Phim dựa trên tội phạm có thật ở Hàn Quốc bị tẩy chay

"In The Name Of God: A Holy Betrayal" - phim tài liệu dựa trên tội phạm có thật của Netflix đứng trước làn sóng chỉ trích và tẩy chay.

In the Name Of God: A Holy Betrayal đang nhận về sự phản đối mạnh mẽ từ khán giả bởi nội dung phim quá nhạy cảm và lựa chọn góc khai thác đầy sỗ sàng. Netizen liên tục đặt ra những chất vấn xoay quanh "chiêu trò" của nhà sản xuất, với mục đích tăng sự kịch tính phim mang lại màu sắc khá u ám và nặng nề, thậm chí đụng chạm các vấn đề liên quan đến trẻ vị thành niên.

phim dua tren toi pham co that o han quoc bi tay chay - anh 0

In The Name Of God: A Holy Betrayal là phim tài liệu dựa trên câu chuyện tội phạm có thật tại Hàn Quốc, từng gây xôn xao trong dư luận. Cách đặt vấn đề của bộ phim gây nên không ít tranh cãi khi dẫn dắt vấn đề quá trực diện, gây sốc cho người xem. Chưa kể, cách kể chuyện này sẽ làm vết thương của các nạn nhân trở nên sâu sắc hơn.

phim dua tren toi pham co that o han quoc bi tay chay - anh 0

Phim tái hiện lại câu chuyện đầy tàn ác của một số thủ lĩnh giáo phái Hàn Quốc, những kẻ đã tháo túng và dùng nhiều cách để bóc lột tín đồ của họ. Loạt hành vi man rợ như cưỡng bức, lạm dụng lòng tin, kiểm soát và chi phối cuộc sống, thao túng tâm lý, tẩy não,... trong thời gian dài. Trong số đó, nạn nhân bao gồm những bé gái vị thành niên chưa hiểu chuyện.

Phim có khai thác câu chuyện về Jeong Su-jeong, người từng là nạn nhân của Jeong Myeong-seok - kẻ sáng lập giáo phái Christian Gospel Mission. Cô từng bị lạm dụng trong nhiều năm và hiện đã trưởng thành. Nhà làm phim đã lựa chọn các góc quay trực diện, nhiều cảnh lộ cận mặt và sử dụng nhiều đoạn thoại rùng rợn của "nhân chứng sống".

phim dua tren toi pham co that o han quoc bi tay chay - anh 0
Một số lời thoại gây phẫn nộ trong In The Name Of God: A Holy Betrayal

Không ít ý kiến cho rằng, ekip làm phim nên khéo léo trong việc lựa chọn thể hiện các câu chuyện gợi lại nỗi đau cho nạn nhân. Trong trường hợp, nạn nhân đồng ý sử dụng hình ảnh công khai tuy nhiên một số cảnh quay quá phản cảm và kinh sợ khiến người xem đã cảm thấy ngộp thở, do đó nạn nhân trực tiếp trong câu chuyện khó tránh khỏi việc gợi nhớ về những tổn thương đã trải qua trong quá khứ.

- "Quay cùng với thoại kiểu này khác gì lại bóc mặt nạn nhân công khai và làm nạn nhân tổn thương 1 lần nữa".

- "Đây là những câu thoại ở ngay những phút đầu tiên của bộ phim này, và mình đã tắt vội. Nội dung đã là 1 sự đen tối rồi nhưng mình cho rằng mình nên tỉnh táo để chọn 1 cách tiếp cận khác với nó thay vì quá trần trụi đến mức gây sốc như nhà sản xuất bộ phim mang đến".

- "Ôi cái đoạn JMS ở tù và cô này đến toà chung cư bên cạnh để ra dấu hiệu gặp nhau, tôi không hiểu sao họ để cô ấy "diễn" lại y chang cảnh đó, lại còn khóc bên ngoài ban công chung cư nhìn về phía nhà tù? Nó có quá giả tạo và không cần thiết không? Có thể dùng cảnh minh hoạ và che mặt diễn viên đóng mà? Sao phải dùng người thật và đóng cảnh khóc?"

Phim tài liệu của Mỹ Tâm : Nước mắt, chấn thương, huỷ show vì đại dịch

Có gì trong phim tài liệu thắng giải Sư tử Vàng tại LHP Venice?

Gen Z tự hào khẳng định 'phim tài liệu Việt' không chỉ ghi chép lịch sử mà còn khắc họa bản sắc dân tộc

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ