Omicron đáng lo ngại, nhưng không làm thay đổi cách chúng ta đối mặt với Covid-19

Cách duy nhất để ngăn chặn Omicron và các đột biến khác là thông qua xét nghiệm, đeo khẩu trang và tiêm vaccine cho tất cả mọi người trên thế giới.

Nhiều chuyên gia về Covid-19 hàng đầu thế giới đang đưa ra cảnh báo về một biến thể mới đã được mô tả là "đáng sợ" và "tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay", được đặt tên là Omicron (B.1.1.529). Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta chưa nắm bắt được nhiều thông tin về biến thể này.

omicron dang lo ngai nhung khong lam thay doi cach chung ta doi mat voi covid 19 - anh 0
Omicron (B.1.1.529), biến thể mới của virus SARS-CoV-2, được đánh giá là đáng lo ngại (Nguồn ảnh: sky news)

Tuy nhiên, việc phát hiện sớm Omicron là một tin tốt và nó cho thấy rằng hệ thống giám sát toàn cầu vẫn đang liên tục hoạt động. Nhưng số lượng đột biến cao được phát hiện trong bộ gen của nó là điều đáng lo ngại. Đây là lý do chính khiến các nhà khoa học trên thế giới cảnh báo rằng chúng ta phải nghiên cứu biến thể này một cách nghiêm túc.

Mỗi khi virus nhân lên, nó sẽ có cơ hội đột biến. Virus càng có nhiều cơ hội nhân bản thì số lượng đột biến càng lớn và khả năng xuất hiện các biến thể mới càng cao. Hầu hết các đột biến sẽ không được chú ý và có tác động trung tính hoặc tiêu cực đến virus mới được tạo thành. Đôi khi chúng ta sẽ thấy các đột biến làm thay đổi căn bản bản chất của virus và những gì nó có thể làm.

omicron dang lo ngai nhung khong lam thay doi cach chung ta doi mat voi covid 19 - anh 0
Virus càng có nhiều cơ hội nhân bản thì số lượng đột biến càng lớn và khả năng xuất hiện các biến thể mới càng cao (Nguồn ảnh: The Straits Times)

Thông thường, có ba yếu tố quyết định xem chúng ta có nên lo lắng về một biến thể mới hay không, đó là: Nó có lây lan nhanh hơn không? Có gây chết người hơn không? Và nó có né tránh khả năng miễn dịch hiện có của chúng ta không? Chúng ta vẫn chỉ đang ở bước đầu chặng đường tìm hiểu biến thể mới này, B.1.1.529, được phát hiện lần đầu tiên ở miền nam châu Phi.

Nhưng nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này là có, thì đó có thể là một mối đe dọa nghiêm trọng - và chúng ta sẽ cần làm bất cứ điều gì có thể để hạn chế sự lây lan của nó.

Dựa trên dữ liệu sơ bộ, biến thể này dường như vượt trội hơn so với các biến thể khác, phát triển nhanh hơn so với cả Delta - một biến thể vốn đã sớm nhanh chóng vươn lên "thống trị" toàn cầu trong năm nay. Đánh giá này dựa trên một số lượng nhỏ các ca nhiễm mới ở Nam Phi và vẫn chưa có dữ liệu nào cụ thể về mức độ lây truyền của nó.

omicron dang lo ngai nhung khong lam thay doi cach chung ta doi mat voi covid 19 - anh 0
Vẫn chưa có dữ liệu nào ccụ thể về mức độ lây truyền của nó (Nguồn ảnh: Getty Images)

Ngoài dữ liệu từ ca nhiễm mới tương đối hạn chế, số lượng nhỏ bộ gen được giải trình tự có lẽ là nguyên nhân lớn hơn khiến chúng ta cần quan tâm, do một lượng lớn các đột biến đã được phát hiện trong biến thể mới này. Cũng như các đột biến liên quan đến việc tăng khả năng lây truyền, một số đột biến trong Omicron có liên quan đến những thay đổi đối với protein gai mà có thể khiến nó trở nên khác biệt lớn so với phiên bản của vaccine Covid mà chúng ta hướng đến.

Khả năng né tránh miễn dịch này là khía cạnh đáng lo ngại nhất. Đó là lý do tại sao các quốc gia hiện đang lần lượt thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn biến thể này xâm nhập. Mặc dù là một trong những quốc gia đầu tiên hạn chế du lịch từ miền nam châu Phi nhưng Israel đã phát hiện một ca nhiễm biến thể mới là một du khách trở về từ khu vực này.

Sau Israel, hàng loạt các quốc gia khác cũng thực hiện hạn chế đi lại với các quốc gia châu Phi. Trong đó, chính phủ Anh cũng đã nhanh chóng đưa Botswana, Eswatini, Lesotho, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe vào "danh sách du lịch đỏ" của quốc gia này. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, Vương Quốc Anh đã ghi nhận hàng chục ca nhiễm biến thể mới trong khi vẫn chưa rõ nguồn gốc thực sự của chúng và đang tích cực truy vết.

omicron dang lo ngai nhung khong lam thay doi cach chung ta doi mat voi covid 19 - anh 0
Suy cho cùng, biến thể mới vẫn không thay đổi các nguyên tắc cơ bản về cách các quốc gia nên đối phó với Covid (Nguồn ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, suy cho cùng, biến thể mới vẫn không thay đổi các nguyên tắc cơ bản về cách các quốc gia nên đối phó với Covid. Chúng ta vẫn nên khuyến khích mọi người tiêm vaccine và các mũi nhắc lại. Khi mùa đông miền Bắc đã đến và mọi người dành nhiều thời gian hơn để giao lưu trong nhà, chúng ta cần để ý đến vấn đề thông gió trong không gian sinh hoạt chung.

Chúng ta nên thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu để ngăn chặn sự lây lan trong các trường học, trong bối cảnh các thành phố lớn lần lượt công bố lịch cho học sinh đi học trở lại. Không chỉ vậy, các thông báo về các triệu chứng mắc Covid vẫn cần được cập nhật thường xuyên để mọi người biết khi nào cần đi xét nghiệm. Vẫn nên duy trì việc đeo khẩu trang trong các không gian công cộng kín, trên phương tiện giao thông và trong siêu thị, và phương thức làm việc nên điều chỉnh linh hoạt với tình hình dịch bệnh.

omicron dang lo ngai nhung khong lam thay doi cach chung ta doi mat voi covid 19 - anh 0
Sẽ không có nơi nào an toàn cho đến khi tất cả mọi nơi đều an toàn (Nguồn ảnh: The Economic Times)

Nói tóm lại, chúng ta cần làm tất cả những điều mà chúng ta phải làm để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Nói theo định nghĩa thì đại dịch là một vấn đề toàn cầu, nó sẽ chỉ thực sự được giải quyết bằng các giải pháp mang tính toàn cầu. Sự xuất hiện của Omicron lại càng củng cố thông điệp mà lẽ ra luôn là "câu thần chú" quan trọng trong quá trình đối phó với đại dịch của chúng ta: Sẽ không có nơi nào an toàn cho đến khi tất cả mọi nơi đều an toàn.

Một số nước châu Á đang làm gì để chống lại nguy cơ dịch bệnh từ biến thể Omicron?

Siêu biến thể Omicron đã lan đến Đông Nam Á, nguy cơ xuất hiện tại Việt Nam?

WHO khẳng định vaccine vẫn có tác dụng với biến thể Omicron

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ