Nữ sinh đánh nhau ngày đi tiêm vaccine: Bạo lực học đường là hành vi chưa hiểu chuyện?

Bạo lực học đường có đúng chỉ là hành vi chưa hiểu chuyện hay do chúng ta đang nhận thức sai lệch về mức độ nghiêm trọng của bạo lực?

Những ngày vừa qua, mạng xã hội lại ồn ào với câu chuyện các bạn nữ sinh đánh nhau vào ngày đi tiêm vaccine. Mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một nữ sinh mặc đồng phục bị một nhóm nữ dùng tay chân, mũ bảo hiểm đánh hội đồng kèm những lời lẽ thô tục. Sau đó, nữ sinh này đã nằm gục tại chỗ và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện ngay sau đó.

Những vết bầm im sâu trên khuôn mặt sẽ thành thẹo lòi, nhưng hơn hết là những vết thương về mặt tâm lý khó mà chữa lành được. Nỗi ám ảnh bị bủa vây bởi những người bạn cùng trang lứa, hậu quả để lại phía sau sẽ chẳng "nhẹ nhàng" như việc động chân động tay. Có bao giờ nhìn lại và sẽ lại vô cùng hối hận nếu nó sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai phía trước. 

Bạo lực học đường là hành vi chưa hiểu chuyện của những cô cậu học sinh chưa lớn? Từ Việt Nam đến Hàn Quốc, câu chuyện này như một làn sóng nhiều cơn chẳng hồi kết. 

Các chuyên gia lo ngại rằng những ý kiến cho rằng: Việc toàn xã hội vin vào những sai lầm tuổi trẻ do nhân cách chưa hoàn thiện rồi tẩy chay tập thể là một việc quá đáng" có thể khiến mọi người nhận thức vấn đề bạo lực học đường chỉ như "sự ly khai của cá nhân chưa trưởng thành", dẫn đến xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của bạo lực.

nu sinh danh nhau ngay di tiem vaccine bao luc hoc duong la hanh vi chua hieu chuyen - anh 0

"Bạo lực học đường không phải là vấn đề bắt nguồn sự thiếu chín chắn của thanh thiếu niên"

Các chuyên gia chỉ ra rằng không nên xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của bạo lực học đường so với bạo lực giữa người lớn chỉ vì người vi phạm là thanh thiếu niên..

Park Ok Sik, giám đốc Viện nghiên cứu bạo lực thanh thiếu niên chia sẻ vào ngày 20/02 như sau: "Vì sự trưởng thành về thể chất và sự phát triển về nhận thức của thanh thiếu niên ngày nay diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với quá khứ nên chúng hoàn toàn là những người đã chín chắn. Việc phân biệt bạo lực học đường và tội phạm trưởng thành là không hợp lý".

Giám đốc Park nói: "Sự thật là thanh thiếu niên có ít kinh nghiệm xã hội hơn so với người trưởng thành, nhưng 'vì là thanh thiếu niên nên được khoan hồng' cũng chính là vấn đề. Có nhiều người vị thành niên biết rõ sự thật rằng họ sẽ không bị trừng phạt rồi lạm dụng luật thanh thiếu niên và các điều khoản về thanh thiếu niên phạm tội để thực hiện các mục đích xấu".

nu sinh danh nhau ngay di tiem vaccine bao luc hoc duong la hanh vi chua hieu chuyen - anh 0
Bạo lực học đường là câu chuyện dài chẳng thấy hồi hết

Theo điều 9 luật hình sự của luật hiện hành của Hàn Quốc, thanh thiếu niên chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự dưới 14 tuổi tại thời điểm phạm tội đều sẽ không bị xử phạt cho dù có gây ra tội gì đi chăng nữa.

Trong đó, các tội phạm thanh thiếu niên từ 10 tuổi đến 14 tuổi có thể bị tòa án gia đình xét xử bảo hộ theo luật thiếu niên, nhưng đây không phải là hình phạt hình sự. Cũng có ý kiến cho rằng bạo lực học đường nên được nhận thức về mặt cơ cấu gọi là "sự chuyển giao của bạo lực". 

Giáo sư danh dự của Khoa phúc lợi xã hội tại Đại học Quốc gia Seoul Jo Heung Sik cho biết: "Việc mọi người cho rằng bạo lực học đường bắt nguồn từ hành động thiếu chín chắn của thanh thiếu niên là do những người đó không hiểu rõ thuộc tính của bạo lực".

nu sinh danh nhau ngay di tiem vaccine bao luc hoc duong la hanh vi chua hieu chuyen - anh 0
Bạo lực lặp đi lặp lại trong nền văn hóa âm thầm thừa nhận và che đậy chúng

Ông nhấn mạnh: "Bạo lực lặp đi lặp lại trong nền văn hóa âm thầm thừa nhận và che đậy chúng". Giáo sư Cho chỉ ra rằng bạo lực học đường vẫn chưa bị xóa bỏ triệt để là do xã hội xem nhẹ bạo lực học đường chỉ là sự ly khai cá nhân trong tuổi thanh thiếu niên hay chấp thuận với suy nghĩ rằng: "Thời của tôi cũng vậy". Ông nói thêm: "Trong thời gian qua, các trường học đã vừa nhấn mạnh chủ nghĩa thành tích và cạnh tranh, lại vừa âm thầm thừa nhận và tiếp tay cho cơ cấu bạo lực liên tục lặp lại ấy. Làn sóng 'Tôi cũng từng bị bạo lực học đường' có ý nghĩa trong việc khơi dậy vấn đề cấu trúc ấy".

Nên tập trung vào "tăng cường hình phạt" hơn là xử lý sau khi xảy ra bạo lực

Cũng có ý kiến cho rằng thay vì tập trung xử lý sau khi bạo lực học đường đã diễn ra như hiện tại, chúng ta nên tập trung vào phòng ngừa hơn. Chúng ta nên bổ sung các giờ giáo dục về bạo lực học đường xen kẽ các giờ dạy văn hóa. Trong quá trình giáo dục hàng ngày, cần phải giáo dục không ngừng nghĩ về vấn đề bạo lực mang tính phản dân chủ và phản nhân tính như thế nào.

Cũng đã có nhiều ý kiến đưa ra từ lâu rằng hình phạt cho bạo lực học đường nên được tăng cường hơn nữa xét trên phương diện phòng ngừa, nhưng vẫn chưa có thay đổi gì.

nu sinh danh nhau ngay di tiem vaccine bao luc hoc duong la hanh vi chua hieu chuyen - anh 0
Việc phục hồi chấn thương tâm lý là cả câu chuyện dài

Nhưng đối với các sự việc đã xảy ra, những hỗ trợ cần thiết đối với việc phục hồi chấn thương tâm lý của nạn nhân phải được thực hiện đầy đủ.

Giáo sư Park Nam Ki cho biết: "Dù các em học sinh bạo lực học đường phải làm tình nguyện hàng chục giờ cũng không thể khiến các em nạn nhân thoát khỏi ám ảnh. Nhà trường cần hỗ trợ, đảm bảo ngân sách và thực hiện đầy đủ chế độ để có thể giúp các em học sinh là nạn nhân được nhận tư vấn trị liệu sau các vụ bạo lực học đường".

Bạo lực ngôn ngữ - vũ khí giết người vô hình

Bạo lực gia đình: Không bao giờ chỉ có một nạn nhân!

Nghe các thủ khoa trả lời bằng "kinh nghiệm tình trường" khi được hỏi về tình yêu học đường

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ