Sử dụng lao động trẻ em bị phạt ra sao?

Do nhu cầu nhân lực ngày càng cao, người sử dụng lao động cần tuyển thêm người lao động. Và trong đó có cả lao động trẻ em dưới 16 tuổi. Vậy việc sử dụng lao động trẻ em có vi phạm pháp luật không?

Sử dụng lao động trẻ em bị phạt ra sao?

Căn cứ vào bộ luật lao động 2019, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật lao động, ​Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

Người lao động là gì?

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận; được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật lao động. 

su dung lao dong tre em bi phat ra sao - anh 0
Người lao động phải đủ 15 tuổi trở lên.

Lao động trẻ em là gì?

Lao động trẻ em được hiểu là người sử dụng lao động sử dụng người lao động dưới 15 tuổi. Bởi luật bảo vệ trẻ em quy định trẻ em là người từ dưới 16 tuổi trở xuống. Khác với sử dụng lao động đã trưởng thành; việc sử dụng lao động trẻ em cần phải thực hiện một số điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của lao động trẻ em trước pháp luật.

su dung lao dong tre em bi phat ra sao - anh 0
Ở nước ta hiện nay việc chủ lao động sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi không còn quá xa lạ mà dường như ngày càng phổ biến. 

Sử dụng động trẻ em có vi phạm pháp luật không?

Người sử dụng lao động có thể sử dụng lao động là trẻ em nhưng phải tuân thủ quy định cụ thể sau:

1. Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi; và người đại diện theo pháp luật của người đó theo quy định.

2. Bố trí thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Lao động. Người chưa đủ 15 tuổi vừa làm việc vừa học tập; hoặc có nhu cầu học tập thì việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi.

3. Bố trí các đợt nghỉ giải lao cho người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Lao động.

4. Tuân thủ quy định về khám sức khỏe; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện làm việc; an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Lao động và Luật An toàn, vệ sinh lao động.

5. Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm công việc nhẹ khi công việc đó đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là công việc có trong danh mục quy định.
  • Nơi làm việc không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 147 của Bộ luật Lao động và theo quy định.

6. Không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc; trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực; trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi; và phải có sự đồng ý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định.

su dung lao dong tre em bi phat ra sao - anh 0
Nhiều trẻ em lao động là người chưa thành niên bị buộc phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm không phù hợp với độ tuổi hay làm thêm giờ với mức lương thấp...

Mức xử phạt hành vi sử dụng người lao động chưa đủ tuổi

Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định:

Điều 28. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng; hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên; hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của người đó; hoặc không được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;

b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại khoản 2 Điều 163 của Bộ luật Lao động;

c) Sử dụng người dưới 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;

d) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ; hoặc làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.

Điều 28 còn quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi như sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc;…

su dung lao dong tre em bi phat ra sao - anh 0
Mỗi cá nhân, tổ chức khi sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi phải có ý thức tuân thủ đúng quy định pháp luật về lao động. 

Vụ án tại Tịnh thất Bồng lai: Lê Tùng Vân và 5 đồng phạm sắp hầu tòa

Nhiều cô gái vỡ mộng hẹn hò qua Tinder, bị lừa 4 tỷ đồng

Bà Nhân Vlog bị chỉ trích vì khoe mẽ, xa hoa, mất chất giản dị ban đầu

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ