Gần hai năm sau đại dịch Covid-19, thế giới đã không ngừng nỗ lực để ngăn chặn một biến thể coronavirus mới có khả năng nguy hiểm hơn.
Một biến thể mới đã được WHO đặt tên là "Omicron" và phân loại nó là một loại virus có khả năng lây truyền đáng lo ngại, cùng biến thể delta vẫn đang chiếm ưu thế. Cuộc sống bình thường đã trở lại ít nhất là đối với người được tiêm chủng, nhưng với sự xuất hiện của biến thể mới thì đã làm xuất hiện các hạn chế, tuy những rủi ro thực tế vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng bằng chứng ban đầu cho thấy nó có nguy cơ tái nhiễm cao hơn so với các biến thể trước đó.
Những đánh giá ban đầu về mối nguy hiểm của Omicron
Để đối phó với việc phát hiện ra biến thể ở miền nam Châu Phi thì một loạt các quốc gia đã hạn chế việc đi lại của du khách từ khu vực đó. Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ hạn chế việc đi lại từ Nam Phi và 7 quốc gia khác trong khu vực bắt đầu từ thứ Hai, Biden nói rằng điều đó có nghĩa là "không được đi lại" đến hoặc từ các quốc gia được chỉ định, ngoại trừ những công dân thường trú trở về có kết quả âm tính.
WHO và các chuyên gia cũng đã cảnh báo về bất kỳ phản ứng thái quá nào trước khi biến thể này được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhưng thế giới đang lo lắng điều tồi tệ nhất sau khi loại virus gây ra đại dịch đã giết chết hơn 5 triệu người trên toàn cầu, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid nói với các nhà lập pháp: "Chúng ta phải di chuyển nhanh chóng và vào thời điểm sớm nhất có thể".
Omicron hiện đã ghi nhận ở những du khách đến Bỉ, Hồng Kông và Israel, cũng như ở miền nam Châu Phi, không có dấu hiệu liệu biến thể có gây ra bệnh nặng hơn hay không, một số người bị nhiễm không có triệu chứng. Mặc dù một số thay đổi di truyền có vẻ đáng lo ngại nhưng vẫn chưa rõ mức độ đe dọa sức khỏe cộng đồng, một số biến thể trước đó như Beta, ban đầu khiến các nhà khoa học quan tâm nhưng không lan rộng.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết: "Điều cuối cùng chúng tôi không mong muốn là một biến thể mới có thể gây ra nhiều vấn đề hơn nữa". Các thành viên của EU đã trải qua một sự gia tăng lớn về số vụ việc trong thời gian gần đây. Hiện tại nhiều nước đã đưa ra các hạn chế đi lại vào thứ Sáu, một số quốc gia chỉ trong vòng vài giờ sau khi biết về biến thể này.
Chủ tịch Ủy ban EU cho biết các chuyến bay sẽ phải "tạm dừng cho đến khi chúng tôi hiểu rõ về mối nguy hiểm do biến thể mới và những du khách trở về từ khu vực này nên tôn trọng các quy tắc kiểm dịch nghiêm ngặt". Bà cảnh báo rằng "đột biến có thể dẫn đến sự xuất hiện và lây lan của nhiều biến thể liên quan đến virus có thể lây lan trên toàn thế giới trong vòng vài tháng".
Israel, một trong những quốc gia được tiêm chủng nhiều nhất trên thế giới, cũng thông báo phát hiện trường hợp đầu tiên của biến thể mới ở một khách du lịch trở về từ Malawi. Du khách và hai trường hợp bị nghi ngờ khác đã được đưa vào cách ly, Israel cho biết cả ba người đều đã được tiêm phòng, nhưng các quan chức đang xem xét tình trạng tiêm chủng chính xác của các họ.
Mối lo ngại về "hiểm họa" mới tại nhiều quốc gia
Frank Vandenbroucke, Bộ trưởng Y tế Bỉ, thông báo về trường hợp của biến thể mới: "Đó là một biến thể đáng ngờ. Chúng tôi không biết liệu đó có phải là một biến thể rất nguy hiểm hay không". Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ cho biết Omicron vẫn chưa được phát hiện ở đây, mặc dù nó có thể dễ lây truyền và kháng vaccine nhưng "chúng tôi không biết chắc chắn điều đó ngay bây giờ", ông nói với CNN.
Biden cho biết Omicron là "một mối quan tâm lớn" và "nên làm rõ hơn bao giờ hết tại sao đại dịch này sẽ không kết thúc cho đến khi chúng ta tiêm chủng toàn cầu". Ông kêu gọi một lần nữa những người chưa được tiêm chủng hãy thực hiện chúng phổ biến rộng rãi và yêu cầu Chính phủ từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để chúng được sản xuất nhanh hơn trên thế giới.
Một số chuyên gia cho biết sự xuất hiện của biến thể này đã minh chứng cho việc các nước giàu tích trữ vaccine có nguy cơ kéo dài đại dịch. Ít hơn 6% người dân Châu Phi đã được chủng ngừa đầy đủ và hàng triệu nhân viên y tế cùng các nhóm dân số dễ bị tổn thương vẫn chưa được tiêm. Những điều kiện đó có thể làm tăng tốc độ lây lan, tạo ra nhiều cơ hội hơn để virus phát triển.
Michael Head, một nhà nghiên cứu cấp cao về y tế toàn cầu tại Đại học Southampton, cho biết: "Đây là một trong những hậu quả của sự thiếu công bằng trong vaccine và tại sao việc các nước giàu hơn thu mua vaccine dư thừa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta vào một thời điểm nào đó". Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo "vượt ra ngoài những lời hứa mơ hồ và thực hiện các cam kết của họ để chia sẻ liều lượng".
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi không khuyến khích lệnh cấm du lịch đối với các quốc gia có biến thể mới. Nó cho biết kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy rằng những lệnh cấm đi lại đã "không mang lại một kết quả có ý nghĩa". Các hạn chế của Hoa Kỳ sẽ áp dụng cho du khách đến từ một số nước Nam Phi, Vương quốc Anh đã cấm các chuyến bay từ Nam Phi và thông báo rằng bất kỳ ai mới đến từ các quốc gia đó sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm.
Canada đã cấm nhập cảnh tất cả những người nước ngoài đã đến miền nam Châu Phi trong hai tuần qua. Chính phủ Nhật Bản thông báo rằng công dân Nhật Bản đến từ Eswatini, Zimbabwe, Namibia, Botswana, Nam Phi và Lesotho sẽ phải cách ly tại các phòng riêng trong 10 ngày và thực hiện 3 bài kiểm tra Covid-19. Nga cũng đã công bố các hạn chế đi lại có hiệu lực vào Chủ nhật.
Nguồn: TH&PL