ có sử dụng dấu chấm hỏi khi nhắn tin hay khi bạn nói "cảm ơn", họ đáp lại bằng câu "you're welcome" (không có gì) hay câu "no problem" (không sao đâu)? 

tai sao gen mz khong con thich su dung van mau you re welcome - anh 0
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng đoán tuổi của ai đó dựa trên cách họ giao tiếp (Nguồn ảnh: Gabriel Serrano)

Câu hỏi thứ ba này đã tạo nên một cuộc tranh luận náo nhiệt giữa những người dùng Twitter. Vài tháng trước, người dùng Twitter có tài khoản @DrHistoryBrad đã đăng tải một giả thuyết về lý do tại sao các thế hệ trẻ như Gen MZ (thuật ngữ dùng để chỉ những người có năm sinh từ đầu những năm 1980 đến năm 2009) lại sử dụng cụm từ "lãnh đạm" hơn thay cho "you're welcome".

"Thế hệ của tôi nói 'đừng bận tâm' (no worries) thay vì 'không có gì' (you're welcome) để: 1) thể hiện rằng việc giúp đỡ ai đó không cần phải là một điều mang tính giao dịch và chúng tôi sẵn lòng giúp đỡ và 2) bởi vì nếu họ biết chúng tôi đã thực sự lo lắng như thế nào thì họ sẽ không bao giờ nói nói với chúng tôi nữa", nguyên văn dòng trạng thái nhận được 168.000 lượt thích và gần 25.000 lượt chia sẻ. 

tai sao gen mz khong con thich su dung van mau you re welcome - anh 0
Dòng trạng thái nhận được nhiều sự quan tâm của Dr. Bradley J. S (Nguồn ảnh: Chụp màn hình từ Twitter)

Adam Korbl, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Amplify, cũng nhận thấy rằng những phản ứng thoải mái hơn này đang phổ biến ở những người trẻ tuổi. 

"Gần đây, tôi đã theo kịp các cháu gái, cháu trai của mình và tôi hỏi cùng một câu hỏi: 'Sao các cháu lại nói 'đừng bận tâm' hay 'không sao đâu' (no problem)? Chúng trả lời rằng vì câu 'không có gì' (you're welcome) nghe có vẻ trang trọng.

"Hầu hết các bạn trẻ đều muốn tỏ ra thân thiện trong lần trò chuyện đầu tiên và họ nghĩ rằng việc nói điều gì đó quá trang trọng có thể khiến đối phương thấy ngại. Hoặc khi họ có xu hướng không thích ai đó và không bao giờ muốn gặp lại người đó nữa thì họ sẽ sử dụng ngôn ngữ trang trọng",  Giám đốc Korbl nói. 

tai sao gen mz khong con thich su dung van mau you re welcome - anh 0
Dấu câu giờ đây được giới trẻ coi là một yếu tố "trang trọng", được hiểu theo nghĩa "nghiêm túc"(Nguồn ảnh: Roman Prysiazhniuk, ContemporAd)

Ngôn ngữ trang trọng rõ ràng đã bị "gạt qua" một bên. Nhắn tin tức thời và nhắn tin văn bản đã buộc nhiều người trẻ phải bỏ hết dấu chấm câu. Và một tin nhắn có đầy đủ dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi ở cuối tin nhắn có thể khiến người nhận thấy lo lắng. Nguyên do là vì dấu câu giờ đây đã được coi là một yếu tố "trang trọng", được hiểu theo nghĩa "nghiêm túc".

Theo các nhà ngôn ngữ học, điều này cũng tương tự với trường hợp nói "không có gì" và nó có thể giải thích tại sao các thế hệ trẻ ít sử dụng các cụm từ trang trọng hơn khi ai đó cảm ơn họ. 

Keith Philips, cựu giáo sư ngôn ngữ kiêm Giám đốc điều hành của realLINGUA, một dịch vụ học ngôn ngữ, chia sẻ: "Thật thú vị khi xem xét vấn đề người trẻ tuổi nói những điều như 'không sao đâu' và 'đừng bận tâm' thay vì 'không có gì' sau khi ai đó cảm ơn họ". 

tai sao gen mz khong con thich su dung van mau you re welcome - anh 0
"Ngôn ngữ là một thực thể sống và thay đổi khi con người sử dụng nó" (Nguồn ảnh: INDEPENDENT)

Ở mức độ thực sự cơ bản, một điều có thể khó nhận thức là các ngôn ngữ không ngừng phát triển. Giờ đây, hiện tượng này diễn ra với các tỷ lệ khác nhau và ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào ngôn ngữ, số lượng người nói, cách sử dụng địa lý của nó, v.v.. nhưng đủ để nói rằng theo cách này, ngôn ngữ là một thực thể sống và thay đổi khi con người sử dụng nó. Ví dụ, gần 15 từ mới tiếng Anh được tạo ra mỗi ngày bởi những người sử dụng ngôn ngữ này trên khắp thế giới".

Stefan Dollinger, Tiến sĩ và Giáo sư Ngôn ngữ Anh tại Đại học British Columbia, Vancouver, lưu ý rằng "you're welcome" nghe có vẻ "cổ điển" và "lỗi thời". "Gần như là ngôn ngữ cơ sở, ngôn ngữ của cha mẹ bạn", anh nói. Thêm vào đó, các thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay là từ các tầng ngôn ngữ không chính thức và tiếng lóng. 

tai sao gen mz khong con thich su dung van mau you re welcome - anh 0
Các thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay là từ các tầng ngôn ngữ không chính thức và tiếng lóng (Nguồn ảnh: considerable.com)

Điều này đưa chúng ta đến giả thuyết rằng những người trẻ tuổi đang cố gắng biến hành động nhận lòng biết ơn trở thành một trải nghiệm ít mang sắc thái giao dịch hơn bằng cách sử dụng các cụm từ gần gũi hơn.

Danielle Saccardi, quản lý chiến dịch của ứng dụng học ngoại ngữ Preply cho biết: "Nhận thức của chúng ta về lòng biết ơn đang ngày càng phát triển. Trong khi các thế hệ cũ cho rằng họ không mong đợi gì khi làm điều gì cho ai đó và vì thế mà họ 'hoan nghênh' (welcome) biểu hiện lòng biết ơn của người khác thì thế hệ trẻ lại coi việc giúp đỡ người khác như một trách nhiệm xã hội.

Bởi vậy, họ chỉ đơn giản là làm giảm bớt lòng biết ơn bằng cách nói 'không sao đâu' (no problem) để thể hiện rằng hành động giúp đỡ đó không phải là gánh nặng đối với họ".

tai sao gen mz khong con thich su dung van mau you re welcome - anh 0
Cách nói 'không sao đâu' (no problem) để thể hiện rằng việc giúp đỡ ai đó không phải là gánh nặng đối với họ (Nguồn ảnh: sloanreview.mit.edu)

Saccardi cũng nhấn mạnh rằng cụm từ "không có gì" (you're welcome) đã có một ý nghĩa mới đối với thế hệ trẻ, vì nhiều người sử dụng nó một cách mỉa mai để hàm ý rằng một người khác đã quên cảm ơn họ. 

Điều thú vị là cả Saccardi và Philips đều lưu ý rằng không chỉ những người nói tiếng Anh nói "no problem". Trên thế giới, những cụm từ tương tự ngày càng được sử dụng phổ biến hơn để thể hiện rằng việc giúp đỡ ai đó không có gì to tát. 

Philips cho biết thêm: "Hiện tượng này cũng đang diễn ra trên toàn cầu ở cả các ngôn ngữ khác. Ví dụ, trong tiếng Pháp, cụm từ 'pas de problème' và 'pas de soucis' và cụm 'no hay problema' trong tiếng Tây Ban Nha đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn". 

tai sao gen mz khong con thich su dung van mau you re welcome - anh 0
Không chỉ trong tiếng Anh, mà trong các ngôn ngữ khác cũng diễn ra hiện tượng tương tự (Nguồn ảnh: insiderintelligence.com)

"Nếu bạn nhìn vào các ngôn ngữ trên thế giới, bạn chắc chắn sẽ thấy các từ có nghĩa tương đương với 'no problem' được sử dụng thường xuyên trong các cuộc trò chuyện hơn là những cụm từ tương đương với 'không có vấn đề gì'", Saccardi nói thêm. 

Tuy nhiên, không có gì sai khi nói "you're welcome" (không có gì). Điều này không có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy khó chịu hay bất tiện khi làm một việc cụ thể cho ai đó. 

Liệu teencode của Gen Z có khiến tiếng Việt trở nên lệch chuẩn?

Cô giáo cho bài tập dịch teencode ra tiếng Việt, Gen Z nhớ lại tuổi thơ "nổi loạn"

Sau tranh cãi của Chi Pu: Văn hóa "Code switching" liệu có đáng bị lên án?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ