Khi sự im lặng là vũ khí gây tổn thương gián tiếp trong những mối quan hệ.
Silent treatment, việc giữ im lặng trong các mâu thuẫn, xung đột tưởng chừng là một cách giải quyết nhẹ nhàng nhưng lại được xem như một đòn "bạo hành" tâm lý mạnh mẽ lên đối phương. "Phản công" bằng silent treatment là một phương thức "tàn nhẫn" khi chọn cách không lắng nghe, từ chối việc phản hồi và chỉ đáp trả lại bằng cách bỏ quên sự tồn tại hoặc thậm chí cô lập đối phương.
Nhiều người sử dụng cách này dù là vô ý hay cố tình đều để nhanh chóng kết thúc một cuộc xung đột hoặc chủ đích gây tổn thương đối phương bằng cách phớt lờ sự tồn tại của họ
Đôi khi chúng vô thức sử dụng phương pháp này khi mình ở trong mối quan hệ với người khác hoặc không có ác ý khi nghĩ sự im lặng giúp mình bình tĩnh hơn. Nhưng nếu muốn im lặng cần phải nói trước với đối phương là mình cần bao lâu đó để im lặng.
Đừng thấy ai đó hoảng loạn vì sự im lặng của mình mà xem đó là chiến thắng. Bạn không thắng, bạn chỉ đang trở thành một con quỷ bóp nát tình yêu của chính mình. Bất kì cảm xúc nào cũng xứng đáng được tôn trọng.
Nếu đó là tình yêu thì họ vẫn sẽ yêu ngay cả khi bạn vui vẻ hay bạn trở nên xấu xí nhất. Hãy mạnh dạn bày tỏ cảm xúc của mình miễn là bạn làm chủ được nó. Bạn vĩnh viễn không bao giờ biết hành động nhỏ của bạn hôm nay sẽ huỷ hoại tâm lý của ai đó đến mức độ nào.
Có người làm thế vì họ tin rằng bản thân họ có khả năng điều khiển mình rất tốt, họ cho rằng giữ im lặng và lờ đi là một hành vi đầy tính lí trí và không xuất phát từ cảm xúc.
Hay họ chỉ nghĩ rằng đây là hành vi tự vệ để bảo vệ chính mình khỏi tổn thương. Rằng họ tạo ra một bức tường ngăn chặn việc giải quyết vấn đề đó vì sợ hãi xung đột hoặc sợ phải đối diện với người kia thay vì là ác ý một cách cố tình. Đôi khi vì bị tổn thương quá nhiều, không một từ ngữ nào có thể thể hiện cảm xúc của họ nữa, họ chọn cách im lặng.
Theo một cách cố tình khác, họ chọn silent treatment như một cách khiến người khác cảm thấy tội lỗi, sử dụng sự im lặng để gây áp lực, thao túng và khiến người kia phải thay đổi hoặc cải thiện hành vi theo ý họ. Silent streament là vì thực sự ghét đối phương đến mức không muốn để tâm hay suy nghĩ cho họ nữa.
Nó không phải là biện pháp, nó chỉ là lựa chọn khi bạn không muốn giải quyết vấn đề và không cần đối phương nữa mà thôi. Nó có thể giúp bạn cảm thấy đỡ hơn nếu trước giờ bạn nghĩ mình vẫn luôn phải chịu đựng gì đó. Nói theo cách khác là sử dụng khoảng thời gian như "chiến tranh lạnh" để trừng phạt đối phương, cô lập họ, bức họ vào thế bị động.
Với "bị can"- người trực tiếp sử dụng vũ khí im lặng
Nếu là thói quen, xin hãy tìm cách để chế ngự nó vì silent treatment thực sự là một con dao hai lưỡi nguy hiểm nếu bạn sử dụng nó không đúng cách. Chẳng hạn giữ im lặng để "hạ hoả" những cuộc cãi vã, để tránh xung đột thì nên im lặng đến lúc nguôi ngoai đã, rồi giải quyết, không thể một người tức điên lên rồi người kia cũng vậy. Việc im lặng một lúc để những người trong cuộc suy nghĩ thêm sau đó giải quyết sẽ tốt hơn là gân cổ lên cãi nhau.
Học cách bộc lộ cảm xúc một cách lành mạnh, cứ nói điều muốn nói, dù im lặng vì vô ý hay cố tình nhưng hãy khắc phục ngay bằng việc học cách bộc lộ cảm xúc của mình. Đôi khi bạn cho rằng người kia thực sự không hiểu mình, không ý thức được vì sao mình chọn cách im lặng dù cách im lặng ấy không có chủ đích xấu.
Nhưng hãy suy nghĩ lại về mình, liệu bạn đã diễn đạt hết và đúng ý bạn muốn người kia hiểu hay chưa. Im lặng vì cảm xúc của mình quá hỗn loạn, bạn chọn im lặng trong khi hoàn toàn có thể bộc lộ được nó. Nó giống như kiểu: "Thôi em ăn gì cũng được", trong khi chính bạn đang mâu thuẫn thì làm sao người kia có thể tường tận bạn. Tóm lại là "muốn gì thì nói", nhưng nói sao cho đúng và thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh.
Vốn từ không đủ cũng là lí do nhiều bạn chọn cách im lặng. Một cách thể hiện cảm xúc lủng củng khiến bạn như yếu thế trong cuộc cãi vã và bạn chọn im lặng như một cách an toàn nhưng "tối thượng" hơn, giống như một người vừa lý trí vừa có thể gây áp lực cho người khác. Như đã nói, silent treatment có thể giết chết mối quan hệ bất cứ lúc nào nên cứ tập thể hiện cảm xúc bất cứ khi nào có thể, hoạt ngôn không tự nhiên mà có, vốn từ cũng không tự nhiên mà đầy, hãy cứ nói, nói hết cảm xúc của mình.
Với "nạn nhân"- người chịu đựng những tổn thương sâu sắc từ silent treatment
Cuộc sống này do bạn làm chủ, bản thân bạn có giá trị theo những cách riêng. Đừng chờ đợi người khác chấp nhận hay "cấp phép" để được sống hạnh phúc. Việc đoán ý người khác không phải là nhiệm vụ của bạn và cũng không thể kiểm soát về việc họ lựa chọn silent treatment để giải quyết cuộc xung đột.
Lường trước những tình huống đau thương đó có thể xả ra, thay vì cô lập bản thân vì sự im lặng của người khác, hãy kết nối với bạn bè và gia đình nhiều hơn, nơi bạn có thể giải tỏa và chia sẻ cảm xúc một cách thoải mái. Có nhiều người nghĩ mình đã mắc lỗi gì đó và là nguyên nhân của việc người kia sử dụng công cụ im lặng.
Ngưng lại, đừng để cảm xúc tiêu cực từ đối phương tác động đến bạn quả nhiều, tạm thời quên đi nó bằng những thú vui yêu thích của bạn mỗi ngày như xem phim, mua sắm chẳng hạn,… những điều khiến bạn lạc quan, vui vẻ hơn trước khi đi đến một cuộc nói chuyện nghiêm túc sau này.
Nếu đối phương là người quan trọng với bạn nhưng họ lại sử dụng cách im lặng trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa hai người, có thể dành cho họ một chút thấu hiểu và nhiều sự quan tâm hơn. Để họ bình tĩnh và sau đó việc khiến cho họ nói ra khúc mắc đang gặp phải vẫn là cách giải quyết hữu hiệu nhất.
Quan trọng vẫn là rành mạnh cảm xúc và suy nghĩ với nhau, dù là những loại cảm xúc toxic, nhưng cuộc sống này không chỉ hoàn toàn những cảm xúc tích cực và màu hường được. Để họ tin tưởng rằng bạn có thể lắng nghe và cùng họ giải quyết vấn đề nếu họ nói ra.
Trong một cuộc tranh chấp cãi vã, chúng ta hoàn toàn có thể làm nó lắng dịu theo nhiều cách khác nhau thay vì lựa chọn silent treatment. Silent streament như một con dao hai lưỡi, đôi khi là là một ly nước mát hạ sức nóng cho cuộc mâu thuẫn nhưng cũng có thể một gáo nước lạnh dập tắt luôn cả một mối quan hệ.
Nguồn: TH&PL